Đề án ngoại ngữ 2020 tại Nghệ An: Thành quả còn quá… khiêm tốn
- 10:58 07-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" (gọi tắt là Đề án ngoại ngữ 2020) là đề án quan trọng của Bộ GD&ĐT với nguồn kinh phí lên đến gần 9.400 tỷ đồng đầu tư cho dạy và học ngoại ngữ trong cả nước. Đề án có hiệu lực từ năm 2008, đến năm 2010, Nghệ An chính thức triển khai. Đã 6 năm thực hiện, thành quả của việc thực hiện Đề án tại Nghệ An, cũng như nhiều tỉnh, thành khác còn quá khiêm tốn so với mục tiêu đề ra.
Nhiều mục tiêu không khả thi.
Kết quả đầu tiên sau 6 năm thực hiện đề án phải kể đến là thành tích mũi nhọn. HSG quốc gia môn tiếng Anh tăng cả về số lượng, chất lượng qua từng năm học. Trong các cuộc giao lưu, sân chơi về Tiếng Anh, HS Nghệ An luôn nằm trong tốp dẫn đầu cả nước, như thi tiếng Anh trên mạng (IOE)...
Về kết quả đại trà, mặc dù là tỉnh có đến 10/20 huyện miền núi nhưng hết năm học 2015-2016, toàn tỉnh được trang bị 432 phòng học tiếng, từ đó nâng cao chất lượng dạy học NN. Đến nay, đã có trên 358/ 5 43 trường tiểu học, đạt tỉ lệ gần 66% trường được học chương trình Tiếng Anh 10 năm. Tuy nhiên, với các cấp học tiếp theo là THCS và THPT thì tỉ lệ phủ chương trình Tiếng Anh 10 của đề án ngoại ngữ 2020 quá khiêm tốn. Trường THCS cả tỉnh mới chỉ có 83/409 trường, đạt tỉ lệ hơn 20%, cấp THPT mới chỉ có 3 /89 trường dạy chương trình Tiếng Anh 10 năm. Những kết quả đạt được ít ỏi này cũng chủ yếu thuộc về các trường học thành phố và vùng trung tâm các huyện, thị.
Kết quả đầu tiên sau 6 năm thực hiện đề án phải kể đến là thành tích mũi nhọn. HSG quốc gia môn tiếng Anh tăng cả về số lượng, chất lượng qua từng năm học. Trong các cuộc giao lưu, sân chơi về Tiếng Anh, HS Nghệ An luôn nằm trong tốp dẫn đầu cả nước, như thi tiếng Anh trên mạng (IOE)...
Về kết quả đại trà, mặc dù là tỉnh có đến 10/20 huyện miền núi nhưng hết năm học 2015-2016, toàn tỉnh được trang bị 432 phòng học tiếng, từ đó nâng cao chất lượng dạy học NN. Đến nay, đã có trên 358/ 5 43 trường tiểu học, đạt tỉ lệ gần 66% trường được học chương trình Tiếng Anh 10 năm. Tuy nhiên, với các cấp học tiếp theo là THCS và THPT thì tỉ lệ phủ chương trình Tiếng Anh 10 của đề án ngoại ngữ 2020 quá khiêm tốn. Trường THCS cả tỉnh mới chỉ có 83/409 trường, đạt tỉ lệ hơn 20%, cấp THPT mới chỉ có 3 /89 trường dạy chương trình Tiếng Anh 10 năm. Những kết quả đạt được ít ỏi này cũng chủ yếu thuộc về các trường học thành phố và vùng trung tâm các huyện, thị.
Dạy - học Tiếng Anh "chay" là tình trạng phổ biến trong các trường học trên địa bàn...
Như vậy, mục tiêu đến năm học 2019-2020, 100% trường Tiểu học, THCS dạy chương trình tiếng Anh như đề án đề ra là bất khả thi, bởi thời hạn thực hiện đề án chỉ còn 4 năm mà Tiểu học còn trên 34%, nhất là THCS –THPT có trên 80-90% số trường chưa triển khai. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các trường nông thôn, miền núi nên khả năng triển khai càng khó khăn hơn. Đơn cử như THCS Trà Lân – một trong những trường có chất lượng giáo dục tốt nhất khu vực miền núi, đặc biệt là Tiếng Anh, nhưng đến thời điểm này, trường vẫn chưa có GV nào đạt chuẩn khung năng lực ngoại ngữ.
Chưa có giáo viên đạt chuẩn nhưng nếu có thì THCS Trà Lân cũng chưa có HS. Đến thời điểm này, Con Cuông chỉ có duy nhất trường TH Mậu Đức trong tổng số 20 trường Tiểu học của huyện dạy chương trình Tiếng Anh 10 năm. Cả huyện chỉ có 4/29 GV có trình độ B2, đủ điều kiện dạy Tiêng Anh bậc TH và THCS. Trên địa bàn cả tỉnh, tính đến cuối năm 2015, mới chỉ có 36,4% GV Tiểu học đạt chuẩn khung năng lực ngoại ngữ châu Âu hoặc khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam , 14,6% giáo viên THCS và thậm chí THPT chỉ có 5,6% GV đạt trình độ C1 nội bộ để có thể giảng dạy Tiếng Anh theo đề án.
Một số GV Tiếng Anh cải thiện việc dạy chay bằng cách tự trang bị chiếc loa mini và điện thoại để lưu file tiếng
Tình trạng GV tiếng Anh vừa thiếu lại yếu đã không đạt được mục tiêu Đề án đã đành mà mà còn là nguyên nhân dẫn đến chất lượng yếu kém của môn học này trong trường phổ thông. Một minh chứng cho kết quả đó chính là điểm thi môn tiếng Anh trong 2 kì thi THPT quốc gia năm 2015 và 2016, Tiếng anh là môn thi có phổ điểm thấp nhất.
Mục tiêu lớn, kết quả quá khiêm tốn, do đâu?
Có thể thấy, một số mục tiêu cơ bản nhưng cũng là các mục tiêu quan trọng đã không đạt được, như về chất lượng đội ngũ; diện phủ chương trình Tiếng Anh 10 năm ở các trường phổ thông… bắt nguồn từ nguyên nhân chính yếu nào?
Đội ngũ giáo viên được xác định là nguyên nhân ban đầu. Để dạy - học chương trình Tiếng Anh 10 năm của Đề án Ngoại ngữ 2020 thì học sinh phải được học tiếng Anh bắt buộc từ lớp 3. Trong khi đó, GV biên chế cho môn học này ở Tiểu học lại chưa đủ. Chẳng hạn tại trường Tiểu học Chi Khê - Con Cuông, đây là trường chuẩn QG gia đoạn 2 đã 9 năm, thế nhưng, vì không có biên chế GV dạy Tiếng Anh theo yêu cầu của trường chuẩn QG phải nên nhiều năm nay, trường phải “mượn” giáo viên để giảng dạy tiếng Anh tự chọn. Cô Nguyễn Thị Dung - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Sở dĩ, trường chưa thể dạy Tiếng Anh bắt buộc cho học sinh vì trường chưa có giáo viên. Những tiết tự chọn còn lại, nhà trường đang phải “nhờ” giáo viên của Trường THCS Chi Khê giảng dạy dưới hình thức dạy liên trường.
Điểm yếu nhất của GV Ngoại ngữ được nhận định là khả năng nghe - nói.
Khó khăn về đội ngũ không chỉ diễn ra ở trường Tiểu học Chi Khê mà trong cả huyện. Mặc dù có đến 34 trường (14 trường THCS và 20 trường tiểu học) nhưng hiện chỉ có 17 trường tổ chức dạy Tiếng Anh cho học sinh (trong đó có 14 trường THCS và 3 trường tiểu học). Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, phụ trách môn Tiếng Anh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông: Nguyên nhân chính bởi hiện tại, không có biên chế giáo viên Tiếng Anh cấp Tiểu học. GV tiếng Anh ở Con Cuông không chỉ thiếu mà còn chưa đạt chuẩn theo như yêu cầu. Việc thi để lấy chứng chỉ cũng còn nhiều khó khăn, và hiện tại, huyện có 29 GV nhưng mới chỉ có 6 giáo viên có Chứng chỉ B1 và 4 GV có Chứng chỉ B2, trong khi, theo yêu cầu đề án thì GV có Chứng chỉ B2 mới giảng dạy Chương trình Tiếng Anh 10 năm cho cấp TH và THCS.
Thiếu đã đành mà chất lượng đội ngũ cũng không đạt để dạy Chương trình Tiếng Anh 10 năm là thực trạng chung của hầu hết các trường ở các cấp học. Bởi theo Đề án Ngoại ngữ 2020 thì GV dạy Tiếng Anh Tiểu học, THCS phải có chứng chỉ B2; GV THPT có chứng chỉ C1 theo khung Năng lực NN châu Âu và khung NLNN 6 bậc trong nước. Tính đến cuối năm 2015, mới chỉ có 36,4%; GV TH đạt chuẩn , 14,6% giáo viên THCS và THPT chỉ có 5,6% GV.
Lí do nhiều GV ngoại ngữ không vượt qua được kì thi sát hạch để được cấp chứng chỉ đó là họ bị mất điểm ở phần thi nghe - nói. Thầy giáo Phạm Quốc Hùng – trường THCS Trà Lân là giáo viên giỏi của huyện Con Cuông dự thi 2 lần nhưng vẫn chưa vượt qua kỳ sát hạch để lấy Chứng chỉ B2. Lí do là phần nghe – nói và phát âm chưa đạt.
Theo Cô giáo Trần Mỹ Hạnh - GV tiếng Anh trường THPT Lê Hồng Phong, Hưng Nguyên hiện đang tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ do Sở GD&ĐT tổ chức để chuẩn bị dự thi lấy chứng chỉ C1, thì do khả năng nghe - nói của GV hạn chế là bởi lâu nay GV mới chỉ chú trọng đến học để thi nên chủ yếu nghiêng về dạy ngữ pháp và từ vựng nên GV cũng không sử dụng nhiều đến kỹ năng nghe - nói. Vì vậy, khi đi thi khảo sát năng lực ngoại ngữ thì thường gặp khó khăn.
Thầy giáo Matthew John Kane - Giáo viên Trung tâm Anh ngữ AMA - người trực tiếp tham gia giảng dạy nhiều khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho GV Nghệ An nói: Tôi đánh giá cao kỹ năng ngữ pháp của các GV Nghệ An. Tuy nhiên, do quá chú trọng ngữ pháp mà xem nhẹ luyện nghe - nói và có ít môi trường để sử dụng nên trong quá trình bồi dưỡng cho GV, chúng tôi sẽ tập trung vào những điểm yếu đó.
Một số trường học được trang bị phòng lab để dạy và học Tiếng Anh nhưng lại không thường xuyên sử dụng
Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thực hiện lộ trình đề án NN 2020 chính là cơ sở vật chất, thiết bị cho môn học này còn nhiều hạn chế, nhất là với Nghệ An có đến 10 huyện miền núi và nhiều huyện nông thôn nghèo. Chẳng hạn như Thanh Chương - một vùng đất học có tiếng, chính quyền dịa phương và người dân rất quan tâm đầu tư cho GD, trong đó, có môn Ngoại ngữ. Thế nhưng, đến nay, toàn huyện cũng chỉ mới có 15/81 trường học được trang bị phòng học tiếng theo đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, mới có 21/42 trường tiểu học có dạy Tiếng Anh theo chương trình 10 năm. Đơn cử như tại Trường THCS Thanh Khai - một trường học vùng đồng bằng, thế nhưng, đến nay, trường vẫn chưa có phòng chuyên biệt dành để học ngoại ngữ. Để hạn chế việc dạy - học truyền thống là cô giảng trò ghi chép, cô giáo Nguyễn Thị Hoài – GV Ngoại ngữ của trường đã phải tự trang bị một chiếc loa mini, một chiếc điện thoại lưu file tiếng để cho học sinh học nghe.
Nếu như các trường vùng khó khăn, phần đa GV đang phải dạy chay, HS học chay thì ở các vùng thuận lợi như thành phố dù được bị đầy đủ các phòng học NN như phòng Lab nhưng nhiều học sinh lại không thường xuyên được GV cho thực hành. Em Thái Thiện Trang –Học sinh lớp 5 ở thành phố Vinh cho biết, trường em có phòng học tiếng, có máy chiếu để học qua hình, em và các bạn rất thích nhưng lâu lâu GV mới cho học 1 lần.
Mặc dù trong 6 năm học triển khai đề án NN 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã liên kết với một số cơ sở, Trung tâm ngoại ngữ uy tín, trong đó, chú tọng mời GV người nước ngoài có kinh ngiệm để giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho trên 200 giáo viên tiếng Anh các cấp học. Tuy nhiên, do kỹ năng nghe - nói của GV hạn chế nên kết quả khảo sát đánh giá giá năng lực ngoại ngữ còn thấp, chưa đạt 50%. Riêng bậc THPT chỉ có 18/60 giáo viên được công nhận.
Đến thời điểm này, đề án ngoại ngữ 2020 đã đi được 2/3 chặng đường. Với kết quả như hiện nay thì trong vòng 4 năm còn lại, không chỉ Nghệ An mà các tỉnh, thành trong cả nước khó có thể xoay chuyển được tình thế. Vì vậy, trong hội nghị triển khai đề án ngoại ngữ 2020 tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 diễn ra vào ngày 2/11 vừa qua, Sở GD&ĐT đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể bám sát thực tế thực trạng dạy - học ngoại ngữ, nhất là môn tiếng Anh hiện nay ở trường phổ thông.
Ông Nguyễn Hoàng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Trong số các giải pháp cơ bản đề ra trong đề án của Bộ, Sở GD&ĐT sẽ tham mưu cho tỉnh để đưa GV bản ngữ giảng dạy kỹ năng nghe – nói ở trường phổ thông. Đồng thời tăng cường trang bị các phòng học tiếng cho các trường; trong đó, ưu tiên cho các trường miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Từ đó, nhằm từng bước thay đổi môi trường dạy - học ngoại ngữ, nhất là Tiếng Anh - ngoại ngữ quốc tế thông dụng và quan trọng bậc nhất này.
Tác giả bài viết: Thu Hiền
Nguồn tin: