'Thủy quái' khổng lồ sông Mã và chuyện thợ săn giữ sọ thủy quái làm kỷ niệm
- 16:41 17-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tôi đếm qua cũng có khoảng 20 bộ đầu của cá chiên, với những chiếc sọ cá to bằng cái quạt nan.
Sông Mã lắm thác nhiều ghềnh, đoạn chảy qua xã Mường Luân lại yên ả, mềm mại như mái tóc của thiếu nữ người Lào. Dưới chân tháp Mường Luân, lòng sông lại mở rộng sang đôi bờ. Bãi cát trải dài tạo nên những bãi tắm tự nhiên chạy dài tít tắp. Với những lão ngư người Lào còn 1 cái thú nữa là săn cá chiên – loài cá khổng lồ có rất nhiều ở nơi thượng nguồn sông Mã.
Bộ sưu tập đầu cá chiên khổng lồ
Ánh chiều nhập nhoạng, trong ngôi nhà sàn rộng thênh thang lão ngư Lò Văn Lô, bản Mường Luân 1 (xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, Điện Biên) đang chuẩn bị cần, cước lên đường đi săn cá.
Người lão dong dỏng cao, nước da đen sạm nhuộm màu nắng gió. Giọng nói của lão vẫn vang và ấm. Tôi nhìn quanh ngôi nhà sàn, lão treo đầy cần, cước và cả chài nữa. Mỗi khi nhắc đến bất cứ một dụng cụ săn cá nào, lão đều tỏ ra hào hứng.
Để chứng minh mình là thợ săn có hạng, lão lôi ngay chúng tôi xuống bếp. Gian bếp rộng rãi của nhà lão để đầy xoong nồi, và cả những ếp xôi để góc bếp chẳng bao giờ vơi. Phía trên gác bếp treo đầy những bộ xương trông gớm ghiếc.
Lão Lô bảo: “Đây là chiến tích của mấy chục năm săn cá trên sông Mã đó. Chúng đều là đầu cá chiên – sát thủ của lòng sông đấy. Con to nhất là 70kg, con nhỏ nhất cũng 20kg”. Tôi đếm qua cũng có khoảng 20 bộ đầu của cá chiên. Có những chiếc đầu cá to bằng cái quạt nan. Quả là một chiến tích khó có người nào bì kịp.
Bộ sưu tập đầu cá chiên khổng lồ
Ánh chiều nhập nhoạng, trong ngôi nhà sàn rộng thênh thang lão ngư Lò Văn Lô, bản Mường Luân 1 (xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, Điện Biên) đang chuẩn bị cần, cước lên đường đi săn cá.
Người lão dong dỏng cao, nước da đen sạm nhuộm màu nắng gió. Giọng nói của lão vẫn vang và ấm. Tôi nhìn quanh ngôi nhà sàn, lão treo đầy cần, cước và cả chài nữa. Mỗi khi nhắc đến bất cứ một dụng cụ săn cá nào, lão đều tỏ ra hào hứng.
Để chứng minh mình là thợ săn có hạng, lão lôi ngay chúng tôi xuống bếp. Gian bếp rộng rãi của nhà lão để đầy xoong nồi, và cả những ếp xôi để góc bếp chẳng bao giờ vơi. Phía trên gác bếp treo đầy những bộ xương trông gớm ghiếc.
Lão Lô bảo: “Đây là chiến tích của mấy chục năm săn cá trên sông Mã đó. Chúng đều là đầu cá chiên – sát thủ của lòng sông đấy. Con to nhất là 70kg, con nhỏ nhất cũng 20kg”. Tôi đếm qua cũng có khoảng 20 bộ đầu của cá chiên. Có những chiếc đầu cá to bằng cái quạt nan. Quả là một chiến tích khó có người nào bì kịp.
Bộ xương đầu cá mà ông Lô sưu tầm
Bên bếp lửa hồng rực, giọng kể chậm rãi của lão Lô thật ấm và đều. Người dân bản Mường Luân đã định cư bên dòng sông Mã từ nhiều đời nay. Dòng sông cho nước uống và chứa đầy cá tôm. Từ lúc còn để chỏm, lão đã được đi theo nhóm săn cá. Ngày đó sông Mã nhiều cá lắm, có những con to bằng cả cái thuyền nan. Lão vốn có tư chất trở thành thợ săn có hạng nên chỉ sau 10 năm đi phụ việc cho phường săn, lão đã trở thành người có vai vế. Đến nay lão cũng không thể nhớ nổi đã bắt được bao nhiêu cá ở sông Mã nữa.
Lão vừa mân mê chiếc đầu cá chiên to nhất vừa nhớ lại cái ngày một mình lão đơn thương săn lùng trên dòng sông Mã. Hôm đó trời bỗng đổ mưa ràn rạt. Nhìn bầu trời vẫn vũ, nước sông Mã dâng cao. Lão biết giờ này cá chiên bắt đầu đi ăn. Lão đến chỗ hủm nước sâu nhất của đoạn sông Mã chảy qua bản.
Người dân ở bản Mường Luân 1 thường dùng chài để bắt cá
Từ lâu lão đã phát hiện trong hủm nước đó có 1 con cá to như cây cổ thụ ẩn núp. Nhiều thợ săn cá lão luyện của người Lào chưa thể nhử nó ra ăn mồi. Mỗi lần con cá đó di chuyển, mặt sông dậy sóng. Nước xô mạnh vào 2 bên bờ oàm oạp. Khi nó vật đẻ tiếng kêu ùm ùm len qua khắp bản. Con cá này đã từng ăn rất nhiều vịt của bà con trong bản.
Lão đã từng nhiều lần thả câu nhưng không sao nhử được nó. Hôm đó lão mắc 1 con vịt béo vào lưỡi câu rồi thả nó ra hủm. Chú vịt vừa bơi được một đoạn bỗng hốt hoảng chạy vào bờ. Đứng ở trong lùm cây, lão biết chú cá chiên kia đã xuất hiện. Lão liền đuổi chú vịt quay lại hủm nước. Lát sau lão thấy hủm nước dậy sóng, con vịt cố bơi vào bờ nhưng chỉ trong nháy mắt cái mồm cá đỏ ngòm to như cái mâm đã nuốt chửng con vịt.
Cá đã cắn câu, lão thả hết nửa cuộn cước mà nó vẫy lao đi phăng phăng. Lão vật lộn hết 2 canh giờ mà chú cá chiên này chưa có dấu hiệu mệt mỏi. Vốn là thợ săn lão luyện nên lão biết, phải kiên trì chờ đợi cho đến khi con cá kia mệt mới hy vọng kéo được nó lên bờ.
Đến gần sáng, lão phải gọi thêm người ra hỗ trợ mới kéo được con cá chiên này về bản. Hôm đó mọi người đặt lên cân thử, tròn 70kg. Cả bản Mường Luân 1 mở hội ăn mừng vì đã bắt được quái vật sông Mã.
Lý giải khúc sông chảy qua xã Mường Luân lắm cá chiên khổng lồ, lão Lô nói: Khúc sông này có nhiều vũng nước sâu và lắm ghềnh đá, nhiều vụng xoáy, hang động lớn dưới đáy sông nên trở thành nơi lý tưởng cho nhiều loài cá sinh sống như: Chiên, nheo, chép, lăng… Trong đó phải nói đến cá chiên bởi cá rất to và hung dữ, có thân hình hết sức kỳ quái, thịt lại rất ngon. Trong vùng này có đồng bào Thái và Khơ Mú sống bằng nghề đánh cá dọc sông, họ coi cá chiên là “thuỷ quái”.
Thợ lặn nổi danh khắp vùng
Bắt cá trên sông Mã có nhiều cách, mỗi dân tộc lại có tuyệt kĩ của mình. Người Lào thường thả câu, quăng chài. Riêng người Thái lại có cách bắt rất độc đáo là giăng bẫy ngang sông.
Hôm chúng tôi đến bản Na Ten, anh em nhà ông Lò Văn Pâng đang tất bật đóng cọc giăng bẫy ngang dòng sông Mã. 8 người làm quần quật nửa tháng trời mới xong được chiếc bẫy này.
Ông Pâng giăng bẫy ngang sông để bắt cá
Cách làm của họ rất lạ. Họ vào rừng chặt những cây to và dài khoảng 3m, rồi đóng một hàng cọc ngang sông. Sau đó dùng các phên nứa chặn dòng nước lại. Giữa các điểm của phên nứa đặt một cái rọ đan bằng tre. Khi cá xuôi dòng nước va phải phên, chúng phải lựa những chỗ hở để đi. Và ở nơi đó đã có sẵn chiếc rọ tre to chờ chúng. Cách bắt này rất đơn giản nhưng lại bắt được nhiều cá.
Anh Pâng cho biết: “Có những hôm bắt được vài chục cân là chuyện thường. Trước đây bắt được cá là mời mọi người đến thưởng thức. Giờ thương lái đã tìm đến tận đây mua cá. Mình chỉ cần “a lô” là họ có mặt ngay”.
Kể về chiến tích săn “thuỷ quái” ở thượng nguồn sông Mã, tất cả thợ săn ở đây ai cũng phải kính nể cha con ông Quàng Văn Chơ và Quàng Văn An (dân tộc Khơ Mú) ở bản Sán Lìa, xã Mường Luân. Cha con ông Chơ sống bằng nghề săn cá bao nhiêu năm nay và đã đặt chân đến hết những khúc sông hiểm trở.
Cá chiên được đánh giá là loài hải sản hoang dã và khá quý hiếm, sống chủ yếu ở các hang nước ven sông và chỉ ra khỏi hang sinh sản khi mùa nước lên. Vì vậy việc bắt được chúng rất khó. Vậy mà cha con ông Chơ lại được coi là “sát thủ” của loài cá này. Ông Chơ có khả năng lặn dưới hủm nước sâu 3 phút. Hủm nào có cá ông mới giăng bẫy. Có những chuyến đi săn, cha con ông bắt được những 2 tạ cá chiên và cá lăng.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Chơ, gặp ông tôi đùa: "Có cá chiên bán cho ít mang về dưới xuôi". Ông liền trả lời: “Chú đến không đúng dịp rồi, mấy hôm nay cha con chúng tôi không đi, bữa nay trời lạnh cá trốn trong hang kỹ nên khó bắt”.
An – con của ông Chơ cũng được coi là một sát thủ săn cá chiên
Cha con ông Chơ đang chờ trời nắng rồi mới tái xuất. Ông Chơ bảo rằng: "Để săn được cá chiên nhiều thì rơi vào hai thời điểm, đó là mùa nước lũ về và mùa cạn. Vào những mùa này có những ngày cha con tôi bắt được hàng tạ cá. Đặc biệt cứ vào thời điểm từ ngày 30/4 đến 7/5 âm lịch thì cá chiên ra đẻ trứng, giai đoạn này bắt được nhiều vô kể. Nhưng để bắt được cá chiên cũng phải có ngón nghề. Như cha con tôi dùng lưới chài nhưng bắt được nhiều chủ yếu là nhờ lặn xuống đáy sông tìm những hang đá, ngầm đá để đâm nó hoặc đuổi ra rồi quăng lưới xuống”.
Cá chiên là loài cá hoang dã quý hiếm, thịt thơm ngon có giá bán cao và là loại đặc sản trên thị trường. Nhưng hiện nay loài cá này đã bị khai thác quá mức nên số lượng tại các sông suối ngày càng cạn kiệt. Với tình trạng này không bao lâu nữa “thuỷ quái" sông Mã cũng sẽ dần biết mất.
Tác giả bài viết: Linh Nhi
Nguồn tin: