Cảnh báo "siêu vi khuẩn" giết người chỉ trong 48h
- 22:13 17-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo các chuyên gia truyền nhiễm bệnh whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vi khuẩn có thể vào trong máu thông qua một vết xước nhỏ và tử vong trong 48 giờ nếu vào thể tối cấp.
Có thể tử vong sau 48 giờ
ThS.BSNT Nguyễn Quốc Thái khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết gần đây khoa tiếp nhận một vài trường hợp lẻ tẻ mắc bệnh whitmore.
Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong chỉ sau 48 giờ mắc bệnh nếu không may ở thể tối cấp. Tuy nhiên, theo bác sĩ Thái ở thể tối cấp tại các khoa bệnh truyền nhiễm gặp không nhiều.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, PGS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cho biết, bệnh viện cũng gặp các ca mắc whitmore lẻ tẻ trong năm. PGS Kính bệnh whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà triệu chứng lại không rõ ràng.
Bệnh Whitmore có nhiều thể bệnh khác nhau: bệnh tối cấp, trung bình hoặc mạn tính. Với bệnh tối cấp, bệnh nhân có thể tử vong nhanh (sau khoảng 48 giờ).
Tuy nhiên thể bệnh tối cấp gặp không nhiều, chủ yếu là thể bệnh trung bình, trong đó có loại cấp tính, bán cấp tính và một số trường hợp diễn biến mạn tính, thậm chí kéo dài nhiều tháng, nhiều năm.
Ông Nguyễn Văn B. trú tại Hải Dương nhập viện Bạch Mai vì sốt liên miên, không dứt. Ông B bị sốt lâu và hay sốt về chiều tối, uống thuốc không cắt cơn sốt.
Ông đã đi kiểm tra nhưng bác sĩ không phát hiện ra bệnh, có nghi ngờ viêm phổi vì ổ áp xe trong phổi. Đến ngày khi vào viện bác sĩ thấy có một ổ áp xe ở chân và nghi ngờ nhiễm khuẩn từ ổ áp xe này.
Bác sĩ phải thực hiện cấy máu mới chẩn đoán ra bệnh whitmore và ông được điều trị sau gần 1 tháng mới được ra viện.
Trường hợp của cháu Nguyễn B.L 5 tuổi trú tại Hà Tĩnh nhập việc cấp cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có biểu hiện khác. Cháu L. sốt cao, sưng to tuyến mang tai.
Mẹ của bé tưởng con bị quai bị nên thực hiện kiêng khem và tự cho uống thuốc, hai ngày liền bệnh không đỡ nên cho bé đến bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh nhưng tại đây sau 4 ngày điều trị cũng không khả quan, bé được gia đình chuyển ra Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cấp cứu.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, các bác sĩ cho biết bệnh viện thường xuyên gặp các trường hợp bị whitmore và có nhiều bệnh nhân tử vong nhanh chóng khi bác sĩ còn chưa xác định được bệnh. Đó ở bệnh nhân whitmore ở thể tối cấp.
Trường hợp bà Nguyễn T L. Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vào viện vì sốt cao nghi ngờ nhiễm trùng huyết nhưng khi điều trị không có dấu hiệu phục hồi, bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu.
Bệnh nhân đã bị tử vong vì ở thế tối cấp. Bình thường bệnh whitmore ở thể bán cấp tính bệnh nhân có cơ hội điều trị cao hơn. Tuy nhiên, theo PGS Kính tỷ lệ tử vong do whitmore vẫn còn cao nếu không xác định được bệnh sớm.
Hay như trường hợp bệnh nhân khác, Dương Thị T. bị whitmore đã điều trị thành công ở Bệnh viện Truyền nhiễm Trung ương nhưng gần đây bệnh lại tái phát. Chị T. cho biết chị bị sốt, đau nhức khắp người nên vào viện.
Bác sĩ điều trị viêm đa khớp không đỡ, đến khi trên người xuất hiện nhiều ổ áp xe nên bác sĩ cho làm xét nghiệm với vi khuẩn whitmore và đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sức khỏe của chị T. khá hơn, đây là trường hợp bị whitmore mãn tĩnh bệnh có thể tái đi, tái lại nhiều lần.
Vi khuẩn có cả trong bụi không khí
Bác sĩ Thái cho biết vi khuẩn gây whitmore sống ở trong đất có thể xâm nhập qua vết xước chân tay nhỏ xíu để đi vào trong máu.
Ngoài ra, bệnh nguy hiểm thêm nữa là vi khuẩn này có cả trong môi trường khói bụi khi gió cuốn bụi lên thì con người dễ hít phải vi khuẩn Whitmore, chúng nằm sẵn trong phổi chờ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu sẽ phát triển lên gây ra áp xe mủ ở phổi.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh trong 1 năm ghi nhận 11 trường hợp tử vong do vi khuẩn whitmore. Hà Tĩnh, Nghệ An được xem là nơi có nhiều vi khuẩn whitmore nhất, bệnh nhân chủ yếu là nông dân.
Bác sĩ Trịnh Thúy Vinh – Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết người nhiễm vi khuẩn có thể ở dạng không biểu hiện bất kỳ một triệu chứng lâm sàng nào nhưng kháng thể vẫn được tạo ra để chống lại với bệnh.
Whitemore có triệu chứng lâm sàng đa dạng, do vậy việc chẩn đoán được bệnh thường bị muộn, một phần là do triệu chứng lâm sàng không điển hình, mặt khác là do mất cảnh giác với bệnh ở những nơi nằm ngoài vùng dịch bệnh.
Những bệnh nhân vào viện đều không có biểu hiện rõ ràng các bác sĩ phải thực hiện cấy máu để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Tác giả bài viết: Thảo Nguyên