Mua phải hàng kém chất lượng: Tặc lưỡi hay lên tiếng?
- 07:44 02-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều người tiêu dùng khi lỡ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng đều "tặc lưỡi" vứt bỏ để không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dù bức xúc nhưng người tiêu dùng cũng không lên tiếng bảo vệ quyền lợi bởi không biết khiếu kiện với ai, ở đâu…
►Hàng xách tay thật giả lẫn lộn: Nỗi lo người tiêu dùng
Thực phẩm, nước giải khát, hóa mỹ phẩm…tất cả những mặt hàng này đều là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả bị cơ quan chức năng thu giữ và tiến hành tiêu hủy. Mẫu mã, tem nhãn đều y như những sản phẩm vẫn bày bàn hàng ngày hàng giờ trên thị trường. Và người tiêu dùng thì không khỏi băn khoăn về việc hàng mình mua là thật hay giả? Chỉ đến khi mang về sử dụng, thấy chất lượng không như mong đợi mới biết được mình bị lừa.
Thực phẩm, nước giải khát, hóa mỹ phẩm…tất cả những mặt hàng này đều là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả bị cơ quan chức năng thu giữ và tiến hành tiêu hủy. Mẫu mã, tem nhãn đều y như những sản phẩm vẫn bày bàn hàng ngày hàng giờ trên thị trường. Và người tiêu dùng thì không khỏi băn khoăn về việc hàng mình mua là thật hay giả? Chỉ đến khi mang về sử dụng, thấy chất lượng không như mong đợi mới biết được mình bị lừa.
"Công nghệ" đóng gói mỳ chính giả nhãn hiệu Miwon
Khi mua hàng mà lỡ gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng thì những người tiêu dùng cũng xử lý rất đơn giản, đó là vứt bỏ. Bà Nguyễn Thị Khánh – Khối 13 – Phường Trường Thi – TP Vinh nói: Nói thật ra, nghĩ là mình mua cũng chỉ hết 100, 200 nghìn, mình cũng không để ý, nếu mình là nhà hàng hay doanh nghiệp thì mình tìm đến tận nơi để đòi lại quyền lợi, chứ mình thì hôm nào đắt lắm cũng hơn 100 nghìn, thôi thì quăng đi, không tiếc.
Ông Hồ Phúc Phú ở xóm 3 – xã Quỳnh Lương – huyện Quỳnh Lưu cho hay: Con đi cầu Giát, mua gói xà phòng về giặt không có bọt. Trả thì cũng không biết trả cho ai, mà khiếu kiện cũng không biết khiếu kiện ở đâu.
Hoá mỹ phẩm là một trong những mặt hàng "thật giả lẫn lộn" tràn lan trên thị trường
Rất nhiều mặt hàng mỹ phẩm nước ngoài không có tem, nhãn phụ bằng tiếng Việt bày bán công khai trên thị trường
Chấp nhận “tiền mất tật mang” khi mua phải hàng kém chất lượng vì không tiếc, hay vì không biết phải khiếu nại với ai đang là động thái chung của đa số người tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, sự im lặng chấp nhận đó không chỉ gây thiệt hại cho bản thân người tiêu dùng mà đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho những kẻ sản xuất hàng nhái, hàng giả ngang nhiên làm loạn thị trường.
TS.LS Nguyễn Trọng Hải – Trưởng VP Luật sư Trọng Hải và các cộng sự cho biết: Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình thì khi mua phải những hàng tiêu dùng kém chất lượng thì người tiêu dùng cần thu thập chứng cứ chính là các sản phẩm kém chất lượng đó và thông qua cơ chế khiếu nại nhà cung cấp sản phẩm. Nếu trong trường hợp nhà cung cấp vẫn không thừa nhận sản phẩm mình kém chất lượng hiện nay thì người tiêu dùng cần bình tĩnh, thông qua cơ chế khởi kiện ra tòa án.
Người tiêu dùng khi mua phải hàng giả thì "tặc lưỡi" vứt bỏ, còn lực lượng chức năng, bắt được lô hàng giả nào thì xử phạt hành chính và tiến hành tiêu huỷ lô hàng đó
9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ hơn 6.100 vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Vậy liệu rằng, có bao nhiêu sản phẩm chất lượng kém đang bị trộn lẫn ngoài thị trường chờ đợi người tiêu dùng mắc lừa? Vì vậy, bên cạnh việc cẩn trọng trong mua hàng thì lên tiếng bảo vệ quyền lợi cũng là cách để đẩy lùi sự lũng đoạn thị trường bởi hàng kém chất lượng.
Tác giả bài viết: Phương Thảo – Mai Liên
Nguồn tin: