Giật tóc, đánh phụ nữ rách đầu: ‘Vùi hoa dập liễu’ sao là quân tử?
- 06:57 31-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
"Dân gian có câu không đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa nhưng giờ mọi sự đã khác”, GS.TS Đặng Cảnh Khanh viện dẫn để nói về những vụ việc đấng mày râu sử dụng bạo lực với phụ nữ thời gian qua.
►Trần tình của cán bộ ngân hàng đánh nữ nhân viên cây xăng
► Nữ nhân viên cây xăng bị cán bộ ngân hàng đánh rách đầu: "Tôi phải nhập viện, nghỉ làm 3 ngày"
► Sếp ngân hàng lên tiếng vụ cấp dưới đánh nữ nhân viên cây xăng
► Nam cán bộ ngân hàng đánh rách đầu nữ nhân viên bán xăng
Một nữ nhân viên hàng không bị 2 người đàn ông giật tóc, đánh vào đầu ngay tại sân bay. Nữ nhân viên bán xăng tại Nghệ An bị khách hàng nam to khỏe đánh rách đầu vì nghi bơm thiếu xăng. Đây chỉ là 2 vụ điển hình nhất cho hiện tượng sử dụng bạo lực với phụ nữ thời gian qua. Điều gì khiến cho các đấng mày râu thích sử dụng nắm đấm nói chuyện với phái đẹp như vậy?
PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với GS.TS Đặng Cảnh Khanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) về câu chuyện gia tăng bạo lực với phụ nữ thời gian gần đây.
► Nữ nhân viên cây xăng bị cán bộ ngân hàng đánh rách đầu: "Tôi phải nhập viện, nghỉ làm 3 ngày"
► Sếp ngân hàng lên tiếng vụ cấp dưới đánh nữ nhân viên cây xăng
► Nam cán bộ ngân hàng đánh rách đầu nữ nhân viên bán xăng
Một nữ nhân viên hàng không bị 2 người đàn ông giật tóc, đánh vào đầu ngay tại sân bay. Nữ nhân viên bán xăng tại Nghệ An bị khách hàng nam to khỏe đánh rách đầu vì nghi bơm thiếu xăng. Đây chỉ là 2 vụ điển hình nhất cho hiện tượng sử dụng bạo lực với phụ nữ thời gian qua. Điều gì khiến cho các đấng mày râu thích sử dụng nắm đấm nói chuyện với phái đẹp như vậy?
PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với GS.TS Đặng Cảnh Khanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) về câu chuyện gia tăng bạo lực với phụ nữ thời gian gần đây.
GS.TS Đặng Cảnh Khanh: "Đánh phụ nữ là hành vi hèn hạ'.
Thời gian vừa qua, nhiều vụ việc hành hung, sử dụng bạo lực với phụ nữ liên tục diễn ra. Theo ông, tại sao lại xảy ra nhiều cảnh tượng “vùi hoa dập liễu” đến vậy?
Trước hết, việc tăng bạo lực trong xã hội là điều cần lên án, nhưng trong đà tăng đó, những vụ việc bạo lực với phụ nữ và trẻ em lại tăng nhiều hơn so với các đối tượng khác. Đây là điều rất đáng suy nghĩ. Bởi lẽ, đó không chỉ là bạo lực mà còn là biểu hiện của sự hèn hạ.
Trước đây, trong dân gian coi việc bắt nạt những người yếu hơn mình là tiểu nhân. Hay, xưa, đấu kiếm với nhau lỡ có rơi kiếm thì cũng cho nhặt rồi mới đánh tiếp. Người xưa thường đề cao tính cao thượng, không bắt nạt kẻ yếu, không lén lút dùng ám khí, gạch đá. Bây giờ, người ta sẵn sàng dùng mọi hành vi với bất kể ai.
Dân gian có câu “không đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa” nhưng đáng tiếc giờ mọi sự đã khác.
Như ông nói, đàn ông, đấng trượng phu xưa phải là người biết “thương hoa tiếc ngọc”, không đánh kẻ yếu hơn mình là phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay, các vụ việc như trên xảy ra thậm chí ngay ở nơi công cộng. Điều gì khiến cho họ không thèm đếm xỉa gì đến sĩ diện của một đấng mày râu để tấn công người phụ nữ, thưa ông?
Xin nói ngay rằng, những kẻ đó không thể là đại diện giới đàn ông bây giờ. Bằng chứng là trong vụ đánh nữ nhân viên hàng không tại sân bay, chúng ta đã chứng kiến ngay hành động mã thượng kịp thời của anh chàng “hiệp sĩ áo đen”.
Nhưng, cũng xin nói thật là trong những cuộc phỏng vấn sâu mà chúng tôi thực hiện với các cô gái bắt đầu yêu, họ có chia sẻ rằng, tại sao người đàn ông ngày xưa họ mạnh mẽ, có tố chất nam tính rõ ràng, là chỗ dựa cho họ nhưng giờ thật khó để tìm được người như vậy.
Bây giờ có không ít những người đàn ông bên ngoài hùng mạnh, cơ bắp, tập tành suốt ngày nhưng tâm hồn thì yếu đuối. Đi với người yêu gặp sự cố thì họ đẩy bạn gái ra trước, núp sau “bóng hồng nhan” chưa biết đối thủ ra sao đã muốn chạy. Thật đáng buồn khi nghe những tâm sự này.
Bạo lực với bất kỳ ai đều không nên xảy ra và bạo lực với phụ nữ, trẻ em càng là điều tệ hại. Theo ông, xã hội và dư luận phải có hành động gì giúp thay đổi hành vi thích dùng bạo lực với người yếu thế trong xã hội?
Xã hội nên có sự nhìn nhận nghiêm khắc hơn nhưng ở một góc độ nhất định cũng nên vị tha hơn với nhóm đối tượng đã đánh mất tính cao thượng, đàn ông của mình như nói ở trên.
Xét cho cùng, những kẻ thích dùng bạo lực với phụ nữ đáng lên án nhưng cũng đáng thương hại. Xã hội cần giúp đỡ họ để có được lòng cao thượng, giúp họ trở thành những đấng trượng phu, có tinh thần của người đàn ông thực thụ, là chỗ dựa, trụ cột cho gia đình, xã hội.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Tác giả bài viết: Đỗ Thơm
Nguồn tin: Báo Người Đưa Tin
Nguồn tin: Báo Người Đưa Tin