Đại lý sim thẻ cấp tập tính cách giải cứu sim kích hoạt sẵn
- 09:46 01-11-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong khi các đại lý với lượng sim lớn trong kho đã bỏ cuộc và chờ diễn biến sau ngày 1/11 thì các cửa hàng có lượng sim ít hơn, khoảng 2.000 sim đổ lại đang ra sức "cứu" sim.
Nhằm hạn chế tình trạng nhiều người dễ dàng mua những số thuê bao kích hoạt sẵn "không chính chủ" để gửi tin nhắn nặc danh, lừa đảo, gây rối, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân cũng như an ninh thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã yêu cầu năm nhà mạng ký cam kết thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối từ ngày 1/11.
Thông tin này đã khiến nhiều đại lý sim thẻ không khỏi hoang mang, vì phần lớn lượng thẻ sim mà các đơn vị này đang nắm giữ đều ở dạng đã kích hoạt sẵn.
Đại lý kêu thiệt đơn thiệt kép
Theo anh Lưu Xuân Tỉnh, chủ một đại lý sim thẻ cấp 1 trên đường Kim Mã (Hà Nội), thị trường sim thẻ đang tồn tại một nghịch lý sau quyết định thu hồi sim "rác" của Bộ TT&TT. Các nhà mạng từ chỗ cam kết sim kit chưa kích hoạt sẽ tồn tại vĩnh viễn thì một năm trở lại đây đã đưa ra hạn kích hoạt cho sim kit, buộc các đại lý phải kích hoạt và sử dụng hằng tháng để bảo quản lượng sim tồn kho. Tuy nhiên sau ngày 1/11, các sim này sẽ bị liệt vào dạng kích hoạt sẵn, hay còn gọi là sim "rác" cần phải thu hồi.
Thông tin này đã khiến nhiều đại lý sim thẻ không khỏi hoang mang, vì phần lớn lượng thẻ sim mà các đơn vị này đang nắm giữ đều ở dạng đã kích hoạt sẵn.
Đại lý kêu thiệt đơn thiệt kép
Theo anh Lưu Xuân Tỉnh, chủ một đại lý sim thẻ cấp 1 trên đường Kim Mã (Hà Nội), thị trường sim thẻ đang tồn tại một nghịch lý sau quyết định thu hồi sim "rác" của Bộ TT&TT. Các nhà mạng từ chỗ cam kết sim kit chưa kích hoạt sẽ tồn tại vĩnh viễn thì một năm trở lại đây đã đưa ra hạn kích hoạt cho sim kit, buộc các đại lý phải kích hoạt và sử dụng hằng tháng để bảo quản lượng sim tồn kho. Tuy nhiên sau ngày 1/11, các sim này sẽ bị liệt vào dạng kích hoạt sẵn, hay còn gọi là sim "rác" cần phải thu hồi.
Các đại lý, cửa hàng bán lẻ sim thẻ cho rằng đang lao đao vì quyết định thu hồi sim "rác". Ảnh: Minh Hoàng.
Hoạt động "bảo quản sim" của các đại lý chính là phải đảm bảo phát sinh tối thiểu mỗi sim 1.000 đồng tiền cước một tháng, để sim không bị thu hồi. Chi phí các đại lý phải bỏ tiền túi chi trả, và nảy sinh tình trạng spam tin nhắn rác do nhu cầu tiêu 1.000 đồng mỗi sim này và thu hồi phần nào lượng chi phí "bảo quản" qua việc bán dịch vụ nhắn tin rác.
Theo anh Tỉnh, sở dĩ các đơn vị nhập nhiều lượng sim chưa kích hoạt để tồn kho như vậy là vì chạy chỉ tiêu từ nhà mạng. Nếu không đạt chỉ tiêu, mức giá nhập sim về sẽ không còn được ưu đãi, dẫn tới doanh thu bán sim không đủ sinh lời để duy trì hoạt động.
Quyết định của Bộ TT&TT khiến các đại lý sim thẻ trên cả nước rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, khi kích hoạt sẵn hay không kích hoạt cũng bị thu hồi sim.
Cách duy nhất để các đơn vị này cứu lượng hàng tồn chính là gọi đủ chỉ tiêu 5 cuộc gọi, với tổng cước phí tối thiểu 3.000 đồng mỗi tháng do Bộ TT&TT yêu cầu.
Còn theo chủ đại lý dailysims****.com, chủ yếu sim kích hoạt sẵn của đơn vị là sim số đẹp, sim khuyến mại của trang không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên anh thấy hết sức vô lý khi việc thu hồi sim được thực hiện quá gấp.
Thông tin đưa ra chỉ vài ngày đã có quyết định thu hồi nên đại lý không có thời gian xử lý. "Cuối cùng chỉ có đại lý chịu thiệt đơn thiệt kép khi vừa bị ép doanh số từ nhà mạng, vừa bị Bộ TT&TT thu sim", anh này chán nản.
Chị Ngọc, chủ một cửa hàng bán sim tại Đà Nẵng cũng không đồng tình với việc để các đại lý gánh hết trách nhiệm trong vấn đề sim "rác".
Các đại lý cho hay thiệt hại sẽ tuỳ vào lượng sim nắm giữ, cứ 1.000 sim bị thu hồi đại lý sẽ mất khoảng 1-2 tỷ đồng. Một đại lý lớn thường nắm khoảng 10.000-50.000 sim. Số lượng sim lớn như vậy nên các đại lý không mặn mà với chuyện gọi "cứu" sim nữa, vì chỉ như muối bỏ bể mà tốn quá nhiều công sức.
Tìm cách giải cứu sim
Trong khi các đại lý với lượng sim trong kho lớn đã bỏ cuộc và chờ đợi diễn biến sau ngày 1/11, các đại lý có lượng sim ít hơn, vào khoảng 2.000 sim đổ lại đang ra sức "cứu" sim.
Không chỉ riêng sim "rác", sim số đẹp cũng chịu số phận tương tự, và cũng được hầu hết các chủ cửa hàng kinh doanh sim phải ngồi gọi cho đủ chỉ tiêu.
Tại cửa hàng kinh doanh sim thẻ trên đường 3/2 (quận 10, TP.HCM), chị Hương, chủ cửa hàng, đang luôn tay gọi điện thoại để gọi "cứu" sim. Trên bàn của chủ cửa hàng có đến 3 chiếc điện thoại và nhiều thẻ sim đang chờ. Dừng tay giây lát, chủ cửa hàng cho biết đây là công việc mà chị phải làm từ hôm 26/10 để kịp cứu hết sim trước ngày đầu tháng 11.
“Từ khi nhận thông tin thu hồi sim, hầu như tất các cửa hàng sim thẻ phải ngồi gọi cho đủ chỉ tiêu của Bộ TT&TT. Tôi phải ngồi tự "cứu" sim, đến 24h đêm thì cột số sim đó lại, sáng hôm sau ngủ dậy lôi ra làm tương tự suốt năm ngày liền. Hiện tại tôi chờ xem tình hình thế nào chứ không để mất trắng số sim này được”, chị Hương cho biết.
Cũng theo chị Hương, từ ngày có thông báo của Bộ TT&TT về thu hồi sim "rác", tình hình kinh doanh ế ẩm hẳn vì người bán không biết trả lời người mua như thế nào, trong khi người mua thì e dè khi mua về dùng sẽ bị hủy số.
“Cửa hàng vẫn phải bán buôn bình thường, để còn đóng thuế, đóng tiền mặt bằng, tôi còn phải nuôi con. Nhưng bán buôn thì chậm hơn từ khi có công văn mới, vì chính người bán như tôi còn hoang mang không biết sim sau ngày 1/11 sẽ như thế nào huống chi là người mua”, chị Hương cho biết.
Tác giả bài viết: Thái Nguyễn - Minh Hoàng
Nguồn tin: