Tình yêu của chồng giúp người vợ vượt ải tử thần để sinh con
- 09:10 15-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Toàn thân sưng tấy, nứt nẻ, rỉ máu vì bệnh quái ác, chị Gia Huyên vẫn quyết tâm không uống thuốc để giữ được thai nhi.
Hơn 8 năm yêu nhau, gần 2 năm kết hôn những tưởng đủ dài để anh Vũ Đức Vương (sinh năm 1987) hiểu rõ về người vợ kém mình 2 tuổi, chị Bùi Gia Huyên. Thế nhưng, nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh cưới này sẽ không thể ngờ vợ mình dũng cảm đến vậy, giỏi chịu đau đến vậy, nếu không cùng chị chiến đấu với căn bệnh Lupus quái ác suốt 8 tháng mang bầu đứa con đầu tiên.
Hành trình gian nan của đôi vợ chồng trẻ người Việt (quê Cần Thơ) sống ở Westminster, California, Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/1/2016. Đó là ngày chị Huyên hạnh phúc thông báo với chồng, mình đã mang bầu 4 tuần. Cả gia đình hoan hỉ vì em bé là đứa cháu đầu tiên của hai nhà.
Thế nhưng niềm vui đó không kéo dài được bao lâu. Đôi vợ chồng choáng váng khi đi khám thai, bác sĩ nói chị Huyên mắc bệnh Lupus, căn bệnh khiến hệ thống miễn dịch cơ thể bị rối loạn, dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan như khớp, da, thận...
"Bác sĩ nói nếu không chấm dứt thai kỳ để điều trị kịp thời, căn bệnh có thể sẽ tàn phá các cơ quan nội tạng, nhiều khả năng ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và quá trình hình thành thai nhi. Chúng tôi phải cân nhắc có điều trị bệnh luôn hay không. Tôi bối rối vô cùng, nhưng Huyên đã quả quyết giữ con lại, dù có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào", anh Vương kể.
Họ bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về căn bệnh này qua bác sĩ, sách vở, internet. Họ biết rằng dù Lupus rất đáng sợ nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát khi phát hiện kịp thời. Bệnh sẽ không quá trầm trọng nếu sống lạc quan, ăn uống lành mạnh, vệ sinh cẩn thận và làm theo đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Từ đó, chị Huyên quyết định sẽ không áp dụng bất cứ phương thức điều trị nào, tự mình đối đầu với mọi đau đớn.
Vài tuần sau, cơ thể chị hoàn toàn biến đổi, trên mặt bắt đầu nổi đỏ, tay và chân xuất hiện những vết nứt. Bệnh trở nặng rất nhanh, khiến khắp người chị sưng phồng. Các vết thương rạn nứt và chảy máu, khiến chị đau nhức cả ngày lẫn đêm.
Biết bao lần chị phải nén đau, lặng lẽ vào nhà vệ sinh khóc một mình. Biết bao đêm chị phải giả bộ ngủ vì không muốn chồng lo lắng, để ngày mai anh có sức đi làm. Rồi đến khi chồng chợp mắt, chị lại phải ngồi dậy cả đêm vì vết thương ở lưng đau nhức chẳng thể nằm yên. Dần dần, chị không thể tự cầm nắm, không đi lại được. Mọi vệ sinh cá nhân đều phải nhờ đến anh.
"Mỗi sáng thức dậy, anh giúp tôi đánh răng, súc miệng, lau người rồi tháo băng, thay băng mới. Rồi anh đút cho tôi ăn vì tôi không thể cầm được thứ gì. Biết tôi mệt nên lúc nào anh cũng động viên, an ủi. Ngày nào cũng vậy, câu đầu tiên của anh là 'Hôm nay em có đau nhiều không'. Chính sự chăm sóc, động viên của anh khiến tôi đủ dũng cảm, tự tin đối mặt bệnh tật", chị Huyên hạnh phúc nói về chồng.
Thai được gần 5 tháng, trong một lần khám, chị ngất xỉu ngay trong phòng lấy máu vì kiệt sức. Khi đó, chị phải nhập viện cấp cứu để điều trị khẩn cấp căn bệnh Lupus. Rất may bác sĩ nói rằng em bé đã qua giai đoạn hình thành nên việc điều trị sẽ ít ảnh hưởng đến thai nhi.
Sau gần 2 tuần được xuất viện về nhà, căn bệnh bắt đầu được kiểm soát, những vết sưng tấy dần giảm đi nhưng tóc chị rụng lả tả. "Cô ấy nhờ tôi chải tóc, rồi tết hai bên để dễ chịu khi nằm xuống. Khi tôi chải, tóc vợ cứ rơi ra từng mảng và dính vào lược hết. Tôi sợ không dám chải nữa, nhưng vợ động viên 'bệnh này rụng tóc là thường, rụng xong mới ra được tóc mới'. Nghe cô ấy nói tôi thương vô cùng. Đến bây giờ nhớ lại tôi vẫn cảm thấy sợ và thương cho sự mất mát quá lớn của vợ mình", anh Vương kể lại.
Từ một người rất ngại đi shopping, nấu nướng, anh Vương không ngần ngại làm bất cứ việc gì. Anh tự tay chọn những bộ quần áo rộng, thoải mái, chất vải mềm để không cọ vào vết thương của chị. Anh chăm chỉ vào bếp, nấu những món chị thích, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, làm theo mọi yêu cầu của chị.
Tận mắt nhìn vợ vật vã chịu đựng mọi cơn đau, không ca thán nửa lời, anh Vương càng cảm phục, trân trọng chị. Với anh, chị luôn là người phụ nữ nói ít làm nhiều. Trước đây khi anh mới khởi nghiệp, chị từng bán đồ, vay mượn để mua cho anh chiếc máy ảnh xịn, chiếc máy tính cấu hình cao, để anh có những bức ảnh cưới đẹp nhất. Chị còn xin nghỉ việc để tập trung giúp anh.
Sau mấy tháng trời điều trị, sức khỏe chị đã hồi phục hoàn toàn. Bệnh lui nhưng trên người chị còn nhiều vết sẹo, mà như bác sĩ nói có thể tồn tại một thời gian rất dài trên cơ thể. Tóc của chị cũng chỉ còn lơ thơ vài sợi. Chị tự ti chẳng dám đi ra ngoài. Nhưng anh Vương luôn động viên đưa chị đi chơi, ăn uống thoải mái. Anh còn mua cho chị nhiều nón mũ, quần áo dài để che khuyết điểm.
Cuối cùng cậu bé Liam nặng 2,8 kg cũng chào đời ngày 4/9 vừa qua, trong niềm vui khôn xiết của cả gia đình, trong nước mắt của vợ chồng chị.
Đến khi con đầy tháng tuổi, anh Vương mới cho vợ xem bộ ảnh "Ba kể con nghe", anh ghi lại hành trình chị mang bầu. Anh hy vọng con trai sau này lớn lên xem lại sẽ hiểu và thương mẹ thật nhiều. Bộ ảnh nhanh chóng gây sốt trên cộng đồng mạng với hơn 12.000 lượt thích, 6.000 lượt chia sẻ cùng hàng nghìn bình luận.
"Lúc đầu tôi chỉ chụp ảnh vợ để gửi cho bác sĩ tư vấn. Nhưng dần dà tôi muốn thực hiện cả một bộ ảnh ghi lại hành trình mang bầu, sinh con của vợ tôi. Những bức ảnh không set up, không có không gian đẹp rạng rỡ, trần trụi và nhiều đau đớn nhưng có lẽ ý nghĩa nhất trong cuộc đời cầm máy của tôi. Tôi yêu và cảm phục sự hy sinh tuyệt vời của cô ấy", anh Vương nói.
Nhìn con trai ngủ ngon trong nôi, chị Huyên thấy mọi đau đớn của mình là hoàn toàn đáng giá, cũng càng thấu hiểu và yêu chồng hơn.
"Khi xem bộ ảnh chồng chụp, tôi đã khóc hu hu như một đứa trẻ. Tôi không biết sau này sẽ thế nào, chỉ biết chắc chắn một điều, nếu đổi lại, nếu như anh gặp bất cứ bệnh tật gì, tôi sẽ ở bên anh như anh từng làm với tôi", chị nói.
Hành trình gian nan của đôi vợ chồng trẻ người Việt (quê Cần Thơ) sống ở Westminster, California, Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/1/2016. Đó là ngày chị Huyên hạnh phúc thông báo với chồng, mình đã mang bầu 4 tuần. Cả gia đình hoan hỉ vì em bé là đứa cháu đầu tiên của hai nhà.
Thế nhưng niềm vui đó không kéo dài được bao lâu. Đôi vợ chồng choáng váng khi đi khám thai, bác sĩ nói chị Huyên mắc bệnh Lupus, căn bệnh khiến hệ thống miễn dịch cơ thể bị rối loạn, dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan như khớp, da, thận...
Căn bệnh Lupus khiến chị Huyên nứt nẻ, chảy máu toàn thân, rụng hết tóc.
"Bác sĩ nói nếu không chấm dứt thai kỳ để điều trị kịp thời, căn bệnh có thể sẽ tàn phá các cơ quan nội tạng, nhiều khả năng ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và quá trình hình thành thai nhi. Chúng tôi phải cân nhắc có điều trị bệnh luôn hay không. Tôi bối rối vô cùng, nhưng Huyên đã quả quyết giữ con lại, dù có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào", anh Vương kể.
Họ bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về căn bệnh này qua bác sĩ, sách vở, internet. Họ biết rằng dù Lupus rất đáng sợ nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát khi phát hiện kịp thời. Bệnh sẽ không quá trầm trọng nếu sống lạc quan, ăn uống lành mạnh, vệ sinh cẩn thận và làm theo đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Từ đó, chị Huyên quyết định sẽ không áp dụng bất cứ phương thức điều trị nào, tự mình đối đầu với mọi đau đớn.
Vài tuần sau, cơ thể chị hoàn toàn biến đổi, trên mặt bắt đầu nổi đỏ, tay và chân xuất hiện những vết nứt. Bệnh trở nặng rất nhanh, khiến khắp người chị sưng phồng. Các vết thương rạn nứt và chảy máu, khiến chị đau nhức cả ngày lẫn đêm.
Biết bao lần chị phải nén đau, lặng lẽ vào nhà vệ sinh khóc một mình. Biết bao đêm chị phải giả bộ ngủ vì không muốn chồng lo lắng, để ngày mai anh có sức đi làm. Rồi đến khi chồng chợp mắt, chị lại phải ngồi dậy cả đêm vì vết thương ở lưng đau nhức chẳng thể nằm yên. Dần dần, chị không thể tự cầm nắm, không đi lại được. Mọi vệ sinh cá nhân đều phải nhờ đến anh.
"Mỗi sáng thức dậy, anh giúp tôi đánh răng, súc miệng, lau người rồi tháo băng, thay băng mới. Rồi anh đút cho tôi ăn vì tôi không thể cầm được thứ gì. Biết tôi mệt nên lúc nào anh cũng động viên, an ủi. Ngày nào cũng vậy, câu đầu tiên của anh là 'Hôm nay em có đau nhiều không'. Chính sự chăm sóc, động viên của anh khiến tôi đủ dũng cảm, tự tin đối mặt bệnh tật", chị Huyên hạnh phúc nói về chồng.
Anh Vương tự tay đi mua đồ, khăn, nón cho vợ để chị khỏi tự ti khi ra ngoài.
Thai được gần 5 tháng, trong một lần khám, chị ngất xỉu ngay trong phòng lấy máu vì kiệt sức. Khi đó, chị phải nhập viện cấp cứu để điều trị khẩn cấp căn bệnh Lupus. Rất may bác sĩ nói rằng em bé đã qua giai đoạn hình thành nên việc điều trị sẽ ít ảnh hưởng đến thai nhi.
Sau gần 2 tuần được xuất viện về nhà, căn bệnh bắt đầu được kiểm soát, những vết sưng tấy dần giảm đi nhưng tóc chị rụng lả tả. "Cô ấy nhờ tôi chải tóc, rồi tết hai bên để dễ chịu khi nằm xuống. Khi tôi chải, tóc vợ cứ rơi ra từng mảng và dính vào lược hết. Tôi sợ không dám chải nữa, nhưng vợ động viên 'bệnh này rụng tóc là thường, rụng xong mới ra được tóc mới'. Nghe cô ấy nói tôi thương vô cùng. Đến bây giờ nhớ lại tôi vẫn cảm thấy sợ và thương cho sự mất mát quá lớn của vợ mình", anh Vương kể lại.
Từ một người rất ngại đi shopping, nấu nướng, anh Vương không ngần ngại làm bất cứ việc gì. Anh tự tay chọn những bộ quần áo rộng, thoải mái, chất vải mềm để không cọ vào vết thương của chị. Anh chăm chỉ vào bếp, nấu những món chị thích, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, làm theo mọi yêu cầu của chị.
Tận mắt nhìn vợ vật vã chịu đựng mọi cơn đau, không ca thán nửa lời, anh Vương càng cảm phục, trân trọng chị. Với anh, chị luôn là người phụ nữ nói ít làm nhiều. Trước đây khi anh mới khởi nghiệp, chị từng bán đồ, vay mượn để mua cho anh chiếc máy ảnh xịn, chiếc máy tính cấu hình cao, để anh có những bức ảnh cưới đẹp nhất. Chị còn xin nghỉ việc để tập trung giúp anh.
Sau mấy tháng trời điều trị, sức khỏe chị đã hồi phục hoàn toàn. Bệnh lui nhưng trên người chị còn nhiều vết sẹo, mà như bác sĩ nói có thể tồn tại một thời gian rất dài trên cơ thể. Tóc của chị cũng chỉ còn lơ thơ vài sợi. Chị tự ti chẳng dám đi ra ngoài. Nhưng anh Vương luôn động viên đưa chị đi chơi, ăn uống thoải mái. Anh còn mua cho chị nhiều nón mũ, quần áo dài để che khuyết điểm.
Chị Huyên hạnh phúc bế cậu con trai đầu lòng sau hành trình mang thai bao đau đớn.
Cuối cùng cậu bé Liam nặng 2,8 kg cũng chào đời ngày 4/9 vừa qua, trong niềm vui khôn xiết của cả gia đình, trong nước mắt của vợ chồng chị.
Đến khi con đầy tháng tuổi, anh Vương mới cho vợ xem bộ ảnh "Ba kể con nghe", anh ghi lại hành trình chị mang bầu. Anh hy vọng con trai sau này lớn lên xem lại sẽ hiểu và thương mẹ thật nhiều. Bộ ảnh nhanh chóng gây sốt trên cộng đồng mạng với hơn 12.000 lượt thích, 6.000 lượt chia sẻ cùng hàng nghìn bình luận.
"Lúc đầu tôi chỉ chụp ảnh vợ để gửi cho bác sĩ tư vấn. Nhưng dần dà tôi muốn thực hiện cả một bộ ảnh ghi lại hành trình mang bầu, sinh con của vợ tôi. Những bức ảnh không set up, không có không gian đẹp rạng rỡ, trần trụi và nhiều đau đớn nhưng có lẽ ý nghĩa nhất trong cuộc đời cầm máy của tôi. Tôi yêu và cảm phục sự hy sinh tuyệt vời của cô ấy", anh Vương nói.
Nhìn con trai ngủ ngon trong nôi, chị Huyên thấy mọi đau đớn của mình là hoàn toàn đáng giá, cũng càng thấu hiểu và yêu chồng hơn.
"Khi xem bộ ảnh chồng chụp, tôi đã khóc hu hu như một đứa trẻ. Tôi không biết sau này sẽ thế nào, chỉ biết chắc chắn một điều, nếu đổi lại, nếu như anh gặp bất cứ bệnh tật gì, tôi sẽ ở bên anh như anh từng làm với tôi", chị nói.
Tác giả bài viết: Tuệ Minh - Ảnh: NVCC