Ông Võ Kim Cự: Mỗi tỉnh như 1 quốc gia, tốn kém kinh khủng
- 16:58 22-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chủ tịch Liên minh HTX Võ Kim Cự bày tỏ băn khoăn khi mỗi tỉnh phát triển như một quốc gia, thi nhau làm sân bay, làm cảng, làm đường.
Tại buổi thảo luận tổ QH sáng nay về kinh tế xã hội, Chủ tịch Liên minh HTX Võ Kim Cự bày tỏ trăn trở về phát triển phát triển kinh tế vùng.
Ông cho rằng, việc này mới chỉ được nhắc vài cụm từ trong báo cáo còn giải pháp quy hoạch chưa có, trong khi QH đã có nhiều lần thảo luận và trong Hiến pháp cũng nêu ưu tiên kinh tế vùng và liên vùng.
“Cả ngành ngang, ngành dọc không có một cơ quan nào đứng ra chỉ đạo để gắn kết, dẫn đến phát triển nguyên liệu, xây nhà máy... vô tội vạ kiểu tự cung, tự cấp”, ông Cự phát biểu.
Hậu quả làm phân tán nguồn lực khiến nhiều nơi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, năng suất thấp ở top từ dưới lên.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho rằng, nếu ưu tiên phát triển vùng và liên vùng, các khu vực này có thể dùng chung hạ tầng kĩ thuật như 3-4 tỉnh chung một cảng nước sâu, chung sân bay...
“Vừa qua ở ta cứ mỗi tỉnh phát triển như 1 quốc gia, thi nhau làm sân bay, làm cảng, làm ga, đường... Những cái đó tốn kém kinh khủng. Chúng ta bị lãng phí khi đầu tư hàng ngàn tỉ đồng mà hiệu quả rất thấp”, ông Cự đánh giá.
Theo ông, 4-9 tỉnh có nguyên liệu gần giống nhau có thể chung một nhà máy trong vòng 30-50 năm thay vì mỗi tỉnh 1 nhà máy, giảm cạnh tranh không cần thiết trong nội bộ.
“Chúng ta đã có kinh nghiệm từ mía đường, dâu tằm tơ, xi măng lò đứng... Cũng vì không có liên kết vùng, cuối cùng không ai quản lý được cả”, ĐB Võ Kim Cự nêu bài học.
Tư lệnh ngành phối hợp với bí thư, chủ tịch tỉnh
Đánh giá thực tế, ông Cự cho rằng nếu Việt Nam vẫn giữ chuỗi giá trị hàng hoá ở cấp xóm, xã, huyện như hiện nay thì không biết bao giờ mới tiến tới chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, không thể đứng được trong cơ chế hội nhập sâu.
“Đề nghị Chính phủ phân công tư lệnh ngành cùng phối hợp chỉ đạo, triển khai với bí thư, chủ tịch các tỉnh. Mỗi vùng 3-5 tỉnh, nếu nông nghiệp thì giao cho tư lệnh nông nghiệp, công nghiệp cũng tương tự”, ông Cự đề xuất.
Ông nhìn nhận, nếu triển khai quyết liệt, VN sẽ trả lời được câu hỏi sản phẩm chủ lực của ngành, vùng, của toàn quốc là gì... Nếu cứ để địa phương tự xây dựng đề cương kế hoạch năm một như hiện nay thay vì dài hơi 5-10 năm thì không thể có hàng hoá chủ lực được.
Song song phát triển liên kết vùng, ông Cự đề nghị cần tập trung đầu tư có trọng điểm cho các vùng, các địa phương.
“Có thành phố thu hàng trăm ngàn tỉ thì ưu tiên đầu tư tiếp một số nguồn lực để khai thác nguồn thu. Chỉ cần 1% của 300 nghìn tỉ cũng được 300 tỉ, bằng thu của cả một tỉnh khó khăn”, ông Cự nói.
Để có nguồn lực, ông Cự cho rằng cần huy động hơn nữa các nguồn trong dân, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.
“Chúng tôi từng khảo sát hơn 1.000 quỹ tín dụng nhân dân, có quỹ lên tới 800 tỉ đồng, có 2-3 phòng giao dịch và đều có lợi nhuận cao, có thể huy động nhưng thông tư 03-04 lại không cho phát triển quỹ này. Trong khi ta phải đi vay lãi, phải lệ thuộc”, ông Cự phát biểu.
Ông cho rằng, việc này mới chỉ được nhắc vài cụm từ trong báo cáo còn giải pháp quy hoạch chưa có, trong khi QH đã có nhiều lần thảo luận và trong Hiến pháp cũng nêu ưu tiên kinh tế vùng và liên vùng.
“Cả ngành ngang, ngành dọc không có một cơ quan nào đứng ra chỉ đạo để gắn kết, dẫn đến phát triển nguyên liệu, xây nhà máy... vô tội vạ kiểu tự cung, tự cấp”, ông Cự phát biểu.
ĐBQH Võ Kim Cự chia sẻ tâm huyết về các dự án liên kết vùng
Hậu quả làm phân tán nguồn lực khiến nhiều nơi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, năng suất thấp ở top từ dưới lên.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho rằng, nếu ưu tiên phát triển vùng và liên vùng, các khu vực này có thể dùng chung hạ tầng kĩ thuật như 3-4 tỉnh chung một cảng nước sâu, chung sân bay...
“Vừa qua ở ta cứ mỗi tỉnh phát triển như 1 quốc gia, thi nhau làm sân bay, làm cảng, làm ga, đường... Những cái đó tốn kém kinh khủng. Chúng ta bị lãng phí khi đầu tư hàng ngàn tỉ đồng mà hiệu quả rất thấp”, ông Cự đánh giá.
Theo ông, 4-9 tỉnh có nguyên liệu gần giống nhau có thể chung một nhà máy trong vòng 30-50 năm thay vì mỗi tỉnh 1 nhà máy, giảm cạnh tranh không cần thiết trong nội bộ.
“Chúng ta đã có kinh nghiệm từ mía đường, dâu tằm tơ, xi măng lò đứng... Cũng vì không có liên kết vùng, cuối cùng không ai quản lý được cả”, ĐB Võ Kim Cự nêu bài học.
Tư lệnh ngành phối hợp với bí thư, chủ tịch tỉnh
Đánh giá thực tế, ông Cự cho rằng nếu Việt Nam vẫn giữ chuỗi giá trị hàng hoá ở cấp xóm, xã, huyện như hiện nay thì không biết bao giờ mới tiến tới chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, không thể đứng được trong cơ chế hội nhập sâu.
“Đề nghị Chính phủ phân công tư lệnh ngành cùng phối hợp chỉ đạo, triển khai với bí thư, chủ tịch các tỉnh. Mỗi vùng 3-5 tỉnh, nếu nông nghiệp thì giao cho tư lệnh nông nghiệp, công nghiệp cũng tương tự”, ông Cự đề xuất.
Ông nhìn nhận, nếu triển khai quyết liệt, VN sẽ trả lời được câu hỏi sản phẩm chủ lực của ngành, vùng, của toàn quốc là gì... Nếu cứ để địa phương tự xây dựng đề cương kế hoạch năm một như hiện nay thay vì dài hơi 5-10 năm thì không thể có hàng hoá chủ lực được.
Song song phát triển liên kết vùng, ông Cự đề nghị cần tập trung đầu tư có trọng điểm cho các vùng, các địa phương.
“Có thành phố thu hàng trăm ngàn tỉ thì ưu tiên đầu tư tiếp một số nguồn lực để khai thác nguồn thu. Chỉ cần 1% của 300 nghìn tỉ cũng được 300 tỉ, bằng thu của cả một tỉnh khó khăn”, ông Cự nói.
Để có nguồn lực, ông Cự cho rằng cần huy động hơn nữa các nguồn trong dân, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.
“Chúng tôi từng khảo sát hơn 1.000 quỹ tín dụng nhân dân, có quỹ lên tới 800 tỉ đồng, có 2-3 phòng giao dịch và đều có lợi nhuận cao, có thể huy động nhưng thông tư 03-04 lại không cho phát triển quỹ này. Trong khi ta phải đi vay lãi, phải lệ thuộc”, ông Cự phát biểu.
Tác giả bài viết: Thúy Hạnh