Vì sao lương hưu của lực lượng vũ trang cao?
- 17:11 14-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân lý giải: Lực lượng vũ trang được ưu đãi hưởng lương hưu cao do có nhân tố đặc biệt.
Có ý kiến nhận định, theo luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, nếu đủ 25 năm công tác là có thể về hưu, do vậy, có người khi nghỉ hưu mới chỉ 45-50 tuổi nên rất lãng phí nguồn nhân lực.
Nguyên Thứ trưởng cho biết, Bộ LĐ-TB-XH sẽ cùng với các cơ quan trao đổi thêm và sẽ có ý kiến với Bộ Quốc phòng để đưa ra tính toán cụ thể vì sĩ quan quân nhân đã có luật chuyên ngành quy định.
Nguyên Thứ trưởng cho biết, Bộ LĐ-TB-XH sẽ cùng với các cơ quan trao đổi thêm và sẽ có ý kiến với Bộ Quốc phòng để đưa ra tính toán cụ thể vì sĩ quan quân nhân đã có luật chuyên ngành quy định.
Nguyên Thứ trưởng Phạm Minh Huân
Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho hay, luật chuyên ngành quy định lực lượng vũ trang có quyền như vậy và không thể so sánh với lực lượng vũ trang.
“Lực lượng vũ trang làm công việc không phải ai cũng làm được như: bảo vệ biển đảo Tổ quốc, an ninh trật tự… Do vậy, đương nhiên Nhà nước phải có chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực này ở mức độ phù hợp”, ông Liệu nói.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH cho biết thêm, QH khóa 13 đã sửa luật Sĩ quan quân đội nhân dân, sau đó có sửa tuổi đối với quân nhân chuyên nghiệp nên về mặt tuổi đã được điều chỉnh một bước khi nâng lên một số quân hàm, quân hiệu. Trong đó, công nhân, quân nhân viên chức quốc phòng cũng được điều chỉnh một số lĩnh vực thêm tối đa 5 tuổi.
Ông Phạm Minh Huân lý giải, lực lượng vũ trang được ưu đãi là do có nhân tố đặc biệt, nhưng cũng cần phải tính toán để quá trình đóng BHXH và quá trình hưởng lương hưu được cân đối.
“Đối với lực lượng vũ trang BHXH cần phải hạch toán cho rõ, phần hưởng nhiều hơn mức đóng thì phần chênh bên nào chi trả”, ông Huân nói.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, khi làm bộ luật Lao động và luật BHXH, Ủy ban Các vấn đề xã hội cũng đề nghị BHXH Việt Nam phải hạch toán rành rọt quỹ của các ngành, các lĩnh vực. Ví dụ, nếu Nhà nước ưu đãi lực lượng vũ trang thì phần lương hưu tăng lên do ưu đãi đó thì ngân sách nhà nước phải chịu trách nhiệm
Ông Liệu cũng cho biết, về mặt chính sách nếu là chính sách đãi ngộ với lực lượng vũ trang thì ngân sách nhà nước cũng cần phải hỗ trợ để cân bằng quỹ giữa mức đóng và mức hưởng. BHXH Việt Nam đang tính toán cân đối quỹ để báo cáo Chính phủ có chính sách chung về việc này.
Lương hưu không phải để làm giàu
Hiện nay mức trần hưởng lương hưu ở nước ta được cho là quá cao so với các nước trong khu vực khi mức hưởng lương hưu tối đa bằng 75% lương.
Ông Bùi Sỹ Lợi lý giải, bản chất của 15 năm đầu đóng BHXH chúng ta cho hưởng 45% là do khi đó thực chất mới tương đương với 33%. Nhưng do đời sống khó khăn nên chúng ta nâng thêm 7% để cho đạt mức 45%.
Do vậy, ở đỉnh cao của chúng ta đối với nam 30 năm công tác, nữ 25 năm công tác, mỗi năm nữ tăng 3%, nam 2% nên đạt mức tối đa là 75% lương.
Cả nước hiện nay có khoảng 200 ngàn người hưởng lương hưu trên 10 triệu đồng/tháng (Ảnh minh họa)
Theo ông Lợi, người lao động khi về hưu không phải hưởng lương hưu để làm giàu, mà chỉ để tái tạo, bù đắp chi phí lao động trong thời gian công tác. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở nước ta vẫn có 200 ngàn người hưởng lương hưu trên 10 triệu đồng/tháng. Lương hưu này bản chất không đúng nghĩa bù đắp nên về lâu dài cần phải tính toán cho phù hợp.
Đã đến lúc dứt khoát phải tính tuổi nghỉ hưu như thế nào cho hợp lý để đảm bảo với nền kinh tế đất nước đang phát triển.
Điều quan trọng là phải đáp ứng được quan hệ của thị trường lao động. Sẽ đến lúc thị trường lao động rất khó khăn khi cung lao động thấp hơn cầu sử dụng.
Đồng quan điểm, ông Huân nhận định quá trình tăng tuổi hưu là bắt buộc phải làm để ổn định lâu dài. Nhất là trong điều kiện nhiều nhà nghiên cứu nói đất nước ta “chưa giàu đã già” nên vấn đề gánh nặng an sinh xã hội sẽ rất lớn. Điều này các nước phát triển đã trải qua.
Tác giả bài viết: Vũ Điệp
Nguồn tin: