Đề xuất khoán tiền điện thoại đối với lãnh đạo
- 17:06 31-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dự thảo luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) có điểm nêu sẽ khoán một số chi phí như tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng, điện thoại di động.
Một trong những điểm mới của dự thảo luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tại Quốc hội sáng 31-10 là sẽ khoán một số chi phí, như tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng, điện thoại di động.
Theo dự thảo, sẽ bổ sung một số hình thức mới trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, xử lý tài sản công bao, gồm mua sắm tập trung; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công-tư (PPP), khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
Cụ thể, việc khoán kinh phí sử dụng tài sản được áp dụng đối với nhà công vụ, ôtô phục vụ chức danh và ôtô phục vụ công tác chung của cơ quan nhà nước; điện thoại công vụ tại nhà riêng, điện thoại di động và các tài sản khác theo chế độ quản lý, sử dụng đối với từng loại tài sản công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Theo tờ trình mà Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày, việc khoán kinh phí là phương thức được ưu tiên khi có nhu cầu sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chỉ khi không áp dụng được phương thức khoán mới áp dụng các phương thức khác.
Trình bày báo cáo thẩm tra dự luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng dự luật lần này cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Nhà nước theo mức độ thiệt hại thực tế nếu người sử dụng có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Mức độ xử lý với người để thất thoát có thể là kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc cao nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo dự thảo, sẽ bổ sung một số hình thức mới trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, xử lý tài sản công bao, gồm mua sắm tập trung; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo hình thức đối tác công-tư (PPP), khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
Cụ thể, việc khoán kinh phí sử dụng tài sản được áp dụng đối với nhà công vụ, ôtô phục vụ chức danh và ôtô phục vụ công tác chung của cơ quan nhà nước; điện thoại công vụ tại nhà riêng, điện thoại di động và các tài sản khác theo chế độ quản lý, sử dụng đối với từng loại tài sản công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Theo tờ trình mà Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày, việc khoán kinh phí là phương thức được ưu tiên khi có nhu cầu sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chỉ khi không áp dụng được phương thức khoán mới áp dụng các phương thức khác.
Trình bày báo cáo thẩm tra dự luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng dự luật lần này cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Nhà nước theo mức độ thiệt hại thực tế nếu người sử dụng có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Mức độ xử lý với người để thất thoát có thể là kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc cao nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tác giả bài viết: Đ.Bình
Nguồn tin: