Phát triển nghề phụ để XĐGN trên vùng đất khó
- 17:07 27-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vốn không được thiên nhiên ưu đãi về đất đai nên sản xuất nông nghiệp ở xã Nghi Phong - huyện Nghi Lộc gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện đó, các nghề truyền thống như làm bún bánh, đan thuyền thúng, đan rổ rá, mộc dân dụng, nghề xây dựng… đã giúp người dân nơi đây xoá đói giảm nghèo.
Cũng như bao hộ gia đình khác, gia đình anh Nguyễn Văn Xuân ở xóm Phong Lâm - xã Nghi Phong làm ruộng mà đất sản xuất lại không có nhiều. Hơn thế nữa, ruộng đồng ở đây lại xấu. Dù bỏ nhiều công sức đầu tư chăm bón nhưng đến mùa thu hoạch thì hạt lúa, củ lạc nhà anh đưa về cũng chẳng đáng là bao.
Sau bao trăn trở và được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, gia đình anh Xuân đã tìm chọn cho mình nghề làm bún – một nghề truyền thống của làng Phong Thịnh quê anh. Ban đầu, nghề giúp anh bớt khó khăn, rồi sau đó, đã giúp anh làm giàu. Từ chỗ sản xuất thủ công nhỏ lẻ, nay gia đình anh đã đầu tư đưa máy móc và mở rộng sản xuất. Bình quân mỗi ngày gia đình anh làm ra gần hai tấn bún thành phẩm, cung cấp thị trường Vinh, Nghi Lộc và số tiền lãi 800 ngàn đến 1 triệu đồng thu về không phải là điều khó. Chưa kể vào ngày lễ, tết thì con số này còn cao hơn nhiều.
Sau bao trăn trở và được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, gia đình anh Xuân đã tìm chọn cho mình nghề làm bún – một nghề truyền thống của làng Phong Thịnh quê anh. Ban đầu, nghề giúp anh bớt khó khăn, rồi sau đó, đã giúp anh làm giàu. Từ chỗ sản xuất thủ công nhỏ lẻ, nay gia đình anh đã đầu tư đưa máy móc và mở rộng sản xuất. Bình quân mỗi ngày gia đình anh làm ra gần hai tấn bún thành phẩm, cung cấp thị trường Vinh, Nghi Lộc và số tiền lãi 800 ngàn đến 1 triệu đồng thu về không phải là điều khó. Chưa kể vào ngày lễ, tết thì con số này còn cao hơn nhiều.
Nghề làm bún ở Nghi Phong tạo việc làm cho nhiều lao động
"Nhờ có nghề làm bún mà cuộc sống của gia đình đã được đổi thay. Nếu không có nó mà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng thì cuộc sống gia đình bây giờ không biết sẽ thế nào chứ nói gì đến chuyện làm giàu" - Anh Xuân chia sẻ.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Tường ở xóm Phong Yên cũng không bằng lòng với mức thu nhập khiêm tốn từ bốn sào ruộng của gia đình. Ông đã tìm kiếm nhiều việc làm khác nhau và rồi đã dừng lại với nghề sửa sửa chữa ô tô. Sau thời gian tích lũy vốn, điểm sửa chữa nhỏ lẻ của ông bên Tỉnh lộ 535 đã phát triển thành công ty TNHH mang tên Thiên Thuận Tường, chuyên sửa chữa ô tô và gia công lắp ráp các mặt hàng cơ khí tổng hợp. Ông Tường cho biết: Mỗi năm, công ty đã cho ông thu nhập trên 300 triệu đồng, thường xuyên giải quyết việc làm cho 10 lao động của địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng.
Mô hình của anh Xuân, ông Tường chỉ là hai trong số hàng trăm hộ gia đình ở xã Nghi Phong đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ thực hiện chủ trương phát triển đa ngành nghề của cấp ủy, chính quyền xã.
Nghệ mộc dân dụng giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu
Dọc các tuyến Quốc lộ 46, Tỉnh lộ 535 trước đây, số hộ mở ốt kinh doanh buôn bán hãy còn thưa thớt thì nay đã khá dày đặc với các ngành nghề như: cơ khí, sửa chữa ô tô xe máy, sản xuất mộc mỹ nghệ, buôn bán hàng nội thất, hàng tạp hóa gia đình, chế biến nông sản... Xuất khẩu lao động cũng là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Nghi Phong. Mỗi năm, địa phương có từ 30 đến 50 người đi lao động tại các nước, nhận tiền gửi về hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, xã còn có trên 100 lao động hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Phát triển nghề phụ, nghề truyền thống được cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm. Theo đó, chính quyền địa phương đã hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất, làm đường giao thông, củng cố nâng cấp lưới điện và mở nhiều lớp đào tạo nghề tại các làng có nghề. Hiện bốn xóm: Phong Anh, Phong Cảnh, Phong Điền được UBND tỉnh công nhận là làng nghề mây tre đan xuất khẩu, xóm Phong Phú được công nhận làng nghề giấy Gió. Bên cạnh đó, các nghề truyền thống như làm bún bánh, đan thuyền thúng, đan rổ rá, mộc dân dụng, nghề xây dựng cũng được duy trì và phát triển. Hiện nay, ở Nghi Phong, trên 70% số hộ dân sản xuất nông nghiệp có người tham gia kinh doanh buôn bán và làm nghề phụ.
Đan thuyền thúng vừa bảo tồn nghề truyền thống, vừa xoá đói giảm nghèo trên vùng đất khó
Nhờ tập trung phát triển các ngành nghề dịch vụ thương mại, năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và thương mại của Nghi Phong chiếm tỷ trọng trên 73,8% tổng giá trị sản xuất toàn xã. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/năm, tăng gấp đôi so với 5 năm trước. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 chiếm 21% thì nay con số này là 3,7%.
Một thực thế mới là hiện nay Nghi Phong có nhiều dự án đã triển khai trên địa bàn. Toàn xã có trên 300ha đất bị thu hồi. Bởi vậy, việc phát triển nghề phụ, chuyển đổi nghề cho nông dân vẫn là vấn đề cấp bách. Ông Nguyễn Trọng Hiếu – Bí thư Đảng ủy xã Nghi Phong cho biết: Xã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho nông dân, nhất là các lao động vùng có đất bị thu hồi; tăng cường xuất khẩu lao động, lao động tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh; tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các hộ dân phát triển kinh doanh, dịch vụ, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương; giải quyết tốt vấn đề môi trường tại khu vực làm nghề bún bánh để nghề này được phát triển bền vững.
Đó cũng là nhiệm vụ, giải pháp để Nghi Phong hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đang tập trung thực hiện.
Tác giả bài viết: Nhật Tuấn
Nguồn tin: