Đảo Mắt - nơi từng chôn vùi 10 khu trục hạm quân thù
- 07:00 16-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đảo Mắt thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, cách đất liền 24km. Với độ cao 218 m so với mực nước biển, diện tích tự nhiên 2,2km2, đảo Mắt có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung bộ.
Đảo Mắt vững chãi giữa biển khơi
Đảo Mắt gồm hai hòn đảo lớn, nhỏ nối với nhau, từ đất liền nhìn ra cân như cặp mắt, nên dân gian gọi là đảo Mắt. Và đúng như tên gọi, đảo Mắt là mắt biển, nơi canh giữ biển trời, nơi bảo vệ ngư dân trên biển…
Đảo Mắt gồm hai hòn đảo lớn, nhỏ nối với nhau, từ đất liền nhìn ra cân như cặp mắt, nên dân gian gọi là đảo Mắt. Và đúng như tên gọi, đảo Mắt là mắt biển, nơi canh giữ biển trời, nơi bảo vệ ngư dân trên biển…
Chiến sĩ Đảo Mắt sẵn sàng chiến đấu
Sách Nghệ An ký của Hoàng Giáp Bùi Dương Lịch (thời cuối Lê đầu Nguyễn) đã viết: “Đó là một hòn đảo nhỏ, án ngữ một vùng của biển Đan Nhai, trông vào đất liền, canh giữ kẻ xâm lăng dòm ngó”. Theo các nhà quân sự thì đảo Mắt với vị trí, độ cao chiến lược, chính là “con mắt” gìn giữ bình yên suốt cả vùng duyên hải Bắc Trung bộ.
Cách đây 53 năm, ngày 31/3/1963, Đại đội 32 của Sư đoàn 324 đã có mặt tại đảo Mắt để bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc. Trên đảo hiện có nhà bia tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh giữ đảo và bảng ghi truyền thống về một thời oanh liệt của Đại đội 32: đã đánh 297 lượt máy bay, 64 trận với tàu chiến, bắn cháy 10 khu trục hạm, 2 tàu dương hạm, 1 tàu biệt kích, đánh giải vây cho 3.210 lượt thuyền, cứu vớt 172 người bị nạn… Năm 1973, đảo vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.
Cấu tạo địa chất của đảo Mắt gần như hoàn toàn là đá, những hòn đá gối chồng lên nhau. Thế nhưng đảo Mắt vẫn được bao phủ bởi một thảm thực vật khá phong phú. Ở đây có loài sung được xem là biểu tượng của đảo. Sung mọc lên từ những kẽ đá. Thân cây sung không cao lớn như sung ở đất liền nhưng lại hết sức rắn rỏi và vững chắc. Cùng với loài sung, cây đa cũng mọc khá nhiều. Những cây đa cổ thụ, rễ ôm lấy từng khối đá như tinh thần và sức mạnh của những người lính đảo quanh năm đối mặt với sóng gió.
Trên đảo có ngọn hải đăng cao 201,8m được hoàn thành năm 2004, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng xác định đúng hướng.
Cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Mắt được khánh thành và bàn giao vào ngày 9/9/2015. Đây là một trong những công trình của tuổi trẻ Việt Nam thiết thực hướng về biển đảo quê hương. Lá cờ Tổ quốc kiêu hãnh tung bay là lời thề sắt son của người lính đảo với nhiệm vụ canh giữ biển trời quê hương, đồng thời cũng là điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển.
Đảo Mắt hôm nay đã có nhiều thay đổi. Sự thay đổi bởi những nỗ lực vượt khó của những người lính và sự quan tâm của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An.
Về sự tích tên gọi đảo Mắt
Trong dân gian Cửa Lò (Nghệ An) còn lưu giữ một truyền thuyết cổ tích: “Nàng Tố Nương mỏi mắt trông chồng” nói về hòn đảo này. Tố Nương quê ở vùng An Lạc, Sơn Tây. Chồng nàng quê ở Hàm Hoan, nay là xứ Nghệ An. Vợ chồng đều là tướng lĩnh của Hai Bà Trưng. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng họ lưu lạc mỗi người một nơi. Tố Nương quyết định dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng. Gần đến nơi, không may thuyền bị bão, dạt vào đảo Quỳnh Nhai (đảo Mắt). Đến đây, nàng không còn sức lực và phương tiện để vào đất liền, đành phải ở lại trên đảo, ngày đêm đưa mắt nhìn vào quê chồng. Cái tên đảo Mắt (Nhãn Sơn) có từ đó.
Tác giả bài viết: Kim Chung, TTXVN (tổng hợp)
Nguồn tin: