Những lái tàu bất đắc dĩ phải ‘cán chết người’: Ám ảnh cuộc đời
- 09:42 28-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
'Nhìn người tự tử lao ra trước đầu tàu, con tim chúng tôi như nghẹn lại, bất lực vì không thể hãm phanh, đứng tàu ngay để cứu sống mạng người trong cơn bồng bột', đó là lời nghẹn ngào của lái tàu Lê Hữu Phú.
Những tai nạn đường sắt luôn bất ngờ xảy ra. Đằng sau những sinh mạng đã ra đi là nỗi ám ảnh khôn nguôi của những lái tàu. Họ là người phải vững tay lái để bảo vệ sinh mạng cho cả ngàn con người nhưng trước những tình huống không thể có giải pháp như: tự tử, xe vượt đường chắn, họ đành bất lực và luôn đau đáu vì những tai nạn đau lòng trên.
Vụ tai nạn thảm khốc giữa ô tàu và tàu lửa mới đây đã cướp đi sinh mạng của 6 người tại Hà Nội. Tai nạn thường thảm khốc nhưng tai nạn với tàu hỏa thì khả năng sống sót là rất ít. Chưa kể, còn những tình huống oái ăm khác.
Vụ tai nạn thảm khốc giữa ô tàu và tàu lửa mới đây đã cướp đi sinh mạng của 6 người tại Hà Nội. Tai nạn thường thảm khốc nhưng tai nạn với tàu hỏa thì khả năng sống sót là rất ít. Chưa kể, còn những tình huống oái ăm khác.
VIDEO: Vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc khiến 6 người chết mới đây ở Hà Nội (nguồn VTV)
Luôn bất an
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Trần Thanh Băng, Quản đốc phân xưởng vận dụng xí nghiệp đầu máy Sài Gòn cho biết, lái tàu là một nghề vô cùng vất vả cả trí óc lẫn sức lực. Nhiều người nhìn vào nghĩ đây là việc nhẹ nhàng, nhưng không phải vậy. Mỗi khi lái tàu, anh em phải làm việc liên tục, căng thẳng bất kể ngày thường hay lễ, duy trì tuyến đường sắt Bắc Nam hoạt động đều đặn vận chuyển khách ngược xuôi ba miền.
Mỗi chuyến tàu khởi hành, chúng tôi luôn đặt vào đó niềm tin thuận buồm xuôi gió, cầu mong bình an khi tàu rời bến. Tuy nhiên, tai nạn thương tâm vẫn xảy ra ngay trước mắt tài xế một cách đều đặn, dù biết trước nhưng bất lực, không làm gì khác được.
Muốn dừng hẳn, đoàn tàu phải hãm phanh kéo dài đoạn đường từ 400 - 600m ẢNH: PHẠM HỮU
Theo ông Băng, giao thông đường sắt hiện có vô vàn trạm gác chắn. Trong đó, có trạm nhân viên túc trực ngày đêm kéo rào cảnh báo, có trạm gác tự động hoặc nơi có đường dân sinh nhỏ chạy ngang qua. Khi qua những điểm này anh em chạy tàu hay ám ảnh và tâm trí luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ.
Hơn 18 năm hoạt động trong nghề, anh Lê Hữu Phú (44 tuổi, đội phó lái tàu ga Sài Gòn) chia sẻ, với anh lái tàu là công việc nhiều vui buồn lẫn ác mộng. Trong mỗi chuyến hành trình, không lúc nào đoàn tàu không gặp những chướng ngại vật, nguy hiểm đếm tính mạng người đi đường.
VIDEO: Những tài xế lái tàu ở xí nghiệp đầu máy ga Sài Gòn
Theo anh Phú, những khu vực đông dân cư, nhiều người tự tiện mở đường nhỏ cắt ngang đường sắt, qua lại vô tư nên anh em lái tàu luôn sợ mỗi khi qua đây.
“Tàu lửa không giống phương tiện giao thông đường bộ muốn dừng là được ngay, mà cần có thời gian nhất định. Với tàu khách chạy 80km/h muốn dừng hẳn, lái tàu buộc hãm phanh gấp trên đoạn đường dài 400m mới dừng hẳn; tàu chở hàng nặng cũng phải 500 – 600m. Thành thử, thấy vật cản trên đường, muốn tránh va chạm cũng chịu”, anh Phú chia sẻ.
Người tự tử là điều mà nhiều tài xế luôn ám ảnh khi chạy tàu ẢNH: PHẠM HỮU
Là tài xế thâm niên hơn 30 năm trong lĩnh vực lái tàu, ông Phạm Xuân Sang (53 tuổi, đội trưởng đội lái tàu ga Sài Gòn) cho biết, ý thức tham gia giao thông của một số người hiện nay quá kém. Khi thấy đèn tín hiệu cảnh báo tàu sắp qua sáng lên, người chạy xe vẫn mặc nhiên qua lại, khiến lái tàu luôn lo lắng. Nhìn đoàn tàu dài di chuyển, mọi người nghĩ chạy tốc độ rất chậm, nhưng thật sự vận tốc lên 70 – 90km/h. Nhiều người vì muốn nhanh vài giây qua đường rồi phải hối hận không kịp.
Bên cạnh đó, nỗi lo của anh em khi chạy tàu hiện nay là sợ va chạm với phương tiện và người dân trên địa bàn TP, ra địa bàn tỉnh lại lo va chạm gia súc. Ông Sang cho biết, ở các tỉnh ven biển miền Trung trâu, bò, dê ...thả rông hai bên đường sắt rất đông. Có hôm đoàn tàu tông phải một con bò, chết. Những ngày sau đó, đoàn tàu qua đây liên tục bị một số người ném đá vào đầu máy và toa hành khách bể kính. Đến khi trình báo cơ quan chức năng địa phương, tình trạng này mới chấm dứt.
Ám ảnh tự tử
Trong một số trường hợp, tàu đang chạy tốc độ cao, người và phương tiện bất ngờ lao ra, tàu hãm phanh cách mấy cũng không thể cứu vãn. Đặc biệt, nguy hiểm nhất là trong những mùa bóng đá, do thua độ, nhiều người tìm đến cái chết như sự giải thoát.
“Cách đây 2 tháng, tại khu vực cách ga Hố Nai (Đồng Nai) hơn 1km, vào một buổi chiều, trời đang mưa tầm tả, tôi đang lái tàu cố gắng chú ý quan sát thì bất ngờ một thanh niên từ bên đường lao ra nằm ngay trên đường ray. Tôi mới hốt hoảng phanh gấp hết cỡ nhưng không thể cản nổi, đoàn tàu hàng chục toa lao qua vun vút, khiến ai cũng đau xót”, anh Phú nghẹn ngào kể.
Theo anh Phú, ngoài những vụ tai nạn chết người do tự vẫn, phần lớn tai nạn giao thông do người dân không chú ý quan sát khi qua đường sắt. Trong đó, có những vụ va chạm với ô tô, xe tải gây chết người, cản trở giao thông, gây thiệt hại nặng cho ngành đường sắt.
Nhiều trường hợp, người lái xe ô tô đóng kín cửa, bật nhạc lớn khi qua đường ray, không nghe tiếng còi tàu, thiếu chú ý quan sát dẫn đến bị tàu lửa tông vào gây hậu quả nghiêm trọng.
Anh Phú kể tiếp, vào một ngày tháng 7.2014, đoàn tàu do anh lái khởi hành từ Quy Nhơn (Bình Định) về ga Sài Gòn. Khi đến đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cách ga Sài Gòn 100m, tàu chạy chậm.
Bất ngờ, một phụ nữ trẻ tuổi lao ra giữa đường ray, cúi gằm mặt xuống như tìm một vật gì đó. Thấy vậy, tàu liên tục bóp còi cảnh báo. Tuy nhiên, khi tàu tới cách 10m, người này nằm thẳng dưới đường ray khiến tàu cán qua chết tại chỗ.
Bên cạnh đó, nỗi lo của anh em khi chạy tàu hiện nay là sợ va chạm với phương tiện và người dân trên địa bàn TP, ra địa bàn tỉnh lại lo va chạm gia súc. Ông Sang cho biết, ở các tỉnh ven biển miền Trung trâu, bò, dê ...thả rông hai bên đường sắt rất đông. Có hôm đoàn tàu tông phải một con bò, chết. Những ngày sau đó, đoàn tàu qua đây liên tục bị một số người ném đá vào đầu máy và toa hành khách bể kính. Đến khi trình báo cơ quan chức năng địa phương, tình trạng này mới chấm dứt.
Ám ảnh tự tử
Trong một số trường hợp, tàu đang chạy tốc độ cao, người và phương tiện bất ngờ lao ra, tàu hãm phanh cách mấy cũng không thể cứu vãn. Đặc biệt, nguy hiểm nhất là trong những mùa bóng đá, do thua độ, nhiều người tìm đến cái chết như sự giải thoát.
“Cách đây 2 tháng, tại khu vực cách ga Hố Nai (Đồng Nai) hơn 1km, vào một buổi chiều, trời đang mưa tầm tả, tôi đang lái tàu cố gắng chú ý quan sát thì bất ngờ một thanh niên từ bên đường lao ra nằm ngay trên đường ray. Tôi mới hốt hoảng phanh gấp hết cỡ nhưng không thể cản nổi, đoàn tàu hàng chục toa lao qua vun vút, khiến ai cũng đau xót”, anh Phú nghẹn ngào kể.
Theo anh Phú, ngoài những vụ tai nạn chết người do tự vẫn, phần lớn tai nạn giao thông do người dân không chú ý quan sát khi qua đường sắt. Trong đó, có những vụ va chạm với ô tô, xe tải gây chết người, cản trở giao thông, gây thiệt hại nặng cho ngành đường sắt.
Nhiều trường hợp, người lái xe ô tô đóng kín cửa, bật nhạc lớn khi qua đường ray, không nghe tiếng còi tàu, thiếu chú ý quan sát dẫn đến bị tàu lửa tông vào gây hậu quả nghiêm trọng.
Anh Phú kể tiếp, vào một ngày tháng 7.2014, đoàn tàu do anh lái khởi hành từ Quy Nhơn (Bình Định) về ga Sài Gòn. Khi đến đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cách ga Sài Gòn 100m, tàu chạy chậm.
Bất ngờ, một phụ nữ trẻ tuổi lao ra giữa đường ray, cúi gằm mặt xuống như tìm một vật gì đó. Thấy vậy, tàu liên tục bóp còi cảnh báo. Tuy nhiên, khi tàu tới cách 10m, người này nằm thẳng dưới đường ray khiến tàu cán qua chết tại chỗ.
Lái tàu là công việc nhiều vui buồn lẫn ác mộng ẢNH: PHẠM HỮU
“Thấy họ sắp chết ngay trước mắt đó, nhưng chúng tôi bất lực không thể làm gì khác. Những hình ảnh đau đớn cứ mãi ám ảnh, tôi buồn không thể tả. Sau này, khi lái tàu qua đây, dù không có người nhưng chúng tôi luôn bóp một tiếng còi xem như lời chào với người quá cố”, anh Phú nói.
Nhớ lại những lần thót tim khi chạy tàu, anh Lê Hữu Phú như dỡ khóc dỡ cười kể, trong một lần chạy qua địa bàn một tỉnh miền Trung, thấy dòng xe cộ đông đúc băng ngang đường ray, anh hoảng hốt hãm ga hết sức để tàu chậm lại. Lúc tàu vừa đến, một chiếc ô tô cũng vừa vượt qua khỏi rất may không xảy ra va quẹt. Người lái ô tô còn vẫy tay theo chào, còn những người chạy xe máy vọng theo chửi thề, dù anh vừa mới cứu họ xong.
Cũng theo anh Phú, thời gian lái tàu vừa qua cũng có một số vụ tai nạn ám ảnh anh mãi đến tận hôm nay. Như ngày 15.7.2014 tại km 1674+100, lúc tàu chạy tốc độ 60 km/h thì anh hoảng hốt thấy một phụ nữ ngồi khóc trên đường ray từ xa. Tàu đến gần, người này vẫn không lay chuyển, anh vội mở cửa ngoài người đưa tay la hét, báo hiệu tránh ra, cho đến lúc người phụ nữ bị cán vì hãm phanh không kịp.
“Thật sự lúc đó tôi không biết nghĩ gì nữa, chỉ hét lên khuyên người này tránh ra. Nhưng tôi không thành công, nhìn người phụ nữ bị bánh xe cán qua ken két, tôi chỉ biết đau buồn. Khi tàu dừng hẳn, tôi mới xuống tàu lại hiện trường thì bị một người đàn ông là chồng nạn nhân lao tới hành hung, cho rằng do tôi mà vợ anh ta chết. Sau đó mới biết hai vợ chồng nạn nhân cãi nhau, chị lao vào đường ray tự tử. Đó là nỗi ám ảnh mà có lẽ không bao giờ quên được trong nghề lái tàu của mình”, anh Phú tâm sự.
Cũng có nhiều trường hợp xe tải chạy ngang đường ray chết máy, tài xế không biết cách xử lý nên tàu lửa lao tới đâm phải.
Theo anh Phú, trong trường hợp này, người lái xe nên bình tĩnh nhờ thêm một người nữa chạy dọc theo hai đầu đường ray khoảng 600 – 700m. Ban đêm thì đốt một ngọn đuốc sáng hoặc đèn pin quay vòng tròn trước đầu tàu. Ban ngày, cầm mảnh vải màu đỏ hoặc một vật gì đó cũng quay tròn để nhân viên lái tàu biết sự cố, hãm phanh dừng tàu gấp tránh gây tai nạn.
Nhớ lại những lần thót tim khi chạy tàu, anh Lê Hữu Phú như dỡ khóc dỡ cười kể, trong một lần chạy qua địa bàn một tỉnh miền Trung, thấy dòng xe cộ đông đúc băng ngang đường ray, anh hoảng hốt hãm ga hết sức để tàu chậm lại. Lúc tàu vừa đến, một chiếc ô tô cũng vừa vượt qua khỏi rất may không xảy ra va quẹt. Người lái ô tô còn vẫy tay theo chào, còn những người chạy xe máy vọng theo chửi thề, dù anh vừa mới cứu họ xong.
Cũng theo anh Phú, thời gian lái tàu vừa qua cũng có một số vụ tai nạn ám ảnh anh mãi đến tận hôm nay. Như ngày 15.7.2014 tại km 1674+100, lúc tàu chạy tốc độ 60 km/h thì anh hoảng hốt thấy một phụ nữ ngồi khóc trên đường ray từ xa. Tàu đến gần, người này vẫn không lay chuyển, anh vội mở cửa ngoài người đưa tay la hét, báo hiệu tránh ra, cho đến lúc người phụ nữ bị cán vì hãm phanh không kịp.
“Thật sự lúc đó tôi không biết nghĩ gì nữa, chỉ hét lên khuyên người này tránh ra. Nhưng tôi không thành công, nhìn người phụ nữ bị bánh xe cán qua ken két, tôi chỉ biết đau buồn. Khi tàu dừng hẳn, tôi mới xuống tàu lại hiện trường thì bị một người đàn ông là chồng nạn nhân lao tới hành hung, cho rằng do tôi mà vợ anh ta chết. Sau đó mới biết hai vợ chồng nạn nhân cãi nhau, chị lao vào đường ray tự tử. Đó là nỗi ám ảnh mà có lẽ không bao giờ quên được trong nghề lái tàu của mình”, anh Phú tâm sự.
Cũng có nhiều trường hợp xe tải chạy ngang đường ray chết máy, tài xế không biết cách xử lý nên tàu lửa lao tới đâm phải.
Theo anh Phú, trong trường hợp này, người lái xe nên bình tĩnh nhờ thêm một người nữa chạy dọc theo hai đầu đường ray khoảng 600 – 700m. Ban đêm thì đốt một ngọn đuốc sáng hoặc đèn pin quay vòng tròn trước đầu tàu. Ban ngày, cầm mảnh vải màu đỏ hoặc một vật gì đó cũng quay tròn để nhân viên lái tàu biết sự cố, hãm phanh dừng tàu gấp tránh gây tai nạn.
Tài xế lái tàu phải làm việc liên tục bất kể ngày lễ ẢNH: PHẠM HỮU
Ông Phạm Xuân Sang thêm, khi gặp tai nạn đường sắt, nhân viên tàu không chỉ đơn giản ghi lại biên bản hiện trường, mà phải mô tả chi tiết cụ thể trước và sau khi xảy ra vụ việc.
Theo ông Sang, có một số trường hợp nạn nhân bị hung thủ sát hại và để xác trên đường ray cho xe lửa cán qua phi tang. Lúc đó, biên bản nhân viên lái tàu là mấu chốt của việc điều tra.
“Cách đây 3 năm, trên chuyến tàu Bắc Nam, qua địa phận khu sông Mao (Bình Thuận) phát hiện một người nằm trên đường ray bị tàu cán qua, nhân viên tàu lập biên bản phản ánh người này nằm bất động trên đường ray trước khi tàu chạy tới. Nhờ chi tiết đó, cơ quan điều tra đã lần ra được kẻ thủ ác giết người phi tang phải đền tội”, ông Sang kể.
“Khi mấy anh em tổ lái gặp và chứng kiến phải tai nạn thương tâm, những người quản lý chúng tôi cũng rất hiểu tâm trạng và sẵn sàng đồng ý cho anh em nghỉ phép vài ngày để cân bằng tâm lý tiếp tục làm việc”, ông Trần Thanh Băng, Quản đốc phân xưởng vận dụng xí nghiệp đầu máy Sài Gòn chia sẻ. |
Thấy họ sắp chết ngay trước mắt đó, nhưng chúng tôi bất lực không thể làm gì khác. Những hình ảnh đau đớn cứ mãi ám ảnh, tôi buồn không thể tả. Sau này, khi lái tàu qua đây, dù không có người nhưng chúng tôi luôn bóp một tiếng còi xem như lời chào với người quá cố. Tài xế Lê Hữu Phú |
Tác giả bài viết: An Huy - Phạm Hữu
Nguồn tin: