Có 5,5 triệu USD rồi mất chức, đại gia 'ngậm đắng nuốt cay'
- 09:31 30-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tỷ phú USD thứ 2 Việt Nam
Cú tăng bứt phá ngoạn của một loại cổ phiếu đã đưa ông Trịnh Văn Quyết, cổ đông lớn của DN này và cũng là ông chủ của một số DN khác, trở thành tỷ phú đô la thứ 2 trong lịch sử TTCK Việt Nam.
Tính tổng giá trị tài sản của ông Quyết ở 2 mã cổ phiếu ROS và FLC nắm giữ là hơn 22,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,02 tỷ USD).
Đứng đầu danh sách tỷ phú ở Việt Nam hiện nay là ông Phạm Nhật Vượng, người duy nhất được Forbes xếp hạng với hơn 30 ngàn tỷ đồng.
Đào Chi Anh rời The KAfe
CEO KAfe Đào Chi Anh không tìm được tiếng nói chung với hội đồng quản trị nên đã xin nghỉ từ ngày 25/10.
CEO của KAfe
Năm 2013, Đào Chi Anh sáng lập KAfe Group, công ty khai thác và phát triển 4 nhãn hiệu The KAfe, The KAfe Village, The KAfe Box và The Burger Box.
Giữa tháng 10/2015, Đào Chi Anh là cái tên gây sốt trong cộng đồng start-up Việt khi dự án của cô huy động thành công 5,5 triệu USD ngay trong vòng đầu tiên của quá trình gọi vốn từ các quỹ đầu tư tại London và Hồng Kông.
Đến tháng 6/2016, dư luận xôn xao về việc The Kafe bị đối tác tố chây ỳ công nợ và chiếm dụng vốn kinh doanh đến hàng tỷ đồng.
10 năm của những người giàu nhất trên sàn
Năm 2006, ông Trương Gia Bình trở thành người giàu nhất trên TTCK. Tính theo giá khớp lệnh cổ phiếu FPT ngày 29/12/2006 là 460.000 đồng mỗi cổ phiếu thì tài sản của ông Bình đạt gần 2.400 tỷ đồng. Sau 10 năm, ông đang xếp vị trí thứ 17 với tổng tài sản đạt 1.438 tỷ đồng.
Ông Bình rời khỏi vị trí những người giàu trên sàn CK
Bầu Đức sau một năm giữ vị trí quán quân đã nhường ngôi đầu bảng cho tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng. Hiện ông chủ Hoàng Anh Gia Lai cũng rớt khỏi Top 10 do cổ phiếu HAG giảm không phanh, xuống vị trí 12 với 1.833 tỷ đồng.
Hai lãnh đạo của MPC là ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình hiện nay đều vắng mặt trong Top 200 người giàu nhất trên TTCK.
Người duy nhất trụ vững ở vị trí số 1 trong Top 10 người giàu nhất TTCK Việt Nam từ năm 2009 đến nay là tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng.
Đại gia bị lừa ngậm đắng nuốt cay
Bị các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn, công nghệ cao, chiếm đoạt gần 4 tỷ đồng nhưng ông N lại ngại tố cáo vụ việc với các cơ quan chức năng. Số tiền gần bốn tỉ đồng mà ông N. chuyển vào tài khoản của công ty K. để thanh toán cho các đơn hàng thực chất không phải là của công ty K... mà là của một tổ chức lừa đảo.
Sau khi phát hiện bị lừa, ông đã nhờ cơ quan chức năng của Hồng Kông giúp đỡ nhưng không có kết quả. Lần tìm đến địa chỉ đăng ký số tài khoản này thì đây là trụ sở của một công ty ở Quảng Châu, Trung Quốc nhưng không còn hoạt động.
Liên hệ với các luật sư ở Hồng Kông nhờ can thiệp theo pháp luật thì chi phí quá cao trong khi khả năng thành công của vụ việc là “mò kim đáy bể”.
Lúc đó, người ông phờ phạc vì chính suy nghĩ tự trách mình, giận mình, quá bất cẩn. Cả tháng sau đó tâm trạng ông mới từ từ “cân bằng” trở lại...
Cha tỷ phú USD số 1, con thừa kế 0 đồng
Trong khi các đại gia Việt thừa kế hàng chục tỷ đồng cho con, thì ông Bill Gates lại dành số tiền 70 tỷ USD để làm từ thiện. Tỷ phú Mỹ chia sẻ rằng, thay vì nhận được những tờ tiền chỉ có giá trị vật chất, con cái của ông sẽ nhận được một nền giáo dục tuyệt với để bắt đầu sự nghiệp riêng của mình.
Tỷ phú giàu nhất thế giới
Việc để cho ba con, hai gái và một trai, thừa kế khoản tiền lớn sẽ "bóp méo bất cứ dự định nào" mà chúng có thể làm.
Tuy nhiên, Bill Gates cũng cho biết ông sẽ để ra một khoản nho nhỏ, trong trường hợp các con của mình thực sự cần thiết. Dù vậy, ông vẫn khuyến khích con cái mình có một cuộc sống tự lập riêng.
Bim bim nhà giàu giá 250.000 đồng/miếng
Loại khoai tây chiên giòn đắt nhất thế giới này được ướp 5 loại mùi vị đặc biệt, bao gồm nấm Matsutake từ Thụy Điển, nấm rong biển từ quần đảo Faroe, rau thì là từ bán đảo Bjäre, hành tây từ Leksand và bia Anh.
Miếng snack đắt nhất thế giới
Đây là món ăn nhanh đắt nhất thế giới, với giá 45,68 bảng Anh (1,250 triệu đồng)/hộp 5 miếng, tương đương gần 250.000 đồng/miếng.
Tranh nhau lấy hàng hiệu nhái
Nhiều sản phẩm thời trang các loại (túi xách, ví da, dây lưng, đồng hồ, vòng đeo tay,... ) giả mạo các nhãn hiệu thời thượng như Dior, Hermes, Louis Vuitton,... chưa kịp chuyển hàng đi tiêu huỷ thì hiện trường đã nhốn nháo vì mọi người xông vào "cướp"
Tranh nhau lấy hàng hiệu giả tại buổi tiêu hủy
Việc hy hữu này xảy ra tại buổi tiêu hủy tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính do Thanh tra Bộ KH-CN cùng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP Hà Nội tổ chức ngày 21/10.
Số lượng sản phẩm bị tiêu huỷ gồm 2.349 sản phẩm bao gồm: 726 chiếc túi xách, 1.057 chiếc ví da, 39 chiếc dây lưng, 06 chiếc đồng hồ đeo tay, 19 chiếc vòng đeo tay, 290 logo, 210 mặt dây lưng và 02 bán thành phẩm túi xách.
Đây là lần đầu tiên đã xảy ra một sự cố nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật về sở hữu công nghiệp, gây ra dư luận xấu trong xã hội.
Tác giả bài viết: B.Anh
Nguồn tin: