Số phận nghiệt ngã của cô gái Afghanistan có ánh mắt hút hồn
- 16:55 27-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khi được nhiếp ảnh gia Steve McCurry chụp ảnh tại một khu trại ở TP Peshawar – Pakistan, cô bé Gula chỉ mới 12 tuổi. Ánh nhìn xuyên thấu của cô trong bức hình như ẩn chứa nỗi đau về cuộc nội chiến Afghanistan và sự kiên trì của những người tị nạn chạy trốn sang Pakistan.
Giờ đây, khi đã bước sang độ tuổi 40, cô Gula vẫn ở TP Peshawar nhưng vừa bị đưa đến đồn cảnh sát hôm 26-10. Các quan chức nhập cư Pakistan cho biết cô Gula bị cáo buộc sở hữu thẻ căn cước Pakistan giả sau khi bị điều tra trong nhiều năm. Là một người Afghanistan, cô Gula không có khả năng sở hữu tấm thẻ này.
Cuộc sống gian truân của người phụ nữ này giờ đây được khắc họa bằng hai bức ảnh nổi tiếng: một bức là trang bìa tạp chí, một bức là hình chụp lúc bị bắt. Chúng là câu chuyện buồn của một người phụ nữ phó mặc cuộc đời cho chiến tranh.
Cô bé Sharbat Gula trên bìa tạp chí National Geographic năm 1985. Ảnh: Wikipedia
Cô Gula trong bức ảnh tội phạm sau khi bị bắt hôm 26-10. Ảnh: Cơ quan điều tra liên bang Pakistan
Khi được ông McCurry chụp ảnh năm 1984, cô bé Gula không hề hay biết gì. Cô cũng hoàn toàn không có ý niệm nào về sự nổi tiếng của bản thân cho đến năm 2002, khi ông McCurry tìm được cô.
Giờ đây, cô Gula là một trong ít nhất 1,5 triệu người tị nạn Afghanistan cư trú tại Pakistan (vài người ước tính con số có thể lên tới 3 triệu người). Đa phần họ bỏ trốn trong thời gian nội chiến vào những năm 1980 khi gần như toàn bộ đất nước bị tàn phá.
Đến nay, Afghanistan vẫn chưa thể thoát ra khỏi những cuộc xung đột xảy ra liên tục. Rất nhiều người tị nạn Afghanistan tìm cách đến châu Âu thay vì những khu trại chật kín người ở Pakistan. Vào năm 2015, khoảng 250.000 người tị nạn Afghanistan đã trở về quê nhà, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.
Pakistan đang cố gắng thuyết phục người tị nạn Afghanistan trở về nhà. Chính quyền nước này gặp rất nhiều khó khăn khi đăng ký cho người tị nạn. Trong bối cảnh hỗn loạn đó, nhiều người Afghanistan đã tìm cách làm giấy tờ giả như cô Gula.
Theo lời một quan chức làm việc tại Cơ sở Đăng ký Dữ liệu Quốc gia Pakistan, cô Gula phải đối mặt với án tù 14 năm và đóng phạt từ 3.000 đến 5.000 USD nếu bị kết tội.
"Hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng" Ông Steve McCurry. Ảnh: The Straits Times
|
Tác giả bài viết: Bảo Hạnh
Nguồn tin: