Vụ bêu tên con vì bố mẹ không đóng phí: "Phải xin lỗi dân ngay!"
- 16:28 10-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngay sau khi báo Dân trí phản ánh việc chính quyền xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh dùng cả biện pháp bêu tên học sinh trên loa phóng thanh xã để "nhắc nhở" bố mẹ đóng phí, nhiều cơ quan chức năng tại tỉnh này đã vào cuộc.
► Vụ bêu tên con vì bố mẹ không đóng phí: Hộ nghèo cũng không tha
► Hà Tĩnh: Bêu tên học sinh trên loa phóng thanh xã vì phụ huynh không đóng phí
Ngày 9/11, Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện - ông Đặng Quốc Cương - đã ký công văn chỉ đạo UBND huyện khẩn trương vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc báo nêu, báo cáo thường trực Huyện ủy trước ngày 11/11/2016.
Cũng trong ngày 9/11, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông (TTTT) tỉnh Hà Tĩnh, ông Phan Tấn Linh, đã ký công văn gửi Phòng Văn hóa - thông tin (VHTT) của huyện Cẩm Xuyên xác minh, làm rõ vụ việc, báo cáo Sở này trước ngày 11/11/2016 để Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Sở TTTT Hà Tĩnh cũng đồng thời yêu cầu Phòng VHTT huyện Cẩm Xuyên chấn chỉnh ngay việc sử dụng hệ thống truyền thanh cơ sở, tăng cường kiểm duyệt nội dung trước khi đăng phát.
"Hệ thống loa truyền thanh cơ sở là để tuyên truyền những chính sách, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, không bao gồm cả việc sử dụng vào những việc làm sai trái, ảnh hưởng đến người dân như thế. Vì thế khi Dân trí nêu vụ việc, chúng tôi có ngay công văn để chấn chỉnh các địa phương sử dụng đúng mục đích, phát huy vai trò của truyền thanh cơ sở" - ông Tấn Linh nhấn mạnh.
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, việc chính quyền xã bêu tên học sinh trên hệ thống truyền thanh xã là vi phạm quyền được tôn trọng của trẻ em, gây tổn thương đến tinh thần của trẻ nhỏ. Ngay khi nhận được thông tin, Sở đã chỉ đạo Phòng Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em vào cuộc.
"Phải nghiêm túc nhận lỗi trước dân"
Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, ngày 10/11, nhiều cơ quan chức năng của UBND huyện Cẩm Xuyên đã khẩn trương vào cuộc.
Trao đổi nhanh với PV Dân trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Trần Hữu Duyệt cho hay, các phòng, ban của huyện đã về xã Cẩm Thăng làm rõ các vấn đề báo nêu. Dù đang trong thời gian xác minh, tuy nhiên, qua tìm hiểu nhanh từ cơ sở, ông Duyệt nêu hai vấn đề mà chính quyền xã Cẩm Thăng đã làm sai.
Một là, theo ông Duyệt, việc nêu tên học sinh trên loa phóng thanh xã để thu tiền trả nợ công trình là hoàn toàn sai trái: “Dù có biện minh, giải thích gì đi nữa thì đó là việc làm không thể chấp nhận được, luật pháp và tính nhân văn không bao giờ cho phép anh làm chuyện đó. Riêng cái này chính quyền xã phải cho mời người dân lên, phải nghiêm túc nhận lỗi, xin lỗi người dân ngay”.
Hai là, quy trình thực hiện thu tiền đối ứng trả nợ công trình mà chính quyền xã Cẩm Thăng thực hiện chưa nhuần nhuyễn, có biểu hiện thiếu dân chủ cơ sở. Theo đó, phần tiền đối ứng xây công trình nhà học tập đa chức năng là tiền người dân đóng góp tự nguyện, người có điều kiện góp nhiều, người không có điều kiện góp ít hơn; hộ nghèo, các đối tượng chính sách thì không được huy động. Ở đây xã cào bằng, hộ nghèo cũng phải đóng tiền nên người dân phản ứng là có cơ sở.
“Dù có nghị quyết hội đồng đưa ra, nhưng nếu không đúng, người dân không đồng tình thì phải xem lại, tính toán lại. Ngay cả Chính phủ, Quốc hộc cũng thế, nếu chính sách đưa ra mà không phù hợp cũng phải thay đổi, không thể cứng nhắc” – ông Duyệt nêu quan điểm.
► Hà Tĩnh: Bêu tên học sinh trên loa phóng thanh xã vì phụ huynh không đóng phí
Ngày 9/11, Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện - ông Đặng Quốc Cương - đã ký công văn chỉ đạo UBND huyện khẩn trương vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc báo nêu, báo cáo thường trực Huyện ủy trước ngày 11/11/2016.
Công văn chỉ đạo UBND huyện kiểm tra, làm rõ nội dung Dân trí phản ánh của Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên.
Cũng trong ngày 9/11, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông (TTTT) tỉnh Hà Tĩnh, ông Phan Tấn Linh, đã ký công văn gửi Phòng Văn hóa - thông tin (VHTT) của huyện Cẩm Xuyên xác minh, làm rõ vụ việc, báo cáo Sở này trước ngày 11/11/2016 để Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Sở TTTT Hà Tĩnh cũng đồng thời yêu cầu Phòng VHTT huyện Cẩm Xuyên chấn chỉnh ngay việc sử dụng hệ thống truyền thanh cơ sở, tăng cường kiểm duyệt nội dung trước khi đăng phát.
"Hệ thống loa truyền thanh cơ sở là để tuyên truyền những chính sách, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, không bao gồm cả việc sử dụng vào những việc làm sai trái, ảnh hưởng đến người dân như thế. Vì thế khi Dân trí nêu vụ việc, chúng tôi có ngay công văn để chấn chỉnh các địa phương sử dụng đúng mục đích, phát huy vai trò của truyền thanh cơ sở" - ông Tấn Linh nhấn mạnh.
Công văn chỉ đạo của Sở TTTT Hà Tĩnh.
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, việc chính quyền xã bêu tên học sinh trên hệ thống truyền thanh xã là vi phạm quyền được tôn trọng của trẻ em, gây tổn thương đến tinh thần của trẻ nhỏ. Ngay khi nhận được thông tin, Sở đã chỉ đạo Phòng Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em vào cuộc.
"Phải nghiêm túc nhận lỗi trước dân"
Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, ngày 10/11, nhiều cơ quan chức năng của UBND huyện Cẩm Xuyên đã khẩn trương vào cuộc.
Trao đổi nhanh với PV Dân trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Trần Hữu Duyệt cho hay, các phòng, ban của huyện đã về xã Cẩm Thăng làm rõ các vấn đề báo nêu. Dù đang trong thời gian xác minh, tuy nhiên, qua tìm hiểu nhanh từ cơ sở, ông Duyệt nêu hai vấn đề mà chính quyền xã Cẩm Thăng đã làm sai.
Một là, theo ông Duyệt, việc nêu tên học sinh trên loa phóng thanh xã để thu tiền trả nợ công trình là hoàn toàn sai trái: “Dù có biện minh, giải thích gì đi nữa thì đó là việc làm không thể chấp nhận được, luật pháp và tính nhân văn không bao giờ cho phép anh làm chuyện đó. Riêng cái này chính quyền xã phải cho mời người dân lên, phải nghiêm túc nhận lỗi, xin lỗi người dân ngay”.
Hai là, quy trình thực hiện thu tiền đối ứng trả nợ công trình mà chính quyền xã Cẩm Thăng thực hiện chưa nhuần nhuyễn, có biểu hiện thiếu dân chủ cơ sở. Theo đó, phần tiền đối ứng xây công trình nhà học tập đa chức năng là tiền người dân đóng góp tự nguyện, người có điều kiện góp nhiều, người không có điều kiện góp ít hơn; hộ nghèo, các đối tượng chính sách thì không được huy động. Ở đây xã cào bằng, hộ nghèo cũng phải đóng tiền nên người dân phản ứng là có cơ sở.
“Dù có nghị quyết hội đồng đưa ra, nhưng nếu không đúng, người dân không đồng tình thì phải xem lại, tính toán lại. Ngay cả Chính phủ, Quốc hộc cũng thế, nếu chính sách đưa ra mà không phù hợp cũng phải thay đổi, không thể cứng nhắc” – ông Duyệt nêu quan điểm.
Tác giả bài viết: Văn Dũng
Nguồn tin: