Chị Hoà làm kinh tế giỏi ở Trà Lân
- 15:31 21-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tinh thần ham học hỏi, ý chí vượt khó làm giàu, chị Bùi Thị Mai Hòa đã xây dựng nên mô hình nuôi gà Đông Tảo cho thu nhập xấp xỷ 100 triệu đồng mỗi năm.
Năm 2014, trong một lần xem ti vi biết đến giống gà lai Đông Tảo ở Hưng Yên có tiếng trên thị trường với trọng lượng to và chất lượng thịt thơm ngon, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, chị Bùi Thị Mai Hòa ở thôn Trà Lân - xã Phúc Sơn - huyện Anh Sơn đã mạnh dạn mua 50 con giống về nuôi thử. Thời gian đầu, do chưa có kinh nhiệm chị gặp rất nhiều khó khăn. Sau một năm, chị đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý về đặc tính, cách chăm sóc, áp dụng đúng cách chăm sóc từ: nuôi dưỡng, tiêm phòng bệnh định kỳ nên đã thành công.
Chị Hòa cho biết: Giống gà lai Đông tảo có sức đề kháng tốt, gà khỏe mạnh, mau lớn, tuy nhiên, người nuôi cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình giữ gìn vệ sinh khu vực chăn nuôi. Chuồng của xây dựng ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè. Nền chuồng được sử dụng bằng đệm lót sinh học nên đảm bảo vệ sinh môi trường, nhờ vậy mà đàn gà của gia đình nuôi từ lúc nhỏ đến xuất bán không bị mắc bệnh.”
Do người dân trong vùng chưa quen với giống gà Đông Tảo nên mỗi năm gia đình chị chỉ nuôi từ 100-150 con gà thịt và 40 con gà đẻ trứng chuyên cung cấp giống cho người dân trong vùng. Một lứa gà từ khi vào đàn đến khi bán được phải khoảng 6, 7 tháng và đạt trọng lượng trung bình gà trống 3 kg/con, gà mái 2,5kg/con, năm 2015 gia đình chị thu lãi từ gà thịt và trứng khoảng 40- 50 triệu đồng.
Theo chị Hòa, khi gà Đông Tảo trưởng thành sức đề kháng rất tốt và phát triển khá nhanh. Nếu cho ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, nuôi nhốt chật hẹp, gà sẽ lười vận động, dễ sinh bệnh và nếu có nuôi được thì chất lượng thịt cũng không tốt. Thức ăn của gà là tự nhiên như cám, lúa, ngô, rau xanh, có sân chơi, có ánh nắng thì sức đề kháng của gà sẽ rất tốt và phát triển mạnh sau đó. Với gia đình chị cho ăn theo cách ngô nghiền thành bột, cho men theo tỷ lệ, trộn đều rồi ủ. Nếu trời nắng, ủ cám trong vòng 12 tiếng; nếu trời lạnh, thời gian ủ lâu hơn, từ 24 - 36 tiếng. Cám sau ủ sẽ cho gà ăn thẳng hoặc phối trộn với chuối, rau xanh theo độ tuổi của gà.
Cùng với nuôi gà Đông Tảo, chị Hòa còn tham gia lớp học trồng nấm do Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện tổ chức tại xã Hoa Sơn và xây dựng cơ sở sản xuất nấm sạch 3 năm nay. Bình quân mỗi năm chị Hòa trồng 3 vụ nấm, riêng năm 2015, gia đình chị thu hoạch bán được 2 tạ mộc nhĩ tươi, 3,5 tạ mộc nhĩ phơi khô và 5 tạ nấm sò. Mức giá phổ biến hiện nay mộc nhĩ tươi 25.000 -30.000 đồng/kg, khô 90.000 đồng và nấm sò 35.000 đồng. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận gia đình chị thu được khoảng 50- 60 triệu đồng. Hiện tại, xưởng nấm của gia đình chị Hòa có 3.000 bịch mộc nhĩ, 1.500 bịch nấm sò và 500 bịch nấm linh chi gần cho thu hoạch.
Sản phẩm nấm của gia đình chị sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không chỉ cung cấp cho thị trường huyện Anh Sơn mà còn cung cấp cả thị trường thành phố Vinh và Hà Nội.
Một lứa gà Đông Tảo từ khi vào đàn đến khi bán được phải khoảng 6, 7 tháng và đạt trọng lượng trung bình gà trống 3 kg/con, gà mái 2,5kg/con
Chị Hòa cho biết: Giống gà lai Đông tảo có sức đề kháng tốt, gà khỏe mạnh, mau lớn, tuy nhiên, người nuôi cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình giữ gìn vệ sinh khu vực chăn nuôi. Chuồng của xây dựng ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè. Nền chuồng được sử dụng bằng đệm lót sinh học nên đảm bảo vệ sinh môi trường, nhờ vậy mà đàn gà của gia đình nuôi từ lúc nhỏ đến xuất bán không bị mắc bệnh.”
Do người dân trong vùng chưa quen với giống gà Đông Tảo nên mỗi năm gia đình chị chỉ nuôi từ 100-150 con gà thịt và 40 con gà đẻ trứng chuyên cung cấp giống cho người dân trong vùng. Một lứa gà từ khi vào đàn đến khi bán được phải khoảng 6, 7 tháng và đạt trọng lượng trung bình gà trống 3 kg/con, gà mái 2,5kg/con, năm 2015 gia đình chị thu lãi từ gà thịt và trứng khoảng 40- 50 triệu đồng.
Theo chị Hòa, khi gà Đông Tảo trưởng thành sức đề kháng rất tốt và phát triển khá nhanh. Nếu cho ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, nuôi nhốt chật hẹp, gà sẽ lười vận động, dễ sinh bệnh và nếu có nuôi được thì chất lượng thịt cũng không tốt. Thức ăn của gà là tự nhiên như cám, lúa, ngô, rau xanh, có sân chơi, có ánh nắng thì sức đề kháng của gà sẽ rất tốt và phát triển mạnh sau đó. Với gia đình chị cho ăn theo cách ngô nghiền thành bột, cho men theo tỷ lệ, trộn đều rồi ủ. Nếu trời nắng, ủ cám trong vòng 12 tiếng; nếu trời lạnh, thời gian ủ lâu hơn, từ 24 - 36 tiếng. Cám sau ủ sẽ cho gà ăn thẳng hoặc phối trộn với chuối, rau xanh theo độ tuổi của gà.
Cơ sở sản xuất nấm sạch của chị Hoà
Cùng với nuôi gà Đông Tảo, chị Hòa còn tham gia lớp học trồng nấm do Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện tổ chức tại xã Hoa Sơn và xây dựng cơ sở sản xuất nấm sạch 3 năm nay. Bình quân mỗi năm chị Hòa trồng 3 vụ nấm, riêng năm 2015, gia đình chị thu hoạch bán được 2 tạ mộc nhĩ tươi, 3,5 tạ mộc nhĩ phơi khô và 5 tạ nấm sò. Mức giá phổ biến hiện nay mộc nhĩ tươi 25.000 -30.000 đồng/kg, khô 90.000 đồng và nấm sò 35.000 đồng. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận gia đình chị thu được khoảng 50- 60 triệu đồng. Hiện tại, xưởng nấm của gia đình chị Hòa có 3.000 bịch mộc nhĩ, 1.500 bịch nấm sò và 500 bịch nấm linh chi gần cho thu hoạch.
Sản phẩm nấm của gia đình chị sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không chỉ cung cấp cho thị trường huyện Anh Sơn mà còn cung cấp cả thị trường thành phố Vinh và Hà Nội.
Tác giả bài viết: Thái Hiền