Vì sao khách Trung Quốc thường cư xử thô lỗ khi đi du lịch?
- 14:29 24-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sự khác biệt về giáo dục, thói quen sống vô tổ chức, coi thường phong tục và luật lệ là một số lý do khiến du khách Trung Quốc trở nên “xấu xí” trong mắt các quốc gia khác.
Khách Trung Quốc thường được biết đến như những người bất lịch sự, ngang bướng, ồn ào và thường xuyên đem lại rắc rối. Điều này làm nhiều người đặt câu hỏi: “Vì sao họ lại cư xử như vậy?”.
Yong Chen, nhà nghiên cứu về ngành du lịch, đang làm luận án tiến sĩ ở Đại học Bách Khoa Hong Kong cho biết, hầu hết du khách “xấu xí” thường không chủ tâm cư xử như vậy hay coi mình là “khách du lịch”. Chỉ đơn giản họ là người Trung Quốc mà thôi.
Yong Chen, nhà nghiên cứu về ngành du lịch, đang làm luận án tiến sĩ ở Đại học Bách Khoa Hong Kong cho biết, hầu hết du khách “xấu xí” thường không chủ tâm cư xử như vậy hay coi mình là “khách du lịch”. Chỉ đơn giản họ là người Trung Quốc mà thôi.
Khách Trung Quốc chen lấn khi xếp hàng vào Thiên An Môn. Ảnh: SCMP.
Giáo dục tạo nên sự khác biệt
Theo ông Chen, không phải tất cả du khách Trung Quốc đều hành xử thô lỗ. Những người có giáo dục thường cư xử đúng mực hơn những người ít học. Tuy nhiên, người trung niên và lớn tuổi ở Trung Quốc thường không nhận được sự giáo dục đầy đủ do phải trải qua quãng thời gian biến động về chính trị, vì thế, họ cư xử “ngang ngược” và “bất lịch sự” hơn.
Rất nhiều người trong số đó không nói được tiếng Anh, thậm chí cũng không nói chuẩn cả tiếng Hán phổ thông. Kiến thức của họ về những quốc gia du lịch và văn hóa tại điểm đến hầu như không tồn tại. Điều này có thể giải thích cho hành động của một cặp khách Trung Quốc khi du lịch Hong Kong theo tour. Họ gọi cảnh sát và yêu cầu bồi thường 3.000 HKD vì phải đợi xe 2 tiếng, bất chấp lời giải thích của hãng lữ hành là xe hỏng đột xuất. Hãng sau đó cũng cáo buộc hai du khách đang có hành vi “tống tiền”.
Coi thường phong tục và luật lệ
Jenny Wang, đại diện một hãng lữ hành của Maldives có trụ sở ở Bắc Kinh cho biết, du khách Trung Quốc thường “nhắm mắt làm ngơ” với những quy tắc và phong tục địa phương.
Khách Trung Quốc tranh giành đồ ăn buffet. Ảnh: visiontimes.
Wang kể gần đây nhất là một người đàn ông Trung Quốc tới nghỉ ở Maldives đã tức giận đến mức “phát điên” khi biết nhà hàng anh ta muốn ăn đã hoàn toàn kín chỗ. Người đàn ông la hét và sỉ nhục nhân viên đến mức một người phải bật khóc. “Bạn không thể nói lý với những người như thế. Họ nghĩ họ có thể đạt được bất cứ điều gì với số tiền họ có”, Wang nói.
Dù luôn tỏ ra có tiền, khách Trung Quốc thường phớt lờ việc tip cho nhân viên. Các hãng lữ hành luôn cố giải thích cho du khách hiểu nhưng họ thường bỏ qua, hoặc nếu có thì ít tới mức không đáng kể. Du khách Trung Quốc không hiểu rằng nhân viên làm việc tại khu nghỉ dưỡng Maldives chỉ nhận được mức lương ít ỏi và chủ yếu sống nhờ vào tiền tip.
Vô tổ chức
Trường Đại học Ewha ở Seoul, Hàn Quốc nổi tiếng với khuôn viên đẹp. Tuy nhiên, gần đây sinh viên trường đã lên tiếng khi nơi này phải đón tiếp hàng loạt du khách Trung Quốc bất đắc dĩ. Một số người thậm chí còn vào cả thư viện để chụp ảnh mà không có sự cho phép của nhân viên. “Mặc dù muốn mở cửa khuôn viên với cộng đồng nhưng chúng tôi vẫn phải ưu tiên quyền được học tập trong môi trường yên tĩnh và an toàn của sinh viên”, đại diện trường Ewha nói.
Những người như vậy, dù trong nước hay ra nước ngoài thì họ vẫn có lý do để biện minh cho hành động của mình. Theo ông Chen, sống ở Trung Quốc – nơi mà quy tắc hầu như không tồn tại, mọi người đều hành động vì lợi ích cá nhân thì sẽ dễ hiểu tại sao nhiều du khách Trung Quốc lại tỏ ra coi thường pháp luật đến vậy.
Tác giả bài viết: Hải Thu