Gạo Việt bị trả về, tổn thương khó lường!
- 15:57 19-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhiều người tỏ ra bất ngờ trước thông tin gạo Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị trả về. Song, đối với các doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo thì điều này không quá bất ngờ. Chuyện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép trong mặt hàng gạo “sớm hay muộn cũng bị phát hiện”. Đây cũng là lời cảnh báo để xuất gạo Việt Nam xác lập lại chiến lược xuất khẩu gạo bài bản hơn.
Biết nhưng chưa công khai!
Nhiều năm qua, các doanh nghiệp và ngành nông nghiệp ở ĐBSCL đã hiểu và thấy được nhiều nguy cơ về tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách vô tội vạ. Nhưng lắm lúc họ lại làm ngơ vì sợ đưa ra khuyến cáo sẽ ảnh hưởng ít nhiều!
Trong bối cảnh hiện nay, thông tin về vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm lan truyền rất nhanh bởi kết nối mạng toàn cầu hóa. Không chỉ thị trường Mỹ mà một số thị trường khó tính cũng sẽ “săm soi” cẩn thận gạo xuất khẩu của Việt Nam. Lo ngại về việc gạo Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị trả về, GSTS Võ Tòng Xuân (Trường Đại học Nam Cần Thơ) khẳng định: “Sự cố sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của gạo Việt Nam đối với thị trường xuất khẩu”.
Chuyện nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật phun vào giai đoạn lúa trổ bông đã được các doanh nghiệp đưa ra ở một số hội thảo trong vài năm qua. Họ cũng cảnh báo: Đây sẽ là nguy cơ tiềm ẩn “gạo Việt xuất khẩu khi kiểm tra sẽ dính dư lượng thuốc bảo vệ thực vật”.
Thực tế, các doanh nghiệp đã quản lý khá chặt chẽ vùng nguyên liệu hợp tác với nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, số lượng lúa gạo được kiểm soát trong vùng nguyên liệu của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Doanh nghiệp vẫn phải mua nguồn lúa gạo trôi nổi của nông dân ngoài vùng kiểm soát để xuất khẩu. Thế là phát sinh tình huống “con sâu làm rầu nồi canh”! Việc gạo xuất khẩu bị trả về là bài học đắt giá trong các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Các chuyên gia lúa gạo nhận định: Tình hình xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2016 của Việt Nam là một “gam tối” trong vài năm trở lại đây. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam rà soát tình hình thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, đề xuất giải pháp cụ thể, tích cực nhất để thu mua lúa gạo, tập trung ở vùng ĐBSCL. Được biết, trong những ngày qua, các ngành hữu quan liên tiếp tổ chức các hội thảo, hội nghị để tìm kiếm giải pháp cho đầu ra lúa gạo.
Vựa lúa không còn mầu mở
Theo Bộ NN-PTNT, trong tháng 9 năm 2016, lượng gạo xuất khẩu ước đạt 396.000 tấn với giá trị đạt 176 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng ước đạt 3,76 triệu tấn, với 1,69 tỷ USD, giảm 16,4% về khối lượng và giảm 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với sản lượng ước đạt trên 25 triệu tấn lúa trong năm 2016. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cân đối nguồn xuất khẩu gạo có thể lên 7,58 triệu tấn. Tuy nhiên, theo tính toán của những người kinh nghiệm, VFA chỉ có thể xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn trong quí IV, ngưỡng xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam chỉ khoảng 5 triệu tấn năm 2016. Như vậy, có thể nói áp lực tìm đầu ra cho hạt gạo rất lớn trong bối cạnh gay gắt.
Trong bối cảnh hiện nay, việc VFA xác định lại các phân khúc xuất khẩu gạo (gạo cao cấp, gạo thơm, gạo hạt dài, gạo có phẩm cấp trung bình) là rất quan trọng. Trên cơ sở này sẽ định lượng đưa ra khuyến cáo cân đối hợp lý diện tích trồng lúa – nhất là đối với khu vực vựa lúa ĐBSCL. Nếu không nông dân “một nắng hai sương” đối chọi với hạn – mặn, dịch bệnh trên lúa làm ra hạt lúa lại tiếp tục cám cảnh: thất giá lúa".
“Đã đến lúc Nhà nước phải thắt chặt quản lý tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và không thể để nông dân thoải mái sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay. Để quản lý hiệu quả, cần kiểm soát thông qua doanh nghiệp, bắt buộc các doanh nghiệp phải xem lại quy trình sản xuất lúa gạo có đảm bảo mới được thu mua. Quan trọng hơn, phải chuyển sang chiến lược mới: sản xuất lúa gạo chất lượng cao bằng công nghệ kỹ thuật cao như Thái Lan đang đẩy mạnh” - GS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh!
“ĐBSCL không còn là vùng đất trù phú” – đó là nhận định chung của nhiều nhà khoa học. Sau 3 năm liên tiếp (2014 - 2016), vắng lũ, hạn - mặn lại hoành hành, đỉnh điểm là trận hạn – mặn mùa khô năm 2016 đã gây thiệt hại nghiêm trọng: hàng trăm ngàn ha lúa, mía, hoa màu, diện tích nuôi tôm, cây ăn trái bị thiệt hại. Trong đó, tình trạng khan hiếm nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, sụt lún đất diễn ra trên diện rộng. Vấn đề đặt ra là ĐBSCL đang “phí phạm” sử dụng nguồn nước ngọt một cách thiếu khôn ngoan mà hệ lụy của nó trong tương lai rất khó lường.
Nhiều năm qua, các doanh nghiệp và ngành nông nghiệp ở ĐBSCL đã hiểu và thấy được nhiều nguy cơ về tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách vô tội vạ. Nhưng lắm lúc họ lại làm ngơ vì sợ đưa ra khuyến cáo sẽ ảnh hưởng ít nhiều!
Giá lúa đang rớt do đầu ra gặp khó khăn
Trong bối cảnh hiện nay, thông tin về vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm lan truyền rất nhanh bởi kết nối mạng toàn cầu hóa. Không chỉ thị trường Mỹ mà một số thị trường khó tính cũng sẽ “săm soi” cẩn thận gạo xuất khẩu của Việt Nam. Lo ngại về việc gạo Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị trả về, GSTS Võ Tòng Xuân (Trường Đại học Nam Cần Thơ) khẳng định: “Sự cố sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của gạo Việt Nam đối với thị trường xuất khẩu”.
Chuyện nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật phun vào giai đoạn lúa trổ bông đã được các doanh nghiệp đưa ra ở một số hội thảo trong vài năm qua. Họ cũng cảnh báo: Đây sẽ là nguy cơ tiềm ẩn “gạo Việt xuất khẩu khi kiểm tra sẽ dính dư lượng thuốc bảo vệ thực vật”.
Thực tế, các doanh nghiệp đã quản lý khá chặt chẽ vùng nguyên liệu hợp tác với nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, số lượng lúa gạo được kiểm soát trong vùng nguyên liệu của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Doanh nghiệp vẫn phải mua nguồn lúa gạo trôi nổi của nông dân ngoài vùng kiểm soát để xuất khẩu. Thế là phát sinh tình huống “con sâu làm rầu nồi canh”! Việc gạo xuất khẩu bị trả về là bài học đắt giá trong các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Các chuyên gia lúa gạo nhận định: Tình hình xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2016 của Việt Nam là một “gam tối” trong vài năm trở lại đây. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam rà soát tình hình thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, đề xuất giải pháp cụ thể, tích cực nhất để thu mua lúa gạo, tập trung ở vùng ĐBSCL. Được biết, trong những ngày qua, các ngành hữu quan liên tiếp tổ chức các hội thảo, hội nghị để tìm kiếm giải pháp cho đầu ra lúa gạo.
Vựa lúa không còn mầu mở
Theo Bộ NN-PTNT, trong tháng 9 năm 2016, lượng gạo xuất khẩu ước đạt 396.000 tấn với giá trị đạt 176 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng ước đạt 3,76 triệu tấn, với 1,69 tỷ USD, giảm 16,4% về khối lượng và giảm 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với sản lượng ước đạt trên 25 triệu tấn lúa trong năm 2016. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cân đối nguồn xuất khẩu gạo có thể lên 7,58 triệu tấn. Tuy nhiên, theo tính toán của những người kinh nghiệm, VFA chỉ có thể xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn trong quí IV, ngưỡng xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam chỉ khoảng 5 triệu tấn năm 2016. Như vậy, có thể nói áp lực tìm đầu ra cho hạt gạo rất lớn trong bối cạnh gay gắt.
Hiện nay nhiều thương hiệu gạo ở ĐBSCL đã có "chỗ đứng" trên thị trường
Trong bối cảnh hiện nay, việc VFA xác định lại các phân khúc xuất khẩu gạo (gạo cao cấp, gạo thơm, gạo hạt dài, gạo có phẩm cấp trung bình) là rất quan trọng. Trên cơ sở này sẽ định lượng đưa ra khuyến cáo cân đối hợp lý diện tích trồng lúa – nhất là đối với khu vực vựa lúa ĐBSCL. Nếu không nông dân “một nắng hai sương” đối chọi với hạn – mặn, dịch bệnh trên lúa làm ra hạt lúa lại tiếp tục cám cảnh: thất giá lúa".
“Đã đến lúc Nhà nước phải thắt chặt quản lý tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và không thể để nông dân thoải mái sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay. Để quản lý hiệu quả, cần kiểm soát thông qua doanh nghiệp, bắt buộc các doanh nghiệp phải xem lại quy trình sản xuất lúa gạo có đảm bảo mới được thu mua. Quan trọng hơn, phải chuyển sang chiến lược mới: sản xuất lúa gạo chất lượng cao bằng công nghệ kỹ thuật cao như Thái Lan đang đẩy mạnh” - GS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh!
“ĐBSCL không còn là vùng đất trù phú” – đó là nhận định chung của nhiều nhà khoa học. Sau 3 năm liên tiếp (2014 - 2016), vắng lũ, hạn - mặn lại hoành hành, đỉnh điểm là trận hạn – mặn mùa khô năm 2016 đã gây thiệt hại nghiêm trọng: hàng trăm ngàn ha lúa, mía, hoa màu, diện tích nuôi tôm, cây ăn trái bị thiệt hại. Trong đó, tình trạng khan hiếm nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, sụt lún đất diễn ra trên diện rộng. Vấn đề đặt ra là ĐBSCL đang “phí phạm” sử dụng nguồn nước ngọt một cách thiếu khôn ngoan mà hệ lụy của nó trong tương lai rất khó lường.
Tác giả bài viết: Phạm Tâm – Tường Vy
Nguồn tin: