Bi kịch của gia đình bên bến sông
- 14:49 17-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chồng bị liệt, con trai đầu bị câm bẩm sinh, con gái mất sớm, ngẫm lại hoàn cảnh mình người đàn bà chèo đò bên sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) lại ứa nước mắt.
Người dân xóm 8, xã Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh) quá quen thuộc với chiếc thuyền nan cũ kỹ của vợ chồng già bên bến sông Ngàn Sâu. Khi có khách, thuyền chở người qua sông, đêm đến thuyền biến thành lán nhỏ để ba thành viên trong gia đình sinh sống.
Hương Khê vừa trải qua hai trận lũ, tuyến đường xuống bến đò xóm 8 để đi sang xã Hương Giang vẫn lầy lội bùn đất. Thấp thoáng từ xa, dáng bà Trần Thị Sáng nhỏ thó nói vọng tới: "Cẩn thận nhé mọi người, đường trơn, bước lên đò dễ ngã".
72 tuổi, bà Sáng đã hơn 30 năm chèo đò đưa khách qua sông Ngàn Sâu tại bến đò thôn 8. Bị tật bẩm sinh, miệng méo xệch về một bên nên bà nói không rõ chữ. Lấy tay hất nhẹ mái tóc bạc đang xõa trước mặt, bà trầm ngâm kể về cuộc đời buồn của mình.
Năm 18 tuổi, khi đang làm nhân viên Ty Giao thông Hà Tĩnh, bà kết hôn với chàng trai cùng tuổi Nguyễn Văn Thực. Cả hai sinh ra trong gia đình thuần nông, đông anh em nên cuộc sống khó khăn, cùng nhau nương tựa bữa cơm bữa cháo qua ngày. Các con lần lượt ra đời cũng là lúc Ty Giao thông Hà Tĩnh giải thể, năm 1975 bà cùng chồng ra bến đò ở thôn 8 mưu sinh.
Vợ chồng bà Sáng - ông Thực có 4 người con (3 trai, 1 gái). Cả hai có một căn nhà nhỏ lụp xụp ở xã Hương Thủy, do khó khăn nên các con không được ăn học tử tế, ở nhà theo bố mẹ bám sông mưu sinh.
Người con cả là anh Nguyễn Văn Hành (nay 50 tuổi) sinh ra bị câm bẩm sinh, chậm hiểu. 20 tuổi, anh lập gia đình với một cô gái cùng xã. Vì nghèo đói, chồng bệnh tật, người vợ bỏ về nhà ngoại. Hành từ đó trở đi ở vậy với bố mẹ, thỉnh thoảng lên cơn thần kinh, anh chèo đò một mình giữa sông. "Nó luôn nghĩ rằng vợ đi đâu đó rồi về, chứ không biết rằng đã mấy chục năm rồi", bà Sáng cho hay.
Giọng trầm buồn, bà Sáng kể tiếp, năm cô con gái thứ hai 18 tuổi thì tai ương ấp đến. "Một hôm ở nhà một mình, nó bị một người đàn ông trong xã tới cưỡng bức", bà ứa nước mắt. Sau lần bị xâm hại, con gái bà sinh hạ một con gái rồi bỏ lại đi biệt xứ. 28 tuổi cô qua đời vì bệnh nặng không có tiền chữa trị. Cháu gái của bà Sáng nay đã hơn 20 tuổi, cũng đang ở xứ xa.
May mắn mỉm cười cho gia đình khi có hai cậu con trai lấy vợ và lập gia đình, song cuộc sống khó khăn nên cũng không giúp gì được nhiều cho ông bà. Thỉnh thoảng mưa gió, vợ chồng bà lên nhà của người con trai thứ ba trú ngụ.
Chồng bà Sáng bị liệt hai chân từ hàng chục năm nay, lên thuyền phải bò bằng tay, đi trên đường thì phải chống gậy. Bị liệt, song ông thường ngồi trên thuyền, thỉnh thoảng chèo đò, đỡ đần giúp vợ. "Cha mẹ khổ, sinh con ra thấy chúng khổ theo, ngẫm đau lòng lắm nhưng biết làm thế nào. Hơn 30 năm qua, ba người sống trên thuyền này, ai cho gì thì sử dụng, không đòi hỏi", ông Thực nói.
Chiếc thuyền nan cũ kỹ có bếp, nơi treo quần áo, bát đũa để nấu nướng, sinh hoạt. Trước kia, một ngày có một bát cơm đã là vui mừng. Nay khá hơn, bữa cơm vẫn là gạo chợ nước sông, có thêm nhút và cà. Thịt cá thì theo bà Sáng là gần như xa xỉ, hiếm họa lắm hơn một tuần mới tích góp mua được một lần.
"Chèo đò mỗi năm người dân trả cho từ 5 đến 6 kg thóc, nhưng cuối năm thì gia đình mới nhận được. Thỉnh thoảng có nhiều người đi ngang thương hoàn cảnh nên cho thêm ít tiền tiêu. Đôi lúc tôi cũng giăng lưới thả câu trên sông để cải thiện bữa ăn", bà Sáng cho hay.
Chị Thủy (35 tuổi, trú xã Hương Giang) chia sẻ thường xuyên được vợ chồng bà Sáng chở qua sông. Mọi người nghe bà kể hoàn cảnh cũng ứa nước mắt. "Đôi lúc thấy anh Hành ú ớ gọi mẹ trên đò, mọi người đều lặng thinh. Cũng là một đời người, nhưng sao phận bà thật cay đắng", chị Thủy chia sẻ.
Người đàn bà 72 tuổi tâm sự "nhớ, thương các con nhiều lắm". Màn đêm buông xuống, nhiều khi bà ngồi trên mạn thuyền khóc một mình, mấy chục năm qua trong lòng luôn nặng trĩu, nhưng không dám giãi bày. Nói ra bà sợ chồng, các con lại buồn, mất hết tinh thần để cố gắng, nhìn về quãng đời phía trước.
Ông Nguyễn Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy cho biết, gia đình bà Sáng thuộc diện hộ nghèo, để hỗ trợ, chính quyền xã có trợ cấp xã hội cho bà và người con trai mỗi tháng hơn 300.000 đồng. "Tính ra các nguồn trợ cấp và tiền thóc mà người dân trả vào cuối năm thì trung bình mỗi ngày gia đình bà Sáng thu nhập được khoảng 30.000 đồng", ông Thọ nói.
30.000 đồng một ngày, số tiền được chia đều cho 3 người. Hàng ngày, đôi chân, đôi tay của họ vẫn thoăn thoắt đưa đò, dẫu có thoáng buồn nhói trong lòng về quá khứ lẫn hiện tại song vẫn cố gắng động viên nhau vượt qua.
Hương Khê vừa trải qua hai trận lũ, tuyến đường xuống bến đò xóm 8 để đi sang xã Hương Giang vẫn lầy lội bùn đất. Thấp thoáng từ xa, dáng bà Trần Thị Sáng nhỏ thó nói vọng tới: "Cẩn thận nhé mọi người, đường trơn, bước lên đò dễ ngã".
Bến đò nơi gia đình bà Sáng mưu sinh hơn 30 năm qua. Ảnh: Đức Hùng
72 tuổi, bà Sáng đã hơn 30 năm chèo đò đưa khách qua sông Ngàn Sâu tại bến đò thôn 8. Bị tật bẩm sinh, miệng méo xệch về một bên nên bà nói không rõ chữ. Lấy tay hất nhẹ mái tóc bạc đang xõa trước mặt, bà trầm ngâm kể về cuộc đời buồn của mình.
Năm 18 tuổi, khi đang làm nhân viên Ty Giao thông Hà Tĩnh, bà kết hôn với chàng trai cùng tuổi Nguyễn Văn Thực. Cả hai sinh ra trong gia đình thuần nông, đông anh em nên cuộc sống khó khăn, cùng nhau nương tựa bữa cơm bữa cháo qua ngày. Các con lần lượt ra đời cũng là lúc Ty Giao thông Hà Tĩnh giải thể, năm 1975 bà cùng chồng ra bến đò ở thôn 8 mưu sinh.
Vợ chồng bà Sáng - ông Thực có 4 người con (3 trai, 1 gái). Cả hai có một căn nhà nhỏ lụp xụp ở xã Hương Thủy, do khó khăn nên các con không được ăn học tử tế, ở nhà theo bố mẹ bám sông mưu sinh.
Người con cả là anh Nguyễn Văn Hành (nay 50 tuổi) sinh ra bị câm bẩm sinh, chậm hiểu. 20 tuổi, anh lập gia đình với một cô gái cùng xã. Vì nghèo đói, chồng bệnh tật, người vợ bỏ về nhà ngoại. Hành từ đó trở đi ở vậy với bố mẹ, thỉnh thoảng lên cơn thần kinh, anh chèo đò một mình giữa sông. "Nó luôn nghĩ rằng vợ đi đâu đó rồi về, chứ không biết rằng đã mấy chục năm rồi", bà Sáng cho hay.
Nghĩ về con cái, nhiều lúc bà Sáng trầm ngâm một mình rồi ứa nước mắt. Ảnh: Đức Hùng
Giọng trầm buồn, bà Sáng kể tiếp, năm cô con gái thứ hai 18 tuổi thì tai ương ấp đến. "Một hôm ở nhà một mình, nó bị một người đàn ông trong xã tới cưỡng bức", bà ứa nước mắt. Sau lần bị xâm hại, con gái bà sinh hạ một con gái rồi bỏ lại đi biệt xứ. 28 tuổi cô qua đời vì bệnh nặng không có tiền chữa trị. Cháu gái của bà Sáng nay đã hơn 20 tuổi, cũng đang ở xứ xa.
May mắn mỉm cười cho gia đình khi có hai cậu con trai lấy vợ và lập gia đình, song cuộc sống khó khăn nên cũng không giúp gì được nhiều cho ông bà. Thỉnh thoảng mưa gió, vợ chồng bà lên nhà của người con trai thứ ba trú ngụ.
Chồng bà Sáng bị liệt hai chân từ hàng chục năm nay, lên thuyền phải bò bằng tay, đi trên đường thì phải chống gậy. Bị liệt, song ông thường ngồi trên thuyền, thỉnh thoảng chèo đò, đỡ đần giúp vợ. "Cha mẹ khổ, sinh con ra thấy chúng khổ theo, ngẫm đau lòng lắm nhưng biết làm thế nào. Hơn 30 năm qua, ba người sống trên thuyền này, ai cho gì thì sử dụng, không đòi hỏi", ông Thực nói.
Chiếc thuyền nan cũ kỹ có bếp, nơi treo quần áo, bát đũa để nấu nướng, sinh hoạt. Trước kia, một ngày có một bát cơm đã là vui mừng. Nay khá hơn, bữa cơm vẫn là gạo chợ nước sông, có thêm nhút và cà. Thịt cá thì theo bà Sáng là gần như xa xỉ, hiếm họa lắm hơn một tuần mới tích góp mua được một lần.
Ông Thực hai chân bị liệt, mỗi khi đi lại phải chống gậy và có người bên cạnh dìu. Ảnh: Đức Hùng
"Chèo đò mỗi năm người dân trả cho từ 5 đến 6 kg thóc, nhưng cuối năm thì gia đình mới nhận được. Thỉnh thoảng có nhiều người đi ngang thương hoàn cảnh nên cho thêm ít tiền tiêu. Đôi lúc tôi cũng giăng lưới thả câu trên sông để cải thiện bữa ăn", bà Sáng cho hay.
Chị Thủy (35 tuổi, trú xã Hương Giang) chia sẻ thường xuyên được vợ chồng bà Sáng chở qua sông. Mọi người nghe bà kể hoàn cảnh cũng ứa nước mắt. "Đôi lúc thấy anh Hành ú ớ gọi mẹ trên đò, mọi người đều lặng thinh. Cũng là một đời người, nhưng sao phận bà thật cay đắng", chị Thủy chia sẻ.
Người đàn bà 72 tuổi tâm sự "nhớ, thương các con nhiều lắm". Màn đêm buông xuống, nhiều khi bà ngồi trên mạn thuyền khóc một mình, mấy chục năm qua trong lòng luôn nặng trĩu, nhưng không dám giãi bày. Nói ra bà sợ chồng, các con lại buồn, mất hết tinh thần để cố gắng, nhìn về quãng đời phía trước.
Ông Nguyễn Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy cho biết, gia đình bà Sáng thuộc diện hộ nghèo, để hỗ trợ, chính quyền xã có trợ cấp xã hội cho bà và người con trai mỗi tháng hơn 300.000 đồng. "Tính ra các nguồn trợ cấp và tiền thóc mà người dân trả vào cuối năm thì trung bình mỗi ngày gia đình bà Sáng thu nhập được khoảng 30.000 đồng", ông Thọ nói.
30.000 đồng một ngày, số tiền được chia đều cho 3 người. Hàng ngày, đôi chân, đôi tay của họ vẫn thoăn thoắt đưa đò, dẫu có thoáng buồn nhói trong lòng về quá khứ lẫn hiện tại song vẫn cố gắng động viên nhau vượt qua.
Tác giả bài viết: Đức Hùng
Nguồn tin: