Người đàn ông vá xe 20 năm đi xin quan tài cho người chết giữa Sài Gòn
- 09:21 06-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Câu chuyện 20 năm đi xin quan tài cho người nghèo của ông Đỗ Văn Út đã thắp lên ngọn lửa ấm áp tình người giữa những bon chen hối hả trên mảnh đất Sài Gòn.
20 năm đi xin quan tài
Từng trải qua cuộc sống khốn khó, đói ăn, thiếu mặc, ngủ gầm cầu, ông Đỗ Văn Út (54 tuổi, ngụ phường 2, quận Phú Nhuận) là người hiểu hơn ai hết nỗi thống khổ của những người nghèo. Bởi vậy, dù chỉ là một người bơm vá xe, thu nhập ba cọc ba đồng chẳng đủ trang trải cho cuộc sống gia đình nhưng ông Út vẫn nhiệt tình làm từ thiện.
Nhiều người bảo ông gàn dở bởi "ốc không mang nổi mình ốc, còn đòi vác cọc cho rêu". Nhưng ông Út bỏ ngoài tai tất cả những lời đàm tiếu, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ bằng tấm lòng lòng bao dung và sự cảm thông sâu sắc.
Làm qua nhiều nghề, thợ mộc, thợ hồ, chạy xe ôm, đạp xích lô rồi bơm vá xe nhưng gia tài lớn nhất của ông Út chẳng có gì ngoài cái tên “ông từ thiện” được người dân yêu mến đặt cho.
Cơ duyên khiến ông Út đến với công việc đi xin quan tài cho người nghèo bắt nguồn từ câu chuyện 20 năm về trước. Một người bạn nghèo mất đi người thân, không mua nổi áo quan nên nhờ ông Út làm giúp giấy xác nhận hộ nghèo để đến trại hòm xin áo quan.
Trong quá trình đi xin áo quan, ông Út quen với chủ trại hòm Vạn Phúc, một người có tấm lòng nhân hậu. Ông chủ trại hòm ngỏ ý sẽ tặng quan tài cho người nghèo mà không cần giấy tờ, thủ tục.
Từ đó, hễ nghe nơi nào có người nghèo không đủ tiền mua áo quan, ông Út lại nghỉ việc, xin quan tài và quyên góp tiền tổ chức tang lễ cho người quá cố.
Năm 2006, gần phòng trọ ông Út ở, một thanh niên quê Đắk Lắk bị chết ngạt vì ngộ độc khí ga. Người mẹ đau đớn, ôm thi thể con trai khóc ngất. Thương con nhưng vì nhà quá nghèo, bà không lo nổi tiền để mua cho con một chiếc quan tài.
Chứng kiến cảnh tượng đau lòng, ông Út lặng lẽ đi xin hòm cho người chết. Rồi ông đi vận động bà con lối xóm, quyên góp được 4,2 triệu đồng, vừa đủ để thuê một chuyến xe chở thi thể chàng trai xấu số về quê.
“Người mẹ xúc động không nói nên lời, ôm chầm lấy chúng tôi òa khóc. Tôi cũng không cầm được nước mắt, vừa xót thương cảnh mẹ già mất con "người đầu bạc tiễn kẻ tóc xanh", vừa đồng cảm với cảnh tha hương, nghèo khó mà lực bất tòng tâm.
Người mẹ còn thật thà gửi lại cho tôi 300 nghìn đồng tiền dư nhưng tôi gửi lại để thắp hương cho cháu. Mỗi lần giúp được ai việc gì, trong lòng tôi thấy vui và hạnh phúc lắm”, ông Út chia sẻ.
Cách đây khoảng 5 năm, khi đang sửa xe cho khách, ông Út nhận được một cuộc điện thoại cầu cứu từ bệnh viện. Đến nơi, ông thấy một thanh niên đang ôm một chiếc thùng rỗng khóc thảm thiết đi xin tiền từng người.
Hỏi ra ông mới biết, vợ người thanh niên bị tai nạn giao thông, được đưa vào bệnh viện phẫu thuật nhưng không qua khỏi.
Muốn đem thi thể vợ về mai táng, anh ta phải thanh toán viện phí hơn 40 triệu đồng. Nhưng vì không có tiền nên người chồng chỉ còn biết ngồi khóc nhìn thi thể vợ nằm lạnh lẽo.
Không chút do dự, ông Út liên hệ ngay với những 'mạnh thường quân' ông quen biết trong quá trình làm từ thiện và nhận được số tiền hỗ trợ hơn 4 triệu đồng. Tiếp đó, ông liên hệ xin chủ trại hòm quan tài và áo quan.
Cùng với số tiền công ty người thanh niên quyên góp được và sự hỗ trợ từ bệnh viện, nạn nhân đã được hoàn tất thủ tục để đưa về quê mai táng.
Nhiều lần khác, không kịp đi xin từ thiện, hoặc xin nhưng không đủ, ông Út cũng tự nguyện bỏ tiền giúp đỡ để người chết sớm được yên nghỉ. Tính đến nay, ông Út đã 20 năm đi xin quan tài giúp người nghèo.
Phục vụ nước miễn phí
Yêu thích công việc làm từ thiện, từ năm 2012, ngày nào ông Út cũng dậy sớm, nấu 50 lít nước trà, mua thêm đá rồi đổ vào bình cho người đi đường sử dụng miễn phí.
Thùng trà đá miễn phí của ông không chỉ giúp cho người nghèo, người đi đường đỡ cơn khát mà dường như còn làm tiết trời nóng nực của Sài Gòn trở nên mát dịu hơn.
Tiếp đó, ông Út mở thêm tủ thuốc miễn phí gồm những băng gạc, ôxy gà, thuốc cảm …để sơ cứu nhanh cho những người không may ngã bị thương, hay cảm nắng, cảm gió trên đường.
Ít lâu sau, một số nhà hảo tâm đã tài trợ cho tủ thuốc của ông thêm phần đa dạng với nhiều loại thuốc khác nhau.
“Tôi sửa xe ngay bên đường nên thấy bình nước trà đá, tủ thuốc của mình rất tác dụng. Người đi đường, người bán vé số, ve chai khát nước có thể lấy uống rất tiện.
Còn tủ thuốc cũng giúp được cho rất nhiều người, sơ cứu cho người bị thương, tai nạn và cả những người bị cảm nắng, say nắng hay trúng gió...”, ông Út vui vẻ nói.
Theo ông, việc làm của mình là bình thường, ai cũng có thể làm được.
“Không phải cứ người giàu sang mới có thể làm từ thiện. Nhiều lúc không cần đến tiền bạc mà chỉ cần tấm lòng rộng lượng, bao dung thôi cũng đủ rồi. Tôi tuy nghèo, vẫn còn phải thuê phòng trọ, gánh nặng mưu sinh nuôi vợ con nhưng giúp được ai tôi đều sẵn lòng. Và tôi sẽ làm việc này cho đến khi không còn sức để làm nữa mới thôi”, ông Út chia sẻ.
Một số người đàm tiếu, nghi ngờ việc làm của ông Út nhằm mục đích kiếm lời nhưng ông quyết không từ bỏ mà tiếp tục theo đuổi công việc từ thiện đang làm.
Ông Tạ Duy Thiện (Chủ tịch UBND phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết: "Những việc làm của ông Út rất nhân văn và thiết thực. Để ghi nhận những việc làm của ông, lãnh đạo phường, quận, thành phố đã ghi nhận, vinh danh”.
Từng trải qua cuộc sống khốn khó, đói ăn, thiếu mặc, ngủ gầm cầu, ông Đỗ Văn Út (54 tuổi, ngụ phường 2, quận Phú Nhuận) là người hiểu hơn ai hết nỗi thống khổ của những người nghèo. Bởi vậy, dù chỉ là một người bơm vá xe, thu nhập ba cọc ba đồng chẳng đủ trang trải cho cuộc sống gia đình nhưng ông Út vẫn nhiệt tình làm từ thiện.
Nhiều người bảo ông gàn dở bởi "ốc không mang nổi mình ốc, còn đòi vác cọc cho rêu". Nhưng ông Út bỏ ngoài tai tất cả những lời đàm tiếu, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ bằng tấm lòng lòng bao dung và sự cảm thông sâu sắc.
Hàng trăm chiếc quan tài ông Út xin miễn phí cho người nghèo được ông lưu lại bằng ảnh
Làm qua nhiều nghề, thợ mộc, thợ hồ, chạy xe ôm, đạp xích lô rồi bơm vá xe nhưng gia tài lớn nhất của ông Út chẳng có gì ngoài cái tên “ông từ thiện” được người dân yêu mến đặt cho.
Cơ duyên khiến ông Út đến với công việc đi xin quan tài cho người nghèo bắt nguồn từ câu chuyện 20 năm về trước. Một người bạn nghèo mất đi người thân, không mua nổi áo quan nên nhờ ông Út làm giúp giấy xác nhận hộ nghèo để đến trại hòm xin áo quan.
Trong quá trình đi xin áo quan, ông Út quen với chủ trại hòm Vạn Phúc, một người có tấm lòng nhân hậu. Ông chủ trại hòm ngỏ ý sẽ tặng quan tài cho người nghèo mà không cần giấy tờ, thủ tục.
Từ đó, hễ nghe nơi nào có người nghèo không đủ tiền mua áo quan, ông Út lại nghỉ việc, xin quan tài và quyên góp tiền tổ chức tang lễ cho người quá cố.
Năm 2006, gần phòng trọ ông Út ở, một thanh niên quê Đắk Lắk bị chết ngạt vì ngộ độc khí ga. Người mẹ đau đớn, ôm thi thể con trai khóc ngất. Thương con nhưng vì nhà quá nghèo, bà không lo nổi tiền để mua cho con một chiếc quan tài.
Chứng kiến cảnh tượng đau lòng, ông Út lặng lẽ đi xin hòm cho người chết. Rồi ông đi vận động bà con lối xóm, quyên góp được 4,2 triệu đồng, vừa đủ để thuê một chuyến xe chở thi thể chàng trai xấu số về quê.
“Người mẹ xúc động không nói nên lời, ôm chầm lấy chúng tôi òa khóc. Tôi cũng không cầm được nước mắt, vừa xót thương cảnh mẹ già mất con "người đầu bạc tiễn kẻ tóc xanh", vừa đồng cảm với cảnh tha hương, nghèo khó mà lực bất tòng tâm.
Người mẹ còn thật thà gửi lại cho tôi 300 nghìn đồng tiền dư nhưng tôi gửi lại để thắp hương cho cháu. Mỗi lần giúp được ai việc gì, trong lòng tôi thấy vui và hạnh phúc lắm”, ông Út chia sẻ.
Mặc dù mưu sinh bằng nghề bơm vá xe, thu nhập không đáng là bao nhưng hễ nghe tin người nghèo cần xin quan tài là ông Út sẵn sàng vứt đồ nghề sang một bên để đi giúp người
Cách đây khoảng 5 năm, khi đang sửa xe cho khách, ông Út nhận được một cuộc điện thoại cầu cứu từ bệnh viện. Đến nơi, ông thấy một thanh niên đang ôm một chiếc thùng rỗng khóc thảm thiết đi xin tiền từng người.
Hỏi ra ông mới biết, vợ người thanh niên bị tai nạn giao thông, được đưa vào bệnh viện phẫu thuật nhưng không qua khỏi.
Muốn đem thi thể vợ về mai táng, anh ta phải thanh toán viện phí hơn 40 triệu đồng. Nhưng vì không có tiền nên người chồng chỉ còn biết ngồi khóc nhìn thi thể vợ nằm lạnh lẽo.
Không chút do dự, ông Út liên hệ ngay với những 'mạnh thường quân' ông quen biết trong quá trình làm từ thiện và nhận được số tiền hỗ trợ hơn 4 triệu đồng. Tiếp đó, ông liên hệ xin chủ trại hòm quan tài và áo quan.
Cùng với số tiền công ty người thanh niên quyên góp được và sự hỗ trợ từ bệnh viện, nạn nhân đã được hoàn tất thủ tục để đưa về quê mai táng.
Nhiều lần khác, không kịp đi xin từ thiện, hoặc xin nhưng không đủ, ông Út cũng tự nguyện bỏ tiền giúp đỡ để người chết sớm được yên nghỉ. Tính đến nay, ông Út đã 20 năm đi xin quan tài giúp người nghèo.
Phục vụ nước miễn phí
Yêu thích công việc làm từ thiện, từ năm 2012, ngày nào ông Út cũng dậy sớm, nấu 50 lít nước trà, mua thêm đá rồi đổ vào bình cho người đi đường sử dụng miễn phí.
Thùng trà đá miễn phí của ông không chỉ giúp cho người nghèo, người đi đường đỡ cơn khát mà dường như còn làm tiết trời nóng nực của Sài Gòn trở nên mát dịu hơn.
Thùng trà đá miễn phí được ông Út duy trì nhiều năm nay
Tiếp đó, ông Út mở thêm tủ thuốc miễn phí gồm những băng gạc, ôxy gà, thuốc cảm …để sơ cứu nhanh cho những người không may ngã bị thương, hay cảm nắng, cảm gió trên đường.
Ít lâu sau, một số nhà hảo tâm đã tài trợ cho tủ thuốc của ông thêm phần đa dạng với nhiều loại thuốc khác nhau.
“Tôi sửa xe ngay bên đường nên thấy bình nước trà đá, tủ thuốc của mình rất tác dụng. Người đi đường, người bán vé số, ve chai khát nước có thể lấy uống rất tiện.
Còn tủ thuốc cũng giúp được cho rất nhiều người, sơ cứu cho người bị thương, tai nạn và cả những người bị cảm nắng, say nắng hay trúng gió...”, ông Út vui vẻ nói.
Theo ông, việc làm của mình là bình thường, ai cũng có thể làm được.
“Không phải cứ người giàu sang mới có thể làm từ thiện. Nhiều lúc không cần đến tiền bạc mà chỉ cần tấm lòng rộng lượng, bao dung thôi cũng đủ rồi. Tôi tuy nghèo, vẫn còn phải thuê phòng trọ, gánh nặng mưu sinh nuôi vợ con nhưng giúp được ai tôi đều sẵn lòng. Và tôi sẽ làm việc này cho đến khi không còn sức để làm nữa mới thôi”, ông Út chia sẻ.
Tủ thuốc miễn phí của ông Út giúp được rất nhiều người qua đường
Một số người đàm tiếu, nghi ngờ việc làm của ông Út nhằm mục đích kiếm lời nhưng ông quyết không từ bỏ mà tiếp tục theo đuổi công việc từ thiện đang làm.
Ông Tạ Duy Thiện (Chủ tịch UBND phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết: "Những việc làm của ông Út rất nhân văn và thiết thực. Để ghi nhận những việc làm của ông, lãnh đạo phường, quận, thành phố đã ghi nhận, vinh danh”.
Tác giả bài viết: Quang Hải
Nguồn tin: