Thiết kế nhà phố thế nào để dễ thoát cháy?
- 08:00 05-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chỉ trong khoảng 2 tháng trở lại đây, Hà Nội đã có 2 vụ cháy xảy ra gây thiệt hại nặng nề về người và của. Gần đây nhất là vụ cháy quán karaoke kinh hoàng xảy ra ở địa chỉ số 68 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, ngày 1/11. Vụ cháy đã khiến 13 người thiệt mạng, thiêu rụi toàn bộ tài sản và lan ra các nhà số 70, 72 và 74 Trần Thái Tông. Ảnh: Zing.'
Trước đó gần 2 tháng, tại Hà Nội cũng đã xảy ra một vụ cháy lớn tại quán karaoke Gold địa chỉ 85 Nguyễn Khang, Cầu Giấy. Đám cháy kéo dài suốt hơn 10 tiếng mới được dập tắt. Tuy không gây thiệt hại về người, nhưng đám cháy tại quán karaoke Nguyễn Khang đã làm thiệt hại hầu hết tài sản trong tòa nhà 7 tầng này. Ảnh: Báo Giao thông.
Trước thực tế trên, việc thiết kế nhà phố sao cho vẫn tận dụng tối đa diện tích mà lại có thể dễ dàng thoát thân khi không may xảy ra hỏa hoạn đang được rất nhiều người quan tâm.
Để thiết kế lối thoát hiểm cho nhà phố trong trường hợp khẩn cấp, các kiến trúc sư cho rằng những nơi như cửa sổ, ban công, giếng trời, lối leo lên bồn nước... nếu lưu ý khi thiết kế nhà thì trong trường hợp khẩn có thể là lối thoát thân cho gia chủ. Ảnh minh họa: Internet.
Tạo hai lối thoát trở lên cho mỗi phòng trong nhà: Ngay từ khi thiết kế ngôi nhà, gia chủ cần tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy cơ bản nhất: Mỗi phòng trong nhà cần có ít nhất 2 lối thoát, tùy theo từng quy mô diện tích công trình để bố trí. Trường hợp diện tích nhà quá nhỏ, ít nhất cũng nên có từ hai đến ba lối thoát hiểm trong toàn bộ ngôi nhà. Ảnh: Dailymail.
Cầu thang thoát hiểm lên mái hoặc xuống hầm: Đối với các công trình cao tầng, nhà chung cư mini, bên cạnh việc bố trí các lối thoát hiểm cũng cần bố trí các cầu thang thoát hiểm có thể lên mái hoặc xuống hầm. Cửa của các lối thoát này cần được kiểm tra thường xuyên, tránh trường hợp khi cần không có chìa hoặc bị hoen gỉ không sử dụng được. Ảnh: Emdep.
Tự tạo lối thoát hiểm phù hợp với thiết kế ngôi nhà: Nếu nhà nào không có thiết kế lối thoát hiểm thì gia chủ phải hết sức cảnh giác, tự tạo đường thoát hiểm phù hợp như trổ mái lên trên hoặc có đường thoát nạn sang nhà bên cạnh. Ảnh: Pháp luật TP HCM.
Đối với thiết kế nhà dân, thường nhà nào cũng có tầng mái để bồn nước nên đều thiết kế thang cố định lên thăm mái. Đây là lối thoát hiểm hữu hiệu sang nhà hàng xóm khi có sự cố. Ảnh: Khonggiannhadep24h.
Trang bị ô lưới để thoát hiểm: Với nhà phố hiện nay, lối thoát hiểm ra ban công mặt tiền với ô lưới là lựa chọn tốt nhất vì nó có thể đáp ứng cả 2 yêu cầu: vừa bảo đảm vệ ngôi nhà và vừa là phương án thoát hiểm khi cần. Ảnh: Emdep.
Trường hợp không thể bố trí các phương án trên, mỗi gia đình nên xem xét phương án làm giếng trời để thông khí trong nhà đồng thời cũng là lối thoát hiểm an toàn trong những trường hợp khẩn thiết. Khoảng giếng trời khiến cho nhà phố mát mẻ hơn và giúp thông gió, thông hơi khi không may hỏa hoạn. Ảnh: Congtyxaydungnha.
Ngoài ra, để phát hiện nguy cơ cháy nổ trong gia đình, chủ nhà cần trang bị camera báo cháy. Bên cạnh đó phải thường xuyên kiển tra các thiết bị cứu hỏa cũng như lối thoát hiểm trong nhà để chủ động hơn trong việc đối phó khi có hỏa hoạn. Ảnh: Internet.
Tác giả bài viết: Thảo Nguyên (tổng hợp)
Nguồn tin: