Kỳ bí cô gái 100 ngày âm thầm đào giếng bằng chiếc muỗng ăn cơm
- 09:12 28-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người dân ở xã Bình Mỹ xôn xao bàn tán chuyện một cô gái tâm thần là Huỳnh Thị Nhàn đã tự đào giếng chỉ bằng những vật dụng đơn giản như chiếc liềm gãy, muỗng, ca nhôm.
Người dân ở xã Bình Mỹ (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) xôn xao bàn tán chuyện một cô gái tâm thần là Huỳnh Thị Nhàn (sinh năm 1987) đã tự đào giếng chỉ bằng những vật dụng đơn giản như chiếc liềm gãy, muỗng (thìa), ca nhôm.
Cô gái tâm thần và đôi tay “vàng”
Khi chúng tôi đến nhà cô gái tâm thần nhưng làm được cái việc phi thường kia thì vẫn thấy Huỳnh Thị Nhàn đang ở dưới giếng và cặm cụi đào đất, khẩn trương hoàn thiện “công trình thế kỷ” của đời mình. Theo cha mẹ ruột của Nhàn là ông Huỳnh Kỳ (60 tuổi) và bà Hồ Thị Quế (62 tuổi), Nhàn là đứa con gái thứ 4 trong số 5 anh em. Nhàn bị câm điếc và mắc chứng bệnh thần kinh từ khi lên 10 tuổi. Và chiếc giếng trên được Nhàn đào từ bằng những vật dụng khó tin.
Suốt 3 tháng trời, cứ 5 giờ sáng, hễ ngủ dậy là Nhàn lại lao ra ngay góc vườn, nơi có chiếc giếng cô vẫn đang đào dở. Hôm chúng tôi tới, chiếc giếng đã sâu hun hút, từ miệng giếng xuống đáy tròn trịa, đẹp đẽ một cách đáng kinh ngạc.
Thấy có người lạ, Nhàn lấm lét ôm tô cơm chạy ra một gốc cây bên góc vườn ngồi ăn tiếp. Xong bữa trưa, Nhàn lại lao ngay vào công việc, bằng những động tác khá thuần thục, Nhàn đưa một chân bước xuống bậc thang tự tạo bằng cách khoét sâu vào phía trong vách, chân kia đạp vào thành đối diện và 2 tay dang rộng sang 2 bên, rồi chầm chậm tụt xuống dưới đáy một cách nhẹ nhàng.
Khoảng hơn 5 phút sau, khi đất đào được đã đổ đầy vào chiếc gàu tự tạo bằng can nhựa tròn cũ nối với chiếc dây tếch bằng vải, Nhàn leo lên trên miệng và kéo gàu đất lên đổ sang cạnh bên... Cứ thế công việc đào giếng của Nhàn diễn ra suốt nhiều tháng liền với nỗ lực đáng kinh ngạc.
Ban đầu, Huỳnh Thị Nhàn chỉ dùng chiếc muỗng nhôm để xúc đất. Sau đó muỗng bị gãy nên Nhàn dùng nắp cà men thay thế. Tính đến thời điểm này, giếng đã sâu khoảng 10m và hiện Nhàn vẫn đang tiếp tục đào.
Dù không sử dụng bất cứ một dụng cụ đo đạc gì, thế nhưng miệng giếng tròn trịa, thành giếng phẳng phiu đến khó tin. “Để đào được giếng tròn và sâu thẳng như vậy nếu không dùng thước và dây để gióng cho khỏi lệch trong quá trình đào, thì khó có người thợ nào đào được như vậy”, anh Nguyễn Thanh Bính, một thợ đào giếng chuyên nghiệp trong vùng nhận định.
Ông Kỳ cho hay: "Đến nay độ sâu của giếng đã gần 10m, thế nhưng ngày ngày vẫn thấy con gái ra đào nên gia đình rất lo. Tuy nhiên không ai dám lấp giếng do lo ngại với tính bất thường của con, Nhàn sẽ có những phản ứng tiêu cực, hại bản thân. Vì vậy mà mọi người trong nhà luân phiên nhau và nhờ cả hàng xóm ở gần trông chừng giúp mà thôi".
Trao đổi với phóng viên về việc con gái mình… thích đào giếng, ông Huỳnh Kỳ cho biết: “Lúc đầu vợ chồng tôi cứ tưởng đấy chỉ là sự nghịch ngợm vô thức nhất thời của đứa con bị thần kinh. Thế nhưng, dù ngày hay đêm, mưa hay nắng hễ khi nào tỉnh dậy là nó lại chui xuống giếng để đào. Ban đầu gia đình tôi còn tìm cách ngăn cản, có lúc lấp lại nhưng nó vẫn cứ đào. Thấy giếng mỗi ngày một sâu, sợ nó gặp nguy hiểm, nên vợ chồng phải chia nhau canh chừng nó”.
Bà Quế kể tiếp, suốt từ mấy tháng nay, Nhàn cứ miệt mài “thi công” theo một quy trình tự đặt ra. Lúc đầu, Nhàn dùng chiếc liềm gãy để xới đất, tự xác định hình tròn của miệng giếng. Sau đó dùng chiếc thố nhựa màu xanh xúc đất thừa, đổ vào chiếc rổ để sẵn trên miệng giếng. Đến khi rổ đầy đất thì Nhàn đem đi đổ ở một góc vườn. Cứ như vậy, Nhàn dành hết thời gian của mình vào công việc đào giếng. Cả ngày đào vẫn chưa đủ, Nhàn thường hay thức dậy vào khoảng 2, 3 giờ sáng để tiếp tục.
Đến khi giếng sâu quá đầu người, Nhàn liền khoét đất tạo nhiều ô vuông rỗng trên thành giếng, tạo thành một chuỗi bậc thang để leo xuống đáy và tiếp tục công việc đào xới quen thuộc. Một công việc hết sức công phu và đòi hỏi sự khéo léo cao.
Tưởng bệnh tật từ thuở nhỏ đã lấy đi tất cả của cô gái này nhưng bù lại, ông trời đã phú cho Huỳnh Thị Nhàn đôi bàn tay khéo léo đến kỳ lạ. Cô gái câm điếc bẩm sinh này có thể nặn tượng bằng đất sét và đan lát rất “nghề”.
Em Huỳnh Văn Thắng là em trai của Nhàn hồ hởi khoe: “Không hiểu chị Nhàn học ở đâu mà nặn tượng giỏi lắm. Hễ đi đâu thấy cái gì hay hay thì lúc về đến nhà chị liền lấy đất sét có sẵn trong vườn nhào nặn thành vật giống hệt như vậy”.
Nhìn những đồ vật bằng đất sét được bày ra trước mặt, chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng, không dám tin chúng được làm ra từ đôi tay gầy guộc và ánh mắt vô hồn của cô gái câm điếc, mắc chứng bệnh tâm thần từ bé.
Ngoài ra, Nhàn cũng có khiếu trong việc đan lát nhiều vật dụng khác nhau từ tre nứa, lá dừa… Ông Kỳ cho biết: “Lúc nào thấy tôi chẻ tre để đan rổ, rá thì con bé cũng tới ngồi quan sát rồi tập tành làm theo. Nó làm nhanh lắm. Tôi có hướng dẫn gì đâu mà giờ Nhàn đan lát rất thành thục và đẹp”.
Tuổi thơ đau khổ
Ông Huỳnh Kỳ nhớ lại, thuở lọt lòng Nhàn rất trắng trẻo và bụ bẫm khiến cha mẹ cô hết sức vui mừng. Họ đặt tên bé là Nhàn, với mong muốn cuộc đời cô sẽ được khỏe mạnh, an nhàn. Nào ngờ, khi Nhàn được 2 tuổi, cô bé đau ốm liên miên, lại mắc thêm chứng yếu gân cổ.
Lúc đó, 2 vợ chồng ông Kỳ chỉ biết chạy đông chạy tây cầu cứu thầy giỏi, dốc sạch tiền trong nhà để chữa bệnh cho con, mong sao nó khỏi bệnh và sống khỏe mạnh như người bình thường là mừng lắm rồi. Sau bao nhiêu công sức của cha mẹ, Nhàn đã khỏi bệnh yếu gân cổ và trở nên cứng cáp hơn. Nhưng đó cũng là lúc ông bà Huỳnh Kỳ đau buồn nhận ra đứa con tội nghiệp của mình đã bị câm điếc vĩnh viễn.
Buồn khổ hơn, đến khi 5 tuổi, Nhàn mới biết đi và có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, hay đi lang thang khắp xóm và tự dưng khóc ngằn ngặt không rõ lý do.
Bà Hồ Thị Quế bồi hồi nhớ lại, những năm 1988 - 1989, đường ghồ ghề đất đá là thế mà bà Quế vẫn phải đội nắng, đội mưa vượt hàng chục cây số chở con đi chữa bệnh. Nhớ lại những hôm con gái bé bỏng đói lả và khóc, bà Quế phải vừa cho con bú vừa cắm cúi đạp xe cho kịp giờ khám. Cứ thế, suốt 1 năm ròng bà Quế kiên nhẫn chở bé Nhàn đi chữa bệnh khắp nơi.
Còn ông Huỳnh Kỳ thì miệt mài làm thuê làm mướn nuôi các con và dành tiền chữa bệnh cho Nhàn. Bà Quế xót xa nói: “Hồi đó, nhiều lúc bực quá, tôi buột miệng la mắng Nhàn nhưng lại sực nhớ ra nó bị điếc có nghe được đâu, tôi đành phải lấy roi quất mấy cái vào đít để nó chừa”.
Có điều lạ là, Nhàn càng lớn lại cành xanh xao dù ăn rất khỏe. Điều đặc biệt là cô gái ấy không bao giờ đụng đến các món cá, thịt mà chỉ ăn rau xanh và uống sữa. Đến nay dù đã 25 tuổi, nhưng Nhàn trông chẳng khác gì một đứa bé chừng 8, 9 tuổi. Nhỏ thó và gầy tong teo.
Khi thấy Huỳnh Thị Nhàn cứ cặm cụi đào giếng hết ngày này qua ngày khác, nhiều người ác khẩu cứ khẳng định Nhàn bị ma ám, nên phải đào bới đất để tìm lấy phần xác của con ma đó(!?).
Trao đổi với PV, ông Chung Quang Bắc, Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ cho biết: “Cho đến nay, y học đã khẳng định rằng bệnh tâm thần không phải là bệnh do ma quỷ hay "người cõi trên, cõi dưới" "hành", và cũng không phải do "ăn ở thất đức" mà bị, mặc dù nó có yếu tố di truyền. Việc con gái ông Kỳ có những biểu hiện kỳ quặc là do bị bệnh tâm thần, hoàn toàn không có chuyện ma ám quỷ hờn gì ở đây. Chúng tôi đã vận động, tuyên truyền cho bà con biết để không nghe theo lời kẻ xấu”.
Cô gái tâm thần và đôi tay “vàng”
Khi chúng tôi đến nhà cô gái tâm thần nhưng làm được cái việc phi thường kia thì vẫn thấy Huỳnh Thị Nhàn đang ở dưới giếng và cặm cụi đào đất, khẩn trương hoàn thiện “công trình thế kỷ” của đời mình. Theo cha mẹ ruột của Nhàn là ông Huỳnh Kỳ (60 tuổi) và bà Hồ Thị Quế (62 tuổi), Nhàn là đứa con gái thứ 4 trong số 5 anh em. Nhàn bị câm điếc và mắc chứng bệnh thần kinh từ khi lên 10 tuổi. Và chiếc giếng trên được Nhàn đào từ bằng những vật dụng khó tin.
Suốt 3 tháng trời, cứ 5 giờ sáng, hễ ngủ dậy là Nhàn lại lao ra ngay góc vườn, nơi có chiếc giếng cô vẫn đang đào dở. Hôm chúng tôi tới, chiếc giếng đã sâu hun hút, từ miệng giếng xuống đáy tròn trịa, đẹp đẽ một cách đáng kinh ngạc.
Thấy có người lạ, Nhàn lấm lét ôm tô cơm chạy ra một gốc cây bên góc vườn ngồi ăn tiếp. Xong bữa trưa, Nhàn lại lao ngay vào công việc, bằng những động tác khá thuần thục, Nhàn đưa một chân bước xuống bậc thang tự tạo bằng cách khoét sâu vào phía trong vách, chân kia đạp vào thành đối diện và 2 tay dang rộng sang 2 bên, rồi chầm chậm tụt xuống dưới đáy một cách nhẹ nhàng.
Cô gái tâm thần đang miệt mài đào giếng
Khoảng hơn 5 phút sau, khi đất đào được đã đổ đầy vào chiếc gàu tự tạo bằng can nhựa tròn cũ nối với chiếc dây tếch bằng vải, Nhàn leo lên trên miệng và kéo gàu đất lên đổ sang cạnh bên... Cứ thế công việc đào giếng của Nhàn diễn ra suốt nhiều tháng liền với nỗ lực đáng kinh ngạc.
Ban đầu, Huỳnh Thị Nhàn chỉ dùng chiếc muỗng nhôm để xúc đất. Sau đó muỗng bị gãy nên Nhàn dùng nắp cà men thay thế. Tính đến thời điểm này, giếng đã sâu khoảng 10m và hiện Nhàn vẫn đang tiếp tục đào.
Dù không sử dụng bất cứ một dụng cụ đo đạc gì, thế nhưng miệng giếng tròn trịa, thành giếng phẳng phiu đến khó tin. “Để đào được giếng tròn và sâu thẳng như vậy nếu không dùng thước và dây để gióng cho khỏi lệch trong quá trình đào, thì khó có người thợ nào đào được như vậy”, anh Nguyễn Thanh Bính, một thợ đào giếng chuyên nghiệp trong vùng nhận định.
Ông Kỳ cho hay: "Đến nay độ sâu của giếng đã gần 10m, thế nhưng ngày ngày vẫn thấy con gái ra đào nên gia đình rất lo. Tuy nhiên không ai dám lấp giếng do lo ngại với tính bất thường của con, Nhàn sẽ có những phản ứng tiêu cực, hại bản thân. Vì vậy mà mọi người trong nhà luân phiên nhau và nhờ cả hàng xóm ở gần trông chừng giúp mà thôi".
Trao đổi với phóng viên về việc con gái mình… thích đào giếng, ông Huỳnh Kỳ cho biết: “Lúc đầu vợ chồng tôi cứ tưởng đấy chỉ là sự nghịch ngợm vô thức nhất thời của đứa con bị thần kinh. Thế nhưng, dù ngày hay đêm, mưa hay nắng hễ khi nào tỉnh dậy là nó lại chui xuống giếng để đào. Ban đầu gia đình tôi còn tìm cách ngăn cản, có lúc lấp lại nhưng nó vẫn cứ đào. Thấy giếng mỗi ngày một sâu, sợ nó gặp nguy hiểm, nên vợ chồng phải chia nhau canh chừng nó”.
Bà Quế kể tiếp, suốt từ mấy tháng nay, Nhàn cứ miệt mài “thi công” theo một quy trình tự đặt ra. Lúc đầu, Nhàn dùng chiếc liềm gãy để xới đất, tự xác định hình tròn của miệng giếng. Sau đó dùng chiếc thố nhựa màu xanh xúc đất thừa, đổ vào chiếc rổ để sẵn trên miệng giếng. Đến khi rổ đầy đất thì Nhàn đem đi đổ ở một góc vườn. Cứ như vậy, Nhàn dành hết thời gian của mình vào công việc đào giếng. Cả ngày đào vẫn chưa đủ, Nhàn thường hay thức dậy vào khoảng 2, 3 giờ sáng để tiếp tục.
Cô gái tâm thần đã đào giếng sâu tới 10m
Đến khi giếng sâu quá đầu người, Nhàn liền khoét đất tạo nhiều ô vuông rỗng trên thành giếng, tạo thành một chuỗi bậc thang để leo xuống đáy và tiếp tục công việc đào xới quen thuộc. Một công việc hết sức công phu và đòi hỏi sự khéo léo cao.
Tưởng bệnh tật từ thuở nhỏ đã lấy đi tất cả của cô gái này nhưng bù lại, ông trời đã phú cho Huỳnh Thị Nhàn đôi bàn tay khéo léo đến kỳ lạ. Cô gái câm điếc bẩm sinh này có thể nặn tượng bằng đất sét và đan lát rất “nghề”.
Em Huỳnh Văn Thắng là em trai của Nhàn hồ hởi khoe: “Không hiểu chị Nhàn học ở đâu mà nặn tượng giỏi lắm. Hễ đi đâu thấy cái gì hay hay thì lúc về đến nhà chị liền lấy đất sét có sẵn trong vườn nhào nặn thành vật giống hệt như vậy”.
Nhìn những đồ vật bằng đất sét được bày ra trước mặt, chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng, không dám tin chúng được làm ra từ đôi tay gầy guộc và ánh mắt vô hồn của cô gái câm điếc, mắc chứng bệnh tâm thần từ bé.
Ngoài ra, Nhàn cũng có khiếu trong việc đan lát nhiều vật dụng khác nhau từ tre nứa, lá dừa… Ông Kỳ cho biết: “Lúc nào thấy tôi chẻ tre để đan rổ, rá thì con bé cũng tới ngồi quan sát rồi tập tành làm theo. Nó làm nhanh lắm. Tôi có hướng dẫn gì đâu mà giờ Nhàn đan lát rất thành thục và đẹp”.
Ông Kỳ và bà Quế
Tuổi thơ đau khổ
Ông Huỳnh Kỳ nhớ lại, thuở lọt lòng Nhàn rất trắng trẻo và bụ bẫm khiến cha mẹ cô hết sức vui mừng. Họ đặt tên bé là Nhàn, với mong muốn cuộc đời cô sẽ được khỏe mạnh, an nhàn. Nào ngờ, khi Nhàn được 2 tuổi, cô bé đau ốm liên miên, lại mắc thêm chứng yếu gân cổ.
Lúc đó, 2 vợ chồng ông Kỳ chỉ biết chạy đông chạy tây cầu cứu thầy giỏi, dốc sạch tiền trong nhà để chữa bệnh cho con, mong sao nó khỏi bệnh và sống khỏe mạnh như người bình thường là mừng lắm rồi. Sau bao nhiêu công sức của cha mẹ, Nhàn đã khỏi bệnh yếu gân cổ và trở nên cứng cáp hơn. Nhưng đó cũng là lúc ông bà Huỳnh Kỳ đau buồn nhận ra đứa con tội nghiệp của mình đã bị câm điếc vĩnh viễn.
Buồn khổ hơn, đến khi 5 tuổi, Nhàn mới biết đi và có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, hay đi lang thang khắp xóm và tự dưng khóc ngằn ngặt không rõ lý do.
Bà Hồ Thị Quế bồi hồi nhớ lại, những năm 1988 - 1989, đường ghồ ghề đất đá là thế mà bà Quế vẫn phải đội nắng, đội mưa vượt hàng chục cây số chở con đi chữa bệnh. Nhớ lại những hôm con gái bé bỏng đói lả và khóc, bà Quế phải vừa cho con bú vừa cắm cúi đạp xe cho kịp giờ khám. Cứ thế, suốt 1 năm ròng bà Quế kiên nhẫn chở bé Nhàn đi chữa bệnh khắp nơi.
Còn ông Huỳnh Kỳ thì miệt mài làm thuê làm mướn nuôi các con và dành tiền chữa bệnh cho Nhàn. Bà Quế xót xa nói: “Hồi đó, nhiều lúc bực quá, tôi buột miệng la mắng Nhàn nhưng lại sực nhớ ra nó bị điếc có nghe được đâu, tôi đành phải lấy roi quất mấy cái vào đít để nó chừa”.
Những sản phẩm rất khéo tay của cô gái tâm thần
Có điều lạ là, Nhàn càng lớn lại cành xanh xao dù ăn rất khỏe. Điều đặc biệt là cô gái ấy không bao giờ đụng đến các món cá, thịt mà chỉ ăn rau xanh và uống sữa. Đến nay dù đã 25 tuổi, nhưng Nhàn trông chẳng khác gì một đứa bé chừng 8, 9 tuổi. Nhỏ thó và gầy tong teo.
Khi thấy Huỳnh Thị Nhàn cứ cặm cụi đào giếng hết ngày này qua ngày khác, nhiều người ác khẩu cứ khẳng định Nhàn bị ma ám, nên phải đào bới đất để tìm lấy phần xác của con ma đó(!?).
Trao đổi với PV, ông Chung Quang Bắc, Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ cho biết: “Cho đến nay, y học đã khẳng định rằng bệnh tâm thần không phải là bệnh do ma quỷ hay "người cõi trên, cõi dưới" "hành", và cũng không phải do "ăn ở thất đức" mà bị, mặc dù nó có yếu tố di truyền. Việc con gái ông Kỳ có những biểu hiện kỳ quặc là do bị bệnh tâm thần, hoàn toàn không có chuyện ma ám quỷ hờn gì ở đây. Chúng tôi đã vận động, tuyên truyền cho bà con biết để không nghe theo lời kẻ xấu”.
Tác giả bài viết: Bùi Hữu Cường
Nguồn tin: