Nghệ An 24h

http://nghean24h.vn


Trưởng thôn thu lại tiền cứu trợ lũ lụt: Có ai nghĩ ông ấy đang làm việc thiện?

Thông tin về việc trưởng thôn đến các gia đình ở vùng lũ thu lại bớt tiền được cứu trợ làm đa số phẫn nộ, nhưng có ai nghĩ ông ấy đang làm việc thiện như chúng ta đã làm?
► Phó bí thư Quảng Bình trải lòng việc ăn chặn tiền cứu trợ
► Sáu trưởng thôn trần tình việc thu lại tiền cứu trợ
► Nhiều người bất bình khi bị thu hồi tiền cứu trợ để chia đều

Nhà cũng nghèo, cũng ngập, nhưng không bao giờ có tên trong danh sách nhận quà cứu trợ, đã thế còn “trên chửi xuống, dưới chửi lên” là nỗi khổ của các bác trưởng thôn mùa lũ.

Nỗi khổ của bác trưởng thôn

Những ngày qua, câu chuyện về một số cán bộ của thôn Trung Thôn (xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) thu lại phần lớn số tiền cứu trợ lũ lụt đã trở thành tâm điểm bàn tán ồn ào của người dân.

Trên các trang mạng xã hội, là hừng hực khí thế của những nhà nhân danh đạo đức học ra sức miệt thị, chửi bới cán bộ thôn, và cay độc mỉa mai tất cả những người đã và đang tham gia vào hoạt động cứu trợ, từ thiện người dân vùng lũ, coi đó là việc làm vô bổ, mang tiền đi cho một số kẻ bất lương, cuồn cuộn dòng thông tin suy diễn một chiều.

Không thấy ai ngược dòng đặt câu hỏi, liệu cán bộ thôn Trung Thôn có tư lợi, tham ô không hay họ đi thu tiền rồi chia đều cho từng hộ dân, và nếu chia đều, thì có công bằng hơn không? Việc đầu tiên của đại đa số, là chửi bới và bày tỏ quan điểm.

Người trưởng thôn nông dân cả đời chỉ biết lo toan chạy lũ ấy chắc không bao giờ nghĩ có một ngày, mình lại trở nên nổi tiếng bất đắc dĩ, phải ngồi khổ sở “trần tình” như thế này.


Người trưởng thôn nông dân cả đời chỉ biết lo toan chạy lũ ấy chắc không bao giờ nghĩ có một ngày, mình lại trở nên nổi tiếng bất đắc dĩ, phải ngồi khổ sở “trần tình” như thế này. 

Trong chuyến cùng đoàn cứu trợ đến huyện Hương Khê, Hà Tĩnh những ngày lũ ngập lịch sử vừa qua, người viết đã tận mắt chứng kiến những gì mà đại đa số mọi người chỉ thấy qua đài báo, tivi. Đó là mênh mông nước lũ đục ngàu, là sự nhọc nhằn hằn rõ trên mỗi gương mặt, là vất vả thiếu thốn trăm bề.

Nhưng có một điều không nhiều người biết, là nỗi khổ của những người đứng đầu thôn xóm như bác trưởng thôn ở Quảng Bình kia, mỗi mùa lũ về.

Nhà cũng bị ngập, đồ đạc cũng bị cuốn trôi, gia súc gia cầm cũng không còn con nào trong chuồng, nhưng chưa kịp đỡ đần vợ con, những người đứng đầu các thôn, xóm ấy đã tất bật kêu gọi cán bộ, thanh niên trai tráng, vội vã đến những gia đình vừa có đứa con bị gãy tay do chạy lũ, vừa có căn bếp bị tốc mái, hay có cụ bà sống neo đơn một mình…để mỗi người một chân một tay giúp đỡ.

Đến khi có các đoàn cứu trợ về, thì lúc này mới thực là nỗi khổ của bác trưởng thôn. Chưa kịp khấp khởi mừng vì người nông dân nghèo xóm mình có thêm chút quà hỗ trợ từ tấm lòng thơm thảo của đồng bào khắp cả nước, đã phải “đau đầu” nghĩ cách làm sao phân phát cho công bằng, cho bà con khỏi thắc mắc.

Đoàn cứu trợ mang tới 50 suất quà, mà thôn có tới 200 hộ, trong số ấy đến 80% hộ nghèo, còn tính hộ ngập do lũ thì cả 100%, mà so đo để xem chia quà cho nhà nào thì nó vô cùng lắm, nên không thể tránh khỏi việc sẽ có những người cảm thấy không công bằng. Đó là chưa kể, 10 đoàn cứu trợ thì cả 10 đoàn chọn những hộ gia đình nghèo nhất, bị lũ cuốn trôi nhiều nhất để trao quà.

Thế nên, có hộ thì nhận quà của tất cả các đoàn cứu trợ, có hộ thì chỉ biết đứng ở hàng rào quẹt nước mắt vì không bao giờ tới lượt nhà mình.

Đó là lý do tại sao bác trưởng thôn phải đi thu lại bớt tiền để có thể san sẻ được cho nhiều hộ gia đình hơn, công bằng hơn.

 Điều đáng sợ nhất, là cả xã hội ngoài kia, từ người đóng góp chút ít vào quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt, đến những người chưa bao giờ rút một cắc ra khỏi túi lao vào chửi bới và u tối hóa sự nhân văn của con người.

Nhưng buồn một nỗi, chẳng ai đủ kiên nhẫn nghe bác ngồi giải thích lý do tại sao lại đi thu lại tiền. Dư luận nổi đóa suy luận số tiền đó chảy vào túi bác trưởng thôn rồi, và cứ thế lớn tiếng bài xích, tẩy chay tất tần tật những gì liên quan đến hoạt động cứu trợ.

Điều đáng sợ nhất, là cả xã hội ngoài kia, từ người đóng góp chút ít vào quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt, đến những người chưa bao giờ rút một cắc ra khỏi túi lao vào chửi bới và u tối hóa sự nhân văn của con người.

Họ chắc chưa bao giờ chứng kiến cảnh bác trưởng thôn gầy gò, đen đúa nhễ nhại chèo thuyền đưa đoàn cứu trợ tới từng hộ dân trong thôn để trao quà, mà chưa một lần đưa gia đình mình vào danh sách nhận hỗ trợ, dù nhà bác cũng nghèo, cũng ngập, cũng còn mỗi căn nhà tuềnh toàng tan hoang sau bão lũ.

Cứu trợ thế nào cho đúng?

Trước những ồn ào việc bác trưởng thôn thu lại tiền, nhiều người đặt câu hỏi, vậy phải cứu trợ như thế nào cho đúng, để người ủng hộ cảm thấy đồng quà tấm bánh của mình tới được nơi cần tới, và người nhận là những người xứng đáng.

Chứ không phải bao nhiêu mùa lũ là bấy nhiêu mùa bác trưởng thôn nghe than trách tứ phía, còn người có lòng thiện tâm thì hoài nghi, đến lòng tốt của mình cũng đắn đo khi sử dụng.


Ông Lê Hồng Quân (trái) - Trưởng thôn Trung Thôn trải lòng với PV - Ảnh: Nguyễn Vương. 

Các đoàn thể và cá nhân thường chủ động đến vùng chịu ảnh hưởng của bão lũ, mà không thông qua mặt trận Tổ quốc để biết nơi nào đã có các đoàn cứu trợ đến, nơi nào còn chưa nhận được sự hỗ trợ, khiến thôn thì đón cả chục đoàn cứu trợ, thôn thì người dân vẫn vật lộn ăn mì gói sống, không có lấy một cốc nước sạch sau lũ.

Đó là lý do những người nhiều năm tổ chức các hoạt động thiện nguyện đưa ra kinh nghiệm, các đoàn cứu trợ nên làm

việc trước với chính quyền, và có người đi khảo sát thực tế, tìm hiểu thiệt hại cụ thể, để biết người dân ở nơi đâu đang cần giúp đỡ nhất, và họ cần gì, thiếu thốn gì, từ đó có kế hoạch hỗ trợ chi tiết, đúng đối tượng. Làm đúng quy trình ấy, mỗi món quà trao đi, chắc chắn sẽ tới đúng tay người nhận.

Đâu đó từng nói, đại ý thế này, “bạn sẽ hối tiếc rất nhiều điều trong đời, nhưng bạn sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã làm việc tốt”, nên đừng hoài nghi hành động ủng hộ đồng bào bão lũ của mình là nên hay không nên, và có làm tiếp hay không, mà “làm người tốt và làm điều tốt, đó là tất cả những gì chúng ta phải làm”. Vì ngoài sự bình yên mỗi người đang có, là rất nhiều những cơ cực, nhọc nhằn và bất hạnh cần sự chung tay, san sẻ.

 

Tác giả bài viết: An Yên

Nguồn tin: