9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư nhưng hầu hết mọi người đều không biết mà bỏ qua
- 16:24 14-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dù là bệnh nan y nguy hiểm như ung thư, nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh thành công vẫn là rất khả quan. Nhưng phát hiện sớm bằng cách nào? Theo các chuyên gia, thật ra có những dấu hiệu đã xuất hiện từ rất sớm, nhỏ nhoi và dễ nhầm lẫn nhưng nếu biết cách để nhận ra sớm là bạn đã tự cứu được mạng mình:
Nổi khối u dưới da
Tự kiểm tra ngực mỗi tháng là việc nhiều chị em vẫn được khuyên thực hiện để phát hiện ra những khối u ở mô ngực và những bất thường khác, nếu chẳng may có. Và không chỉ ở ngực, việc tự kiểm tra này còn cần được thực hiện ở những phần cơ thể khác nữa. Bạn càng hiểu cơ thể mình bao nhiêu thì càng dễ dàng nhận ra, phát hiện được những khối u nhỏ trước khi chúng phát triển thành khối u lớn hơn và nguy hiểm hơn nhiều.
(Ảnh: Internet)
Da ngứa
Cơ thể chúng ta đối xử với ung thư cũng tương tự như với các loại vi khuẩn: hệ miễn dịch sẽ dùng các tế bào bạch cầu để cố gắng tiêu diệt chúng, và việc này làm tăng lượng máu đến vùng đang bị tế bào ung thư tấn công, khiến vùng da nơi này ấm lên, đỏ lên hoặc đổi sắc, cảm giác căng tức hoặc ngứa ngáy.
Vết thương không lành
Nếu bạn nhận thấy vết xước hoặc vết thương trên da mất rất nhiều thời gian mới lành, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư đã xuất hiện và đang phát triển trong cơ thể bạn. Lý do là hệ miễn dịch của chúng ta cần có những ưu tiên hành động, và rõ ràng tiêu diệt ung thư là ưu tiên hàng đầu còn những vết thương khác không quan trọng bằng.
Sưng ở miệng hoặc lưỡi
Những vết sưng xuất hiện bên trong miệng, nướu răng hoặc họng, đặc biệt là nếu chúng có màu trắng, đều cần được kiểm tra bởi người có chuyên môn y tế.
Khó nuốt hoặc mất cảm giác thèm ăn
Nếu quá trình tiêu hóa bị gián đoạn, bạn gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hay thức uống, bạn bị khó tiêu hoặc mất cảm giác thèm ăn, bạn nên nghĩ đến chuyện đi khám càng sớm càng tốt, vì việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận dưỡng chất của cơ thể.
Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Bất cứ bất thường nào xảy ra với hoạt động bình thường của hệ bài tiết, kéo dài hơn 2 ngày đều cần được lưu tâm. Đặc biệt, nếu bạn thấy có máu trong phân, đó có thể là dấu hiệu ung thư ruột kết phải được bác sỹ đánh giá.
Không chỉ việc "đi nặng" mà "đi nhẹ" cũng có thể cho bạn thấy vấn đề. Nếu cơ thể bạn khỏe mạnh, các chức năng của bàng quang cũng bình thường. Ngược lại, nếu bạn nhận thấy sự thay đổi ở lực chảy của dòng nước tiểu, màu sắc, mùi, xuất hiện bọt hoặc có lẫn máu trong nước tiểu... đó đều là những dấu hiệu cần được kiểm tra ngay.
Chảy máu
Máu luôn là vấn đề, đặc biệt là máu chảy một cách bất thường, từ tử cung, núm vú...
(Ảnh: Internet)
Thay đổi ở giọng nói
Ung thư thanh quản có thể gây ra sự thay đổi ở cao độ và âm điệu của giọng nói. Nếu bạn tự nhận thấy hoặc được ai đó cho biết về sự thay đổi ở giọng nói của mình, hãy đi kiểm tra.
Ho liên tục
Ung thư phổi, thực quản, cuống họng, thậm chí cả ung thư dạ dày cũng có thể gây ho liên tục. Nếu bạn không chỉ ho mà còn thấy đau, hoặc ho ra máu, hãy đi khám ngay. Những cơn ho kéo dài hơn 1-2 tuần cũng không phải là chuyện bình thường.
Tác giả bài viết: Luna
Nguồn tin: