PCT Hội nông dân xã với giấc mơ vụn vỡ và lá thư nước mắt xứ người
- 08:10 22-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nghe những lời hứa của công ty tư vấn, chị Dung hy vọng cuộc sống gia đình sẽ khấm khá hơn, nào ngờ nó đẩy gia đình nữ PCT Hội nông dân rơi vào cảnh ly tán, nợ nần.
Nhẹ dạ, cả tin
Tôi đã gặp chị Phùng Thị Dung (SN 1985), nguyên Phó chủ tịch Hội nông dân xã Châu Tiến, Quỳ Châu, Nghệ An), cách đây vài tháng. Thời điểm đó, người phụ nữ gần 30 tuổi này đang phải sống trong cảnh “ăn chực, nằm chờ” cùng nhiều người khác trước cổng công ty cổ phần quốc tế Việt Sinh có địa chị tại đường Trần Bình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Trao đổi với PV vào thời điểm đó, chị Dung mếu máo nhưng cũng tỏ rõ sự bức xúc đến tột định khi trả lời nguyên cớ tại sao mình và hàng chục người phụ nữ khác rơi vào cảnh… tiền mất tật mang: “Họ đã lừa đảo chúng tôi. Ngay bản thân tôi đã đóng cho công ty 130 triệu đồng để đổi lại công việc đi XKLĐ, nhưng chờ dài cả cổ mà có thấy mô? Khốn khổ và đau đớn quá các nhà báo ạ".
Tôi đã gặp chị Phùng Thị Dung (SN 1985), nguyên Phó chủ tịch Hội nông dân xã Châu Tiến, Quỳ Châu, Nghệ An), cách đây vài tháng. Thời điểm đó, người phụ nữ gần 30 tuổi này đang phải sống trong cảnh “ăn chực, nằm chờ” cùng nhiều người khác trước cổng công ty cổ phần quốc tế Việt Sinh có địa chị tại đường Trần Bình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Trao đổi với PV vào thời điểm đó, chị Dung mếu máo nhưng cũng tỏ rõ sự bức xúc đến tột định khi trả lời nguyên cớ tại sao mình và hàng chục người phụ nữ khác rơi vào cảnh… tiền mất tật mang: “Họ đã lừa đảo chúng tôi. Ngay bản thân tôi đã đóng cho công ty 130 triệu đồng để đổi lại công việc đi XKLĐ, nhưng chờ dài cả cổ mà có thấy mô? Khốn khổ và đau đớn quá các nhà báo ạ".
Nhiều lao động đã may mắn được sang nước ngoài lao động. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người rơi vào cảnh tiền mất, tật mang.
"Ngoài tôi ra, còn có khoảng 10 lao động khác cùng chung cảnh ngộ, họ là những người đến từ Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Tây… Vì công ty quá dây dưa nên chúng tôi đã trình báo lên công an quận Nam Từ Liêm để tố cáo hành vi của họ, nhưng đã nhiều tháng trôi qua vẫn chẳng thấy hồi âm. Đã nghèo còn gặp cái eo” chị Dung thở dài đầy thất vọng.
Cũng theo người phụ nữ này, để có số tiền 130 triệu đồng nộp cho công ty Việt Sinh, gia đình chị phải đi vay ngân hàng cũng như bà con chòm xóm. Vốn là Phó chủ tịch Hội nông dân, sau vài lần ra Hà Nội và được công ty hứa sẽ bay (đi XKLĐ) trong thời gian sớm nhất, chị Dung đã viết đơn xin nghỉ việc, cho tiện bề đôi đường.
Thế nhưng, càng đợi càng dài cổ người phụ nữa ở vùng đất Đá đỏ này đành phải nhắm mắt, xin phép chồng, từ biệt con tiếp tục ra Hà Nội xin vào làm giúp việc tại các quán ăn với mức lương hơn 2 triệu đồng để trả nợ ngân hàng.
Kể lại với PV về toàn bộ quá trình liên quan đến công ty Việt Sinh, chị Dung cho hay, năm 2015, lúc đó tôi là Phó chủ tịch Hội nông dân xã Châu Tiến. Khoảng tháng 3, tôi có gặp một người tự giới thiệu là người của công ty Việt Sinh và anh ta có nói đang đi tuyển dụng lao động đi XKLĐ ở Singapore.
Chỉ trong ít phút tiếp xúc, anh ta đã kịp “rót mật vào lòng” rất nhiều người, trong đó có tôi bằng những viễn cảnh đầy mơ ước, thoát nghèo. “Trước khi ra về, anh ta để lại địa chỉ và không quên dặn: “Chị nên ra Hà Nội sớm để sớm làm hợp đồng với công ty, chứ chần chừ thì phải đợi đợt sau thì lâu lắm” – chị Dung nhớ lại.
Đang trong cảnh khốn khó, nghe thấy những viễn cảnh được vẽ ra khiến cho ý chí thoát nghèo như ngọt lửa bùng cháy trong con người của chị Dung.
Sau một vài hôm bàn bạc với chồng, được sự đồng ý của đức lang quân, chị Dung bắt xe ra Hà Nội với địa chỉ mà nam thanh niên đã để lại trong đợi về xã Châu Tiến cách đó vài ngày: “Đến công ty vào buổi sáng, tôi đã gặp chị Lê Thị Bình Phương, Phó giám đốc công ty đã gặp, tư vấn và gợi ý với em đi sang Singapore để làm massage. Em bảo em không có chuyên môn này, nhưng chị bảo sẽ được đào tạo, lương cao nên em đồng ý", chị Dung kể.
Ngay hôm ấy, chị Dung đã đóng cho công ty 5 triệu đồng tiền "phí tư vấn". Phía công ty hứa sẽ có người gọi điện để phỏng vấn chị Dung trong thời gian ngắn nhất. "Sau đó, có một số điện thoại có đầu số nước ngoài, gọi cho em nói là để phỏng vấn tuyển dụng sang Singapore để làm việc. Họ phỏng vấn em bằng tiếng Trung", chị Dung kể.
Được biết, sau cuộc phỏng vấn đó, chị Dung được bà Lê Thị Bình Phương và nhân viên công ty Việt Sinh liên tục gọi điện, ngon ngọt, hối thúc chị nộp tiền phí đi XKLĐ sang Singapore.
Vì quá tin những lời ong mật cùng với giấc mơ thoát nghèo, chị Dung đã chuyển cho công ty này 134 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này đều do mẹ của chị Dung cầm sổ đỏ vay ngân hàng và vay nóng của những người thân quen.
Thế nhưng, sau nhiều lần bay hụt, khất hẹn và cuối cùng đến tháng 4/2016, chị Dung vẫn chưa thể sang Singapore làm việc theo hợp đồng đã ký kết với công ty Việt Sinh. Nghĩ mình đã bị lừa, chị Dung cùng một số người đã đóng tiền, yêu cầu công ty Việt Sinh trả lại tiền. Tuy nhiên, công ty Việt Sinh vẫn chây ỳ và viện dẫn nhiều lý do. Quá chán nản, chị Dung đã làm đơn gửi công an quận Nam Từ Liêm để trình báo sự việc.
Nước mắt nghẹn ngào nơi xứ người
Bẵng đi một thời gian, mới đây, chúng tôi bất ngờ khi nhận được lá thư của chị Phùng Thị Dung. Theo thông tin mà chị Dung cung cấp thì hiện tại, chị và chồng đang phải lao động quần quật bên Trung Quốc, để kiếm tiền trả nợ. Cũng trong lá thư này, một lần nữa chị Dung vẫn nhắc đến việc công ty Việt Sinh cố tình chây ỳ không hoàn trả lại số tiền cho chị.
Theo đó, quá trình nhận được đơn của chị Phùng Thị Dung, Đội điều tra tổng hợp Công an quận Nam Từ Liêm đã mời các bên lên làm việc trên tinh thần hòa giải, yêu cầu công ty Việt Sinh phải hoàn trả lại số tiền đã thu của người lao động.
Quá trình này, bà Lê Thị Bình Phương đã hứa sẽ trả lại tiền cho người lao động. Tuy nhiên, sau đó phía công ty này đã không thực hiện như cam kết đồng thời chuyển địa điểm công ty sang nơi khác. “Mặc dù thỏa thuận với người lao động rút đơn trình báo để trả lại tiền, tuy nhiên đến tận tháng 6/2016, bà Ph. mới trả một phần số tiền cho mà đã thu cho người lao động.
Tôi chỉ được trả 30 triệu đồng trong tổng số hơn 124 triệu đồng (trừ 10 triệu đồng tiền phí tư vấn)” – chị Dung viết trong lá thư gửi chúng tôi.
Trong lá thư này, chị Dung cũng cho hay: “Phương hẹn sẽ trả nốt số tiền còn lại trong 2 đợt, mỗi đợt vào ngày 20 hàng tháng, nhưng suốt nhiều tháng qua chị ấy không trả thêm đồng nào nữa. Điện thoại thì chị ấy đổi số. Không còn cách nào khác, em đành gửi 2 đứa con nhỏ cho ông bà ngoại chăm sóc (cháu bé mới hơn 1 tuổi) rồi hai vợ chồng sang Nam Kinh (Trung Quốc) làm thuê trong một quán ăn”.
Chị Dung đang lao động tại Trung Quốc.
Trước thông tin chị Dung cung cấp, PV đã có cuộc trao đổi với chị qua điện thoại và được biết, vì số tiền lãi ngày càng tăng, không còn cách nào khác, hai vợ chồng chị đành phải gửi 2 đứa con nhỏ cho bà ngoại để tìm đường sang Trung Quốc làm ăn.
Trước khi đi sang nước ngoài, chị Dung ủy quyền cho cô em gái ở nhà thay mặt mình thực hiện các giao dịch với bà Phạm Thị Bình Phương. Ở nhà, em gái chị Dung đã nhiều lần lặn lội từ Nghệ An ra Hà Nội để lấy tiền theo thỏa thuận nhưng phía bà Phương cứ khất hẹn, không trả.
Được biết, hiện tại hai vợ chồng chị Dung đang làm thuê tại TP. Nam Kinh (Trung Quốc). Để thuận tiện cho công việc, anh chị đã thuê một căn phòng nhỏ để sinh hoạt. Cứ sáng sớm, hai vợ chồng đi bộ đến chỗ làm và chỉ trở về khi đã 10h đêm. “Tiền công của hai vợ chồng cộng lại được gần 20 triệu đồng.
Trả tiền thuê nhà, tiền ăn thì cũng gom góp được một ít gửi về cho mẹ trả nợ và nuôi hai cháu nhỏ. Cực khổ quá anh ạ, nhưng giờ đã lỡ rồi, tiền thì họ không trả nhưng lãi ngân hàng, tiền vay bà con thì không thể không trả được. Tết năm nay các con của tôi sẽ phải đón Tết thiếu cha, mẹ. Chỉ mong sao thời gian trôi nhanh, kiếm đủ tiền trả nợ để về với con là em mừng lắm rồi” chị Dung nghẹn ngào tâm sự.
Tác giả bài viết: Nguyễn Bắc