Lo đa cấp biến tướng "mò" đến miền Trung trục lợi tiền đền bù
- 15:50 03-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cảnh báo hiện tượng các công ty đa cấp luôn hướng khu vực mà người dân vừa nhận được nhận tiền đền bù để phát triển mạng lưới, đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, rất có thể trong thời gian tới người dân tại khu vực 4 tỉnh miền Trung vừa được nhận tiền đền bù hỗ trợ do thiệt hại về môi trường gây ra sẽ là địa bàn mà các công ty đa cấp này hướng tới.
Cứ 90 người có 1 người bán hàng đa cấp
Báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội, Chính phủ cho biết, “còn diễn ra nhiều vụ lừa đảo bán hàng đa cấp, tín dụng đen, gây bức xúc xã hội”.
Phát biểu tại phiên tham luận hội trường Quốc hội diễn ra sáng nay (3/11), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho rằng, thực tế đằng sau dòng chữ ngắn gọn đó là những con số, những hiện tượng xã hội hết sức đáng lo ngại như lừa đảo, lừa lòng tin của nhau, dẫn tới, án mạng, tranh chấp kiện tụng...
"Có thể nói không sai rằng kinh doanh bán hàng đa cấp đã như một cơn “bão lốc” tạo nên một cơn “ác mộng” tại nhiều vùng quê, khu dân cư nghèo vốn yên tĩnh và thanh bình làm nhiều người dân điêu đứng. Bán hàng đa cấp đã tàn phá sự thanh bình của nhiều làng quê yên tĩnh chất phác, đã làm giảm sút lòng tin của con người với nhau và ảnh hưởng tới đạo đức xã hội", vị đại biểu tỉnh Hòa Bình nhìn nhận.
Báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội, Chính phủ cho biết, “còn diễn ra nhiều vụ lừa đảo bán hàng đa cấp, tín dụng đen, gây bức xúc xã hội”.
Phát biểu tại phiên tham luận hội trường Quốc hội diễn ra sáng nay (3/11), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho rằng, thực tế đằng sau dòng chữ ngắn gọn đó là những con số, những hiện tượng xã hội hết sức đáng lo ngại như lừa đảo, lừa lòng tin của nhau, dẫn tới, án mạng, tranh chấp kiện tụng...
"Có thể nói không sai rằng kinh doanh bán hàng đa cấp đã như một cơn “bão lốc” tạo nên một cơn “ác mộng” tại nhiều vùng quê, khu dân cư nghèo vốn yên tĩnh và thanh bình làm nhiều người dân điêu đứng. Bán hàng đa cấp đã tàn phá sự thanh bình của nhiều làng quê yên tĩnh chất phác, đã làm giảm sút lòng tin của con người với nhau và ảnh hưởng tới đạo đức xã hội", vị đại biểu tỉnh Hòa Bình nhìn nhận.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thanh Hải (Ảnh: Quochoi.vn)
Bà Hải nhận xét, đối tượng mà các công ty đa cấp nhắm tới để phát triển mạng lưới thường là những người nội trợ, người lao động, người về hưu… Đặc biệt, từ thực tế khi đi giám sát tại một số địa phương về giải quyết một số vụ việc khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng, vị đại biểu chỉ ra một thực tế hết sức đáng lo ngại.
Theo đó, những người dân thuộc diện được nhận tiền đền bù giải tỏa hỗ trợ của Nhà nước, của các doanh nghiệp để ổn định nghề nghiệp, ổn định cuộc sống sau khi thu hồi đất thì lại chính là những đối tượng mà các công ty kinh doanh bán hàng đa cấp hướng tới để phát triển mạng lưới để lừa đảo.
Trước đó, theo số liệu công bố của Bộ Công Thương, ở Việt Nam hiện nay có đến 1 triệu người tham gia bán hàng đa cấp, tức cứ trung bình trong số 90 người có 1 người bán hàng đa cấp.
Trong khi bán hàng đa cấp ở nhiều nước là một phương thức kinh doanh tiến bộ thì tại Việt Nam thì loại hình kinh doanh này lại gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Theo vị đại biểu, nguyên nhân là các công ty bán hàng đa cấp ở Việt Nam thường không quan tâm tới việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành mà chỉ quan tâm tới việc quảng cáo đánh vào tâm lý thích làm giàu nhanh chóng của người dân.
Hơn nữa, lợi nhuận của bán hàng đa cấp ở Việt Nam không đến từ việc bán sản phẩm mà lại đến từ việc lôi kéo được nhiều người tham gia. Mỗi người khi tham gia vào hệ thống đều phải đặt cọc tiền dưới hình thức như ký quỹ, đóng các loại phí hoặc bắt buộc phải mua một số sản phẩm... Đây chính là thu nhập nuôi sống các công ty đa cấp chứ không phải doanh số bán hàng, và đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa bán hàng đa cấp ở Việt Nam so với các nước khác.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng phân tích thêm, nhiều công ty đa cấp ở Việt Nam hoạt động theo nguyên lý ép buộc chứ không phải tự nguyện, nếu đã trót tham gia vào mạng lưới rồi thì muốn rút chân ra cũng khó (trừ khi chịu mất đi số tiền đã đặt cọc ban đầu).
1 vốn... hơn 80 lời!
Dẫn chứng Công ty đa cấp Trường giang, nhập sản phẩm Trương giang calcium kid (bổ sung can xi cho trẻ em) giá chỉ 12.000 đồng nhưng được bán cho người tham gia đa cấp là 990.000 đồng, bà Hải bình luận: "Có câu một vốn bốn lời dùng để chỉ các loại hình kinh doanh siêu lợi nhuận vậy mà ở đây mức chênh lệch giữa giá nhập và giá xuất bán là 82,5 lần".
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải: Tình hình đa cấp biến tướng, lừa đảo đã ở mức báo động
Nhiều người khi đã tham gia vào bán hàng đa cấp, mặc dù sau đó đã biết là mình bị lừa nhưng vì muốn thu hồi lại số tiền đã bỏ ra nên bằng mọi cách, họ như con thiêu thân phải lừa để bán sản phẩm cho bất kỳ một người nào khác cho dù đó là bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, thậm chí là người thân. Đây chính là lý do tại sao số người tham gia vào bán hàng đa cấp ngày càng tăng và trong mọi trường hợp thì chủ của doanh nghiệp đa cấp đều thu lợi, mặc dù chiết khấu trích cho người bán hàng của họ là rất cao.
Bà Hải cho rằng, bán hàng đa cấp thực chất là không xấu nhưng những biến tướng của loại hình kinh doanh này lại rất xấu và đặc biệt rất khó kiểm soát vì hành lang pháp lý hiện nay còn chưa đủ mạnh, chưa theo kịp để quản lý nhiều mô hình biến tướng mới, rất phức tạp và xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Có những lĩnh vực rất mới như giao dịch tiền ảo bitcoin theo mô hình kinh doanh đa cấp, huy động vốn nhàn rỗi đầu tư vào dự án có vốn nước ngoài (huy động vốn Ponzi) trả siêu lãi lên đến trên 10%/ tháng, tức là 120%/ 1 năm cao gấp 20 lần so với lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
Vị đại biểu cũng thẳng thắn "phê" rằng, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này đôi khi còn chồng chéo và có dấu hiệu buông lỏng; hoạt động thanh tra kiểm tra chưa hiệu quả, chế tài xử phạt còn rất thấp, thẩm quyền xử phạt chưa hợp lý, sự phối hợp giữa Bộ Công Thương và các UBND các tỉnh thành phố còn thiếu chặt chẽ… và cuối cùng đó là sự nhẹ dạ, dễ tin người của người dân do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết.
Đánh giá tình hình đã đến mức "báo động", Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đưa ra cảnh báo, hiện tượng các công ty đa cấp luôn hướng khu vực mà người dân vừa nhận được nhận tiền đền bù để phát triển mạng lưới, nên rất có thể trong thời gian tới người dân tại khu vực 4 tỉnh miền Trung vừa được nhận tiền đền bù hỗ trợ do thiệt hại về môi trường gây ra sẽ là địa bàn mà các công ty đa cấp này hướng tới. Chính vì vậy, bà đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm và sớm giải quyết vấn đề này.
Tác giả bài viết: Bích Diệp
Nguồn tin: