"Ông bầu" đứng sau chiến tích lịch sử của U19 Việt Nam
- 07:42 25-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn vừa làm nên lịch sử khi giành vé dự U20 World Cup. Trong thành công của U19 Việt Nam, không thể không nhắc đến ông bầu này.
1. Bóng đá Việt Nam không thiếu những ông bầu đặc biệt. Nhưng chắc chắn ông Phạm Nhật Vượng là người đặc biệt nhất.
Đặc biệt ở chỗ không giống với những doanh nhân khác làm bóng đá thường rất rình rang, ầm ĩ như một cách để khuếch trương hình ảnh cá nhân cũng như công ty, thì gần như chẳng mấy người ngoại đạo biết ông Vượng có tham gia làm bóng đá. Đơn giản bởi cách làm bóng đá của vị tỷ phú USD này là hoàn toàn khác so với phần còn lại.
Với tiềm lực tài chính của mình, ông Vượng thừa sức nuôi một, thậm chí là vài đội bóng chuyên nghiệp như bầu Hiển đang làm. Nhưng ông Vượng lại chọn một hướng đi khác hẳn, thậm chí vẫn còn xa lạ với bóng đá Việt Nam.
Ngày 04/12/2008, Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF) được thành lập. PVF là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận và có thể coi là con đẻ của Vingroup (của bầu Vượng), khi được sáng lập và góp vốn của 3 thành viên thuộc tập đoàn này: Quỹ Thiện Tâm (đóng góp 80%); Công ty CP Đầu tư và Thương mại PFV (10%) và Công ty TNHH MTV Vinpearl (10%).
Ở thời điểm PVF ra đời, bóng đá Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển nóng. Môn thể thao vua giống như một món đồ trang sức, một thú chơi thể hiện đẳng cấp của các tỷ phú.
Đặc biệt ở chỗ không giống với những doanh nhân khác làm bóng đá thường rất rình rang, ầm ĩ như một cách để khuếch trương hình ảnh cá nhân cũng như công ty, thì gần như chẳng mấy người ngoại đạo biết ông Vượng có tham gia làm bóng đá. Đơn giản bởi cách làm bóng đá của vị tỷ phú USD này là hoàn toàn khác so với phần còn lại.
Với tiềm lực tài chính của mình, ông Vượng thừa sức nuôi một, thậm chí là vài đội bóng chuyên nghiệp như bầu Hiển đang làm. Nhưng ông Vượng lại chọn một hướng đi khác hẳn, thậm chí vẫn còn xa lạ với bóng đá Việt Nam.
Ngày 04/12/2008, Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF) được thành lập. PVF là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận và có thể coi là con đẻ của Vingroup (của bầu Vượng), khi được sáng lập và góp vốn của 3 thành viên thuộc tập đoàn này: Quỹ Thiện Tâm (đóng góp 80%); Công ty CP Đầu tư và Thương mại PFV (10%) và Công ty TNHH MTV Vinpearl (10%).
Ở thời điểm PVF ra đời, bóng đá Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển nóng. Môn thể thao vua giống như một món đồ trang sức, một thú chơi thể hiện đẳng cấp của các tỷ phú.
Hồ Minh Dĩ là sản phẩm của lò PVF.
Có rất nhiều đại gia, tập đoàn lớn đổ tiền vào làm bóng đá như bầu Kiên, bầu Đức, bầu Thắng, bầu Hiển, tập đoàn Hòa Phát, Becamex… Tất cả họ vào lúc đó đều có trong tay một CLB chơi ở V-League. Nhưng bầu Vượng không tham gia cuộc đua kim tiền đó.
Ông đã lựa chọn một hướng đi khác mang tính đột phá nhằm giải quyết tận gốc căn bệnh mạn tính: "xây nhà từ nóc" của bóng đá Việt Nam.
PVF được ra đời với mục tiêu rất cụ thể là hình thành một hệ thống đào tạo cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế, từ đó trình làng những thế hệ cầu thủ trẻ thật sự tài năng và có đạo đức, có văn hóa; góp phần tạo ra nền tảng phát triển bền vững và thực chất cho bóng đá Việt Nam.
2. Với sự đầu tư mạnh mẽ, kết hợp với phương pháp huấn luyện đào tạo hiện đại, bài bản và khoa học, PVF đã nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công.
Các đội tuyển của PVF đã liên tục giành chức vô địch quốc gia ở đủ mọi cấp độ U13, U15, U17 và U19. Ở thời điểm hiện tại, PVF đã được thừa nhận như một thế lực mới của bóng đá trẻ, là một cơ sở đào tạo bóng đá trẻ tốt nhất nước.
Thành công của đội tuyển U19 Việt Nam cũng có sự đóng góp rất lớn của PVF. Đây chính là lò đào tạo đóng góp nhiều cầu thủ nhất cho đội tuyển U19 Việt Nam tại VCK Châu Á lần này (5 người). Và hầu hết họ đều giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lối chơi của HLV Hoàng Anh Tuấn.
U19 Việt Nam tạo nên những chiến tích lịch sử tại giải U19 châu Á.
Cụ thể, trong trận tứ kết với Bahrain vừa qua, ông Hoàng Anh Tuấn đã tung tới 4 cầu thủ của PVF vào sân là hậu vệ phải Mạc Đức Việt Anh, người không phổi Bùi Tiến Dụng ở giữa sân, tiền vệ trái Hồ Minh Dĩ và tiền đạo Hà Đức Chinh.
Hẳn không ít người sẽ cười bầu Vượng dại dột. Khi ông làm bóng đá quá vô tư, chỉ đào tạo cầu thủ trẻ, không có đội bóng chuyên nghiệp. Qua đó mất đi cơ hội được PR hình ảnh với tần suất dày đặc, cũng như có thể tạo uy tín ở địa phương nơi CLB đóng quân như các ông bầu khác.
Nhưng chẳng sao cả! Bởi rất có thể với bầu Vượng, đầu tư vào bóng đá theo cách như vậy chỉ đơn giản là cách thể hiện trách nhiệm với xã hội (do đây là môn thể thao được yêu thích nhất ở nước ta), chứ nó không phải là một cú áp phe kinh doanh, mang tính thiệt hơn. Có lẽ, chỉ có lí do ấy mới có thể giải thích vì sao cái tên Phạm Nhật Vượng gần như chưa bao giờ xuất hiện bên cạnh PVF.
Trên tất cả, sự thành công của PVF phản ánh tầm nhìn và tư duy tiên phong đầy gai góc của bầu Vượng.
Rõ ràng, Vingroup đủ nguồn lực và uy tín để hợp tác với hầu hết CLB lớn trên thế giới để tạo ra một liên danh kiểu như Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG mà HAGL đã triển khai. Nhưng bầu Vượng lại chọn xây dựng một mô hình mang đẳng cấp quốc tế trên đất Việt Nam, và do chính người Việt Nam quản lý và vận hành.
Bóng đá Việt Nam đang xuất hiện nhiều tài năng trẻ đầy hứa hẹn.
Những quả ngọt từ PVF đang vừa khẳng định niềm tự tôn dân tộc, vừa thể hiện năng lực và ý chí Việt Nam. Đấy cũng chính là những yếu tố làm nên thành công của U19 Việt Nam trên đất Bahrain.
Và chắc chắn vào lúc này bên cạnh thần tượng bầu Đức, bầu Hiển,.. người hâm mộ Việt Nam có quyền hi vọng vào một ông bầu nữa, "dị" hơn tất cả: bầu Vượng!
Tác giả bài viết: Đức Phan
Nguồn tin: