Tổng Thư ký Quốc hội: Ra nghị quyết cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng cũng… khó
- 07:36 17-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nói về một phương án xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng được đề xuất là Quốc hội ban hành nghị quyết cảnh cáo về mặt chính trị đối với nguyên Bộ trưởng Công thương, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phân tích, cảnh cáo cũng là một hình thức kỷ luật đòi hỏi phải có căn cứ pháp lý mới có thể áp dụng.
► Chọn mức “cảnh cáo” thì đủ quy định để kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng
► Cách chức cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng rất thiếu khả thi
► Bộ trưởng Công thương: Vụ ông Vũ Huy Hoàng 'sai đâu sửa đó'
► Vì sao cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị đề nghị cảnh cáo?
► Vụ ông Vũ Huy Hoàng: Tiếp tục điều tra để xử lý nghiêm
Trao đổi bên hành lang Quốc hội sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân về việc khó “cách chức” nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng vì pháp luật hiện tại chưa có quy định để xử lý kỷ luật cán bộ công chức khi không còn đảm nhận chức vụ, Tổng Thư ký Quốc hội xác nhận, chưa có phương án nào về quy trình xử lý được báo cáo.
“Đến thời điểm này, Chính phủ cũng vẫn đang nghiên cứu, chưa thống nhất quan điểm, chưa có phương án nào được trình sang Quốc hội. Khi nào Chính phủ trình sang, các cơ quan của Quốc hội mới có ý kiến được” – ông Hạnh Phúc giải thích.
Về thông tin Bộ Nội vụ có xây dựng một phương án để Chính phủ thảo luận là đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết cảnh cáo về mặt chính trị với ông Vũ Huy Hoàng chứ không áp dụng hình thức kỷ luật cách chức tương đương với hình thức kỷ luật bên Đảng đã thực hiện, Tổng Thư ký Quốc hội cũng chỉ rõ những điểm vướng mắc.
“Nghị quyết cảnh cáo chính trị thì cũng phải trên cơ sở gì, điều luật nào. Cảnh cáo cũng là một hình thức kỷ luật chứ. Nhưng pháp luật không có quy định nào, căn cứ nào để cảnh cáo cán bộ khi đã dời hệ thống công vụ? Ngay cả phương án này cũng khó chứ có phải thực hiện được ngay đâu” – ông Nguyễn Hạnh Phúc phân tích.
Trước đó, cũng đã có những hướng gợi ý là chọn hình thức kỷ luật “cảnh cáo” sẽ hợp lý, khả thi vì luật Cán bộ công chức có điều khoản quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức vi phạm là 24 tháng kể từ thời điểm hành vi vi phạm xảy ra (không nhất thiết là kỷ luật trong bối cảnh người vi phạm còn công tác hay không). Tuy nhiên, điểm vướng mắc khác nằm ở chỗ, ông Vũ Huy Hoàng khi đó đảm nhận chức vụ Bộ trưởng, do Thủ tướng giới thiệu, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm. Nay Quốc hội khoá XIII đã kết thúc, cả người giới thiệu, người bổ nhiệm và người được bổ nhiệm đều đã nghỉ công tác. Câu hỏi đặt ra, Quốc hội khoá mới có thể ra Nghị quyết kỷ luật một chức danh do Quốc hội khoá trước phê chuẩn và cũng đã miễn nhiệm?
► Cách chức cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng rất thiếu khả thi
► Bộ trưởng Công thương: Vụ ông Vũ Huy Hoàng 'sai đâu sửa đó'
► Vì sao cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị đề nghị cảnh cáo?
► Vụ ông Vũ Huy Hoàng: Tiếp tục điều tra để xử lý nghiêm
Trao đổi bên hành lang Quốc hội sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân về việc khó “cách chức” nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng vì pháp luật hiện tại chưa có quy định để xử lý kỷ luật cán bộ công chức khi không còn đảm nhận chức vụ, Tổng Thư ký Quốc hội xác nhận, chưa có phương án nào về quy trình xử lý được báo cáo.
“Đến thời điểm này, Chính phủ cũng vẫn đang nghiên cứu, chưa thống nhất quan điểm, chưa có phương án nào được trình sang Quốc hội. Khi nào Chính phủ trình sang, các cơ quan của Quốc hội mới có ý kiến được” – ông Hạnh Phúc giải thích.
Về thông tin Bộ Nội vụ có xây dựng một phương án để Chính phủ thảo luận là đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết cảnh cáo về mặt chính trị với ông Vũ Huy Hoàng chứ không áp dụng hình thức kỷ luật cách chức tương đương với hình thức kỷ luật bên Đảng đã thực hiện, Tổng Thư ký Quốc hội cũng chỉ rõ những điểm vướng mắc.
“Nghị quyết cảnh cáo chính trị thì cũng phải trên cơ sở gì, điều luật nào. Cảnh cáo cũng là một hình thức kỷ luật chứ. Nhưng pháp luật không có quy định nào, căn cứ nào để cảnh cáo cán bộ khi đã dời hệ thống công vụ? Ngay cả phương án này cũng khó chứ có phải thực hiện được ngay đâu” – ông Nguyễn Hạnh Phúc phân tích.
Trước đó, cũng đã có những hướng gợi ý là chọn hình thức kỷ luật “cảnh cáo” sẽ hợp lý, khả thi vì luật Cán bộ công chức có điều khoản quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức vi phạm là 24 tháng kể từ thời điểm hành vi vi phạm xảy ra (không nhất thiết là kỷ luật trong bối cảnh người vi phạm còn công tác hay không). Tuy nhiên, điểm vướng mắc khác nằm ở chỗ, ông Vũ Huy Hoàng khi đó đảm nhận chức vụ Bộ trưởng, do Thủ tướng giới thiệu, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm. Nay Quốc hội khoá XIII đã kết thúc, cả người giới thiệu, người bổ nhiệm và người được bổ nhiệm đều đã nghỉ công tác. Câu hỏi đặt ra, Quốc hội khoá mới có thể ra Nghị quyết kỷ luật một chức danh do Quốc hội khoá trước phê chuẩn và cũng đã miễn nhiệm?
Tác giả bài viết: P.Thảo
Nguồn tin: