Thực hư tương quan uy lực vũ khí Nga, Mỹ
- 09:44 18-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Động thái của Moscow diễn ra chỉ vài ngày sau khi các cuộc đàm phán song phương Mỹ-Nga về một thỏa thuận ngừng bắn cho Syria đổ vỡ. Theo Business Insider, nó cho thấy một cam kết vững chắc mà Nga dành cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Hệ thống S-400 của Nga và máy bay F-22 Raptor của Mỹ. (Ảnh: Business Insider)
Và các hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 và S-400 của Nga đặt ra một câu hỏi nghiêm túc về các năng lực quân sự của Mỹ và liên quân trước người Nga.
Tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, thậm chí nói thẳng: "Mọi ảo tưởng của những kẻ nghiệp dư về sự tồn tại của những chiếc phi cơ 'không nhìn thấy' sẽ gặp phải một thực tế đầy thất vọng", ý nói đến máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, F-22 và F-35.
Tuy Mỹ có lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, song các hệ thống S-300 và S-400 của Nga vẫn cho thấy một thách thức thực sự đối với khả năng máy bay Mỹ có thể hoạt động ở những vùng như vậy mà không bị bắn hạ.
Tiến sĩ Igor Sutyagin thuộc Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một chuyên gia về vũ khí chiến lược và các hệ thống phòng thủ tên lửa Nga, nói với Business Insider rằng ít nhất trong trường hợp này, phía Nga đúng. "Konashenkov hoàn toàn đúng - ‘tàng hình’ kiểu ‘không nhìn thấy’ chỉ là ý định của kẻ nghiệp dư, chứ không phải là một thuật ngữ", ông nói.
Tuy nhiên, theo vị tiến sĩ, năng lực một số vũ khí của Nga cũng mới chỉ ở mức suy đoán. Chẳng hạn, các hệ thống SAM (tên lửa đất đối không) của Nga dù tân tiến vẫn có rất nhiều hạn chế.
"Các hệ thống phòng không của Nga được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu bay cao ở tầm tối đa khoảng 250 dặm (400km)", ông Sutyagin giải thích. Tuy điều này thực sự gây nguy hiểm cho các máy bay Mỹ và liên quân hoạt động bình thường trong vùng, nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa vẫn có thể bị hạ gục, vì chúng kém hiệu quả trong việc chống các máy bay hoặc tên lửa bay thấp.
Mặc dù các hệ thống của Nga có năng lực và tầm radar lớn, chúng vẫn rất khó có thể theo dõi được một bức tranh rõ ràng về các không phận thế giới thực.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa Nga được đặt trên xe tải, sẵn sàng vào vị trí bất cứ điểm nào cần thiết ở một vùng cụ thể. Một số thông tin cho thấy, người Nga có thể vận hành khẩu đội tên lửa trong vòng 5 phút đỗ xe. Bên cạnh đó, các khẩu tên lửa di động là một mục tiêu thay đổi, và máy bay địch phải xử lý mục tiêu mới mỗi khi tiến vào không phận.
Thế nhưng, các hệ thống đó vẫn chỉ là xe tải trên mặt đất. Đỗ ở trên đỉnh đồi thì dễ bị phát hiện, đỗ ở thung lũng thì lại hạn chế tầm quan sát vì các vật cản tự nhiên.
Theo Sutyagin, các máy bay tàng hình Mỹ như B-2, F-22 và F-35 có thể tiêu diệt các điểm SAM của Nga ở Syria nhưng chắc chắn sẽ phải trải qua một trận đấu. "Về lý thuyết, họ có thể làm điều đó, bởi vì họ sẽ phóng các vũ khí từ xa", Sutyagin nói, ý nhắc tới các tên lửa tầm xa.
Ngoài ra, các địa điểm SAM của Nga ở Syria có một số hạn chế. "Một tiểu đoàn phòng không với một S-300 có 32 tên lửa. Họ sẽ bắn chúng vào 16 mục tiêu nhưng để ngăn mục tiêu xâm phạm thì bạn luôn phải phóng 2... Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như có tới 50 mục tiêu?".
Hạn chế này giải thích vì sao Nga triển khai S-300 tới Syria, dù họ đã có hệ thống S-400 tân tiến hơn đóng ở đó.
Theo Sutyagin, phải mất "40-50 phút để nạp đạn cho máy phóng". Và khi các địa điểm SAM không có vũ khí, với vị trí của họ bị phơi ra thì họ "không thể đối mặt với một mối đe dọa khác nữa".
Cũng theo tiến sĩ Sutyagin, nếu các phi công Mỹ không có kinh nghiệm điều khiển các máy bay thế hệ thứ 5 thì họ sẽ bị bắn hạ. Còn nếu họ thông minh và nhanh trí về chiến thuật, họ có thể hạ gọn mục tiêu.
Tác giả bài viết: Thanh Hảo