Hãy tìm lối đi riêng - Kỳ cuối: Tại sao cứ phải đi theo lối mòn?
- 15:34 14-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chọn bán vé số để khởi đầu cho sự tự lập nhằm theo đuổi đam mê của mình. Ông JESSE PETERSON ghi lại câu chuyện của Khánh Ly qua lời kể của cô.
► Hãy tìm lối đi riêng - Kỳ 1: Làm việc như nhau, đừng hi vọng kết quả khác nhau
Trần Khánh Ly làm tóc cho khách tại tiệm tóc do mình làm chủ - Ảnh: NHƯ HÙNG
“Lúc ấy, tôi bán vé số có 2.000 đồng/tờ thôi. Tôi bán được sáu tháng. Cũng dành dụm được ít tiền và bắt đầu xin đi học làm tóc.
Tôi đã xin được một tiệm ở Q.3 (TP.HCM) và học ở đó được bốn tháng (người ta học một năm mới ra nghề, còn tôi thì học có bốn tháng thôi, vì tôi đam mê nghề tóc mà!).
Sau bốn tháng, tôi xin cô giáo cho ra ngoài vừa học vừa làm. Cô giáo nói tôi cố gắng ở tiệm thêm ít thời gian nữa, cô sẽ trả lương cho tôi. Nhưng tôi không đồng ý, vì tôi muốn học hỏi thêm ở ngoài. Cô giáo đồng ý”.
Từ làm thuê đến làm chủ
“Tôi đi xin làm thợ ở tiệm đầu tiên. Họ nói sẽ trả cho tôi 600.000 đồng/tháng. Tôi đồng ý làm. Nhưng ngay ngày đầu tiên đi làm, họ thấy tay nghề của tôi kém quá, nên họ nói sẽ chỉ dạy cho tôi cách làm ở tiệm của họ, và mức lương chỉ 300.000 đồng/tháng. Tôi cũng đồng ý.
Ngày hôm sau, người ta dạy tôi từng chút một, chỉ dạy rất nhiều. Chỉ riêng một ngày ở tiệm mới tôi được học nhiều bằng bốn tháng tôi học ở tiệm cũ.
Nhưng ngày hôm sau, tôi nghỉ làm ở tiệm đó và xin sang tiệm tiếp theo. Và cũng y hệt tình trạng như tiệm đầu tiên (ngày đầu tiên tay nghề yếu, ngày thứ hai tôi được họ chỉ dạy nhiều hơn), tôi lại tiếp tục nghỉ làm ở tiệm đó.
Lấy kinh nghiệm từ bốn tháng học nghề và hai ngày học việc ở hai tiệm, tôi tiếp tục xin làm việc ở tiệm tiếp theo.
Tôi được tiệm này tiếp nhận làm việc và trả mức lương 1.000.000 đồng/tháng. Đó là một tiệm nhỏ, tôi làm ở đó được khoảng năm tháng. Khi thấy tay nghề mình đã cứng, tôi xin nghỉ và ra tiệm khác lớn hơn.
Và cứ thế, tôi cứ tự lượng sức mình và lượng tay nghề của mình để làm tiệm lớn, rồi lại xin tiệm lớn hơn...
Thấm thoát cũng bốn năm liên tục nâng cao tay nghề, cho đến khi tôi gặp ca sĩ Hồ Quỳnh Hương. Chị ấy thường làm tóc ở chỗ anh C..
Khi gặp tôi, chị Hương có nói tôi đến anh C. làm cho anh ấy, vì đang thiếu thợ. Tôi nghe vậy nên cũng qua anh C. thử tay nghề.
Tôi nói với anh C. là sẽ thử tay nghề hai ngày, nếu được thì 10 ngày sau tôi quay lại làm; bởi vì tôi phải thông báo cho bên kia là tôi nghỉ để họ tìm thợ khác, rồi tôi mới quay lại làm cho anh C. được.
Anh đồng ý. Làm chỗ anh C. tôi cũng vui, vì anh tin tưởng và giao công việc cho tôi. Tôi làm ở chỗ anh C. được bốn năm. Làm ở đó tôi được gặp và quen với rất nhiều anh chị nghệ sĩ, nên tôi thích lắm.
Sau khi làm được bốn năm, tôi có ý định mở tiệm. Khi tôi nói mở tiệm, cha mẹ không đồng ý. Họ sợ tôi mở ra làm không có khách.
Tôi tiết kiệm được 40 triệu đồng và nói với cha mẹ là con sẽ tự lấy tiền của con mở tiệm. Lúc ấy cha mẹ không có ý kiến gì nữa.
Trước khi mở tiệm, tôi đã có một ý định mà với những người khác có thể họ cảm thấy rất điên rồ. Đó là đạp xe đạp đi từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Tôi muốn thử sức mình, xem có vượt qua được khó khăn này hay không, để chuẩn bị cho dự án mở tiệm sắp tới. Tôi bắt đầu tập thể lực bằng cách đạp xe đi làm mỗi ngày (từ nhà đến chỗ làm 10km), cứ sáng đạp đi tối đạp về.
Trong thời gian đạp xe tập thể lực tôi đã bệnh, nhưng tôi quyết tâm không uống thuốc. Tôi tập được 10 ngày thì bắt đầu đạp xe xuyên Việt.
Thời gian đạp xe đó, tôi không bao giờ quên được. Dầm mưa dãi nắng, ăn cơm bụi ngoài đường, đạp xe leo đèo.
Nhưng tôi cũng vượt qua được 13 ngày ròng rã từ Nam ra Bắc. Ra đến Hà Nội, tôi rũ bỏ con người đạp xe và trở về với cuộc sống thực tại.
Nhìn tôi sạch sẽ hơn, duyên dáng hơn (vì trong thời gian đạp xe tôi tự làm mình xấu đi và bẩn hơn, để tránh những nguy hiểm rình rập), bạn đạp xe cùng tôi đã thốt lên rằng nhìn tôi lạ quá so với lúc tôi đi xuyên Việt.
Tôi trả lời: “Vâng, đây mới chính là con người thật của tôi”.
Sau khi hoàn thành chuyến đi và ở Bắc hai ngày, tôi vào Sài Gòn và tìm mặt bằng để mở tiệm. Tôi tìm được một căn nhà ưng ý, và mở tiệm ở đường Tân Thành, P.15, Q.5.
Mở tiệm được hai năm, dành dụm tiền, tôi mua được một miếng đất 100m2 ở Q.9. Và thêm một năm nữa, sau khi tôi mua được đất thì tôi dời tiệm qua đường Cô Bắc, Q.1.
Bây giờ, tôi đã mở tiệm được bốn năm và cũng mua được hai miếng đất ở Q.9. Mẹ tôi thì đã ở nhà bốn năm nay, không phải bán rau ngoài chợ.
Còn cha tôi, giờ đã được nhận vào làm trong một công ty của nhà nước và làm việc rất thoải mái. Cuộc sống của tôi thì sao cũng được.
Nhưng mục tiêu của tôi là sẽ cố gắng lo cho cha mẹ những điều tốt nhất, để sau này tôi có thể yên tâm mà lập gia đình”.
Tôi luyện và thay đổi
Lúc cô Khánh Ly còn rất trẻ đã suy nghĩ: “Tại sao cứ phải đi theo một hệ thống lối mòn, để rồi có một kết quả tầm thường?”. Vì vậy, cô ấy quyết định bỏ học lúc chỉ mới lớp 5 và tự tạo nên con đường riêng cho mình.
Khánh Ly đã rất dũng cảm. Khi cha mẹ không bằng lòng, cô ấy đã vượt qua các quan niệm truyền thống, giá trị và ý tưởng của xã hội, để bước trên con đường riêng của mình. Chắc chắn cha mẹ cô ấy bây giờ phải rất tự hào vì những thành công mà con gái họ đạt được ngày hôm nay.
Trẻ em trong gia đình giàu có sẽ thiếu mất động lực, bản năng sinh tồn, để tự phấn đấu cho bản thân.
Một vài năm trước, tôi có một học sinh đến từ một gia đình giàu có. Cha cậu ta là một người bạn của tôi, và ông ấy là một luật sư thành đạt.
Cậu học sinh ấy ban đầu muốn trở thành một nhà thiết kế, nhưng chỉ vài hôm đã nhanh chóng chán nản. Học được một tuần với tôi thì cậu ta nghỉ học, sau khi nhận ra sẽ phải tập trung trên lớp và làm bài tập về nhà chăm chỉ.
Tiếp sau đó cậu ta muốn có một nhà hàng. Cha cậu ta đồng ý cho mở một nhà hàng nhỏ, nhưng anh chàng ngủ cho đến buổi trưa thì mới lết xác đến nhà hàng, rồi lại đóng cửa sớm vì thấy mệt mỏi...
Một lần nữa, những ví dụ về những người nổi tiếng đã cho thấy sự sáng tạo và phá vỡ những nguyên tắc lỗi thời luôn đem lại hiệu quả. Trong tiếng Anh, underdogs tạm dịch là kẻ yếu thế. Underdogs thành công là những người thường không quan tâm những gì người khác nghĩ về họ.
Bạn sẽ bán kem vào mùa nào?
Giáo dục không có nghĩa là sẽ thành công. Giả dụ bạn là người bán kem, bạn sẽ bán vào mùa nào? Tôi đoán 90% câu trả lời sẽ là “mùa hè”.
Vì ai cũng thấy là mùa hè nóng, nóng thì người ta mới mua kem, mình mới bán được. Nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết điều này.
“Thuyết bán kem” do ông Wang Yung Ching - một doanh nhân nổi tiếng ở Đài Loan - đưa ra đó là: “Bán kem nhất định phải bắt đầu bán vào mùa đông. Bởi vào mùa đông khách hàng ít, buộc bạn phải giảm chi phí để cải thiện dịch vụ. Nếu như có thể tồn tại được trong mùa đông thì bạn sẽ không sợ không cạnh tranh được vào mùa hè. Chỉ có trải qua khó khăn mới biết hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp này”.
Trần Khánh Ly làm tóc cho khách tại tiệm tóc do mình làm chủ - Ảnh: NHƯ HÙNG
“Lúc ấy, tôi bán vé số có 2.000 đồng/tờ thôi. Tôi bán được sáu tháng. Cũng dành dụm được ít tiền và bắt đầu xin đi học làm tóc.
Tôi đã xin được một tiệm ở Q.3 (TP.HCM) và học ở đó được bốn tháng (người ta học một năm mới ra nghề, còn tôi thì học có bốn tháng thôi, vì tôi đam mê nghề tóc mà!).
Sau bốn tháng, tôi xin cô giáo cho ra ngoài vừa học vừa làm. Cô giáo nói tôi cố gắng ở tiệm thêm ít thời gian nữa, cô sẽ trả lương cho tôi. Nhưng tôi không đồng ý, vì tôi muốn học hỏi thêm ở ngoài. Cô giáo đồng ý”.
Từ làm thuê đến làm chủ
“Tôi đi xin làm thợ ở tiệm đầu tiên. Họ nói sẽ trả cho tôi 600.000 đồng/tháng. Tôi đồng ý làm. Nhưng ngay ngày đầu tiên đi làm, họ thấy tay nghề của tôi kém quá, nên họ nói sẽ chỉ dạy cho tôi cách làm ở tiệm của họ, và mức lương chỉ 300.000 đồng/tháng. Tôi cũng đồng ý.
Ngày hôm sau, người ta dạy tôi từng chút một, chỉ dạy rất nhiều. Chỉ riêng một ngày ở tiệm mới tôi được học nhiều bằng bốn tháng tôi học ở tiệm cũ.
Nhưng ngày hôm sau, tôi nghỉ làm ở tiệm đó và xin sang tiệm tiếp theo. Và cũng y hệt tình trạng như tiệm đầu tiên (ngày đầu tiên tay nghề yếu, ngày thứ hai tôi được họ chỉ dạy nhiều hơn), tôi lại tiếp tục nghỉ làm ở tiệm đó.
Lấy kinh nghiệm từ bốn tháng học nghề và hai ngày học việc ở hai tiệm, tôi tiếp tục xin làm việc ở tiệm tiếp theo.
Tôi được tiệm này tiếp nhận làm việc và trả mức lương 1.000.000 đồng/tháng. Đó là một tiệm nhỏ, tôi làm ở đó được khoảng năm tháng. Khi thấy tay nghề mình đã cứng, tôi xin nghỉ và ra tiệm khác lớn hơn.
Và cứ thế, tôi cứ tự lượng sức mình và lượng tay nghề của mình để làm tiệm lớn, rồi lại xin tiệm lớn hơn...
Thấm thoát cũng bốn năm liên tục nâng cao tay nghề, cho đến khi tôi gặp ca sĩ Hồ Quỳnh Hương. Chị ấy thường làm tóc ở chỗ anh C..
Khi gặp tôi, chị Hương có nói tôi đến anh C. làm cho anh ấy, vì đang thiếu thợ. Tôi nghe vậy nên cũng qua anh C. thử tay nghề.
Tôi nói với anh C. là sẽ thử tay nghề hai ngày, nếu được thì 10 ngày sau tôi quay lại làm; bởi vì tôi phải thông báo cho bên kia là tôi nghỉ để họ tìm thợ khác, rồi tôi mới quay lại làm cho anh C. được.
Anh đồng ý. Làm chỗ anh C. tôi cũng vui, vì anh tin tưởng và giao công việc cho tôi. Tôi làm ở chỗ anh C. được bốn năm. Làm ở đó tôi được gặp và quen với rất nhiều anh chị nghệ sĩ, nên tôi thích lắm.
Sau khi làm được bốn năm, tôi có ý định mở tiệm. Khi tôi nói mở tiệm, cha mẹ không đồng ý. Họ sợ tôi mở ra làm không có khách.
Tôi tiết kiệm được 40 triệu đồng và nói với cha mẹ là con sẽ tự lấy tiền của con mở tiệm. Lúc ấy cha mẹ không có ý kiến gì nữa.
Trước khi mở tiệm, tôi đã có một ý định mà với những người khác có thể họ cảm thấy rất điên rồ. Đó là đạp xe đạp đi từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Tôi muốn thử sức mình, xem có vượt qua được khó khăn này hay không, để chuẩn bị cho dự án mở tiệm sắp tới. Tôi bắt đầu tập thể lực bằng cách đạp xe đi làm mỗi ngày (từ nhà đến chỗ làm 10km), cứ sáng đạp đi tối đạp về.
Trong thời gian đạp xe tập thể lực tôi đã bệnh, nhưng tôi quyết tâm không uống thuốc. Tôi tập được 10 ngày thì bắt đầu đạp xe xuyên Việt.
Thời gian đạp xe đó, tôi không bao giờ quên được. Dầm mưa dãi nắng, ăn cơm bụi ngoài đường, đạp xe leo đèo.
Nhưng tôi cũng vượt qua được 13 ngày ròng rã từ Nam ra Bắc. Ra đến Hà Nội, tôi rũ bỏ con người đạp xe và trở về với cuộc sống thực tại.
Nhìn tôi sạch sẽ hơn, duyên dáng hơn (vì trong thời gian đạp xe tôi tự làm mình xấu đi và bẩn hơn, để tránh những nguy hiểm rình rập), bạn đạp xe cùng tôi đã thốt lên rằng nhìn tôi lạ quá so với lúc tôi đi xuyên Việt.
Tôi trả lời: “Vâng, đây mới chính là con người thật của tôi”.
Sau khi hoàn thành chuyến đi và ở Bắc hai ngày, tôi vào Sài Gòn và tìm mặt bằng để mở tiệm. Tôi tìm được một căn nhà ưng ý, và mở tiệm ở đường Tân Thành, P.15, Q.5.
Mở tiệm được hai năm, dành dụm tiền, tôi mua được một miếng đất 100m2 ở Q.9. Và thêm một năm nữa, sau khi tôi mua được đất thì tôi dời tiệm qua đường Cô Bắc, Q.1.
Bây giờ, tôi đã mở tiệm được bốn năm và cũng mua được hai miếng đất ở Q.9. Mẹ tôi thì đã ở nhà bốn năm nay, không phải bán rau ngoài chợ.
Còn cha tôi, giờ đã được nhận vào làm trong một công ty của nhà nước và làm việc rất thoải mái. Cuộc sống của tôi thì sao cũng được.
Nhưng mục tiêu của tôi là sẽ cố gắng lo cho cha mẹ những điều tốt nhất, để sau này tôi có thể yên tâm mà lập gia đình”.
Tôi luyện và thay đổi
Lúc cô Khánh Ly còn rất trẻ đã suy nghĩ: “Tại sao cứ phải đi theo một hệ thống lối mòn, để rồi có một kết quả tầm thường?”. Vì vậy, cô ấy quyết định bỏ học lúc chỉ mới lớp 5 và tự tạo nên con đường riêng cho mình.
Khánh Ly đã rất dũng cảm. Khi cha mẹ không bằng lòng, cô ấy đã vượt qua các quan niệm truyền thống, giá trị và ý tưởng của xã hội, để bước trên con đường riêng của mình. Chắc chắn cha mẹ cô ấy bây giờ phải rất tự hào vì những thành công mà con gái họ đạt được ngày hôm nay.
Trẻ em trong gia đình giàu có sẽ thiếu mất động lực, bản năng sinh tồn, để tự phấn đấu cho bản thân.
Một vài năm trước, tôi có một học sinh đến từ một gia đình giàu có. Cha cậu ta là một người bạn của tôi, và ông ấy là một luật sư thành đạt.
Cậu học sinh ấy ban đầu muốn trở thành một nhà thiết kế, nhưng chỉ vài hôm đã nhanh chóng chán nản. Học được một tuần với tôi thì cậu ta nghỉ học, sau khi nhận ra sẽ phải tập trung trên lớp và làm bài tập về nhà chăm chỉ.
Tiếp sau đó cậu ta muốn có một nhà hàng. Cha cậu ta đồng ý cho mở một nhà hàng nhỏ, nhưng anh chàng ngủ cho đến buổi trưa thì mới lết xác đến nhà hàng, rồi lại đóng cửa sớm vì thấy mệt mỏi...
Một lần nữa, những ví dụ về những người nổi tiếng đã cho thấy sự sáng tạo và phá vỡ những nguyên tắc lỗi thời luôn đem lại hiệu quả. Trong tiếng Anh, underdogs tạm dịch là kẻ yếu thế. Underdogs thành công là những người thường không quan tâm những gì người khác nghĩ về họ.
Bạn sẽ bán kem vào mùa nào?
Giáo dục không có nghĩa là sẽ thành công. Giả dụ bạn là người bán kem, bạn sẽ bán vào mùa nào? Tôi đoán 90% câu trả lời sẽ là “mùa hè”.
Vì ai cũng thấy là mùa hè nóng, nóng thì người ta mới mua kem, mình mới bán được. Nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết điều này.
“Thuyết bán kem” do ông Wang Yung Ching - một doanh nhân nổi tiếng ở Đài Loan - đưa ra đó là: “Bán kem nhất định phải bắt đầu bán vào mùa đông. Bởi vào mùa đông khách hàng ít, buộc bạn phải giảm chi phí để cải thiện dịch vụ. Nếu như có thể tồn tại được trong mùa đông thì bạn sẽ không sợ không cạnh tranh được vào mùa hè. Chỉ có trải qua khó khăn mới biết hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp này”.
Nếu muốn có kết quả tốt, sự nghiệp phát triển không ngừng, thì nhất định phải được tôi luyện trong những hoàn cảnh khó khăn và thay đổi lối tư duy thông thường. Vì vậy, khi mẹ hoặc cha của bạn nói với bạn: hãy trở thành một kế toán ở trong thị trấn nhỏ nhà mình, nó an toàn thì hãy cứ làm vậy nếu bạn không muốn gặt hái được nhiều thành công hơn. JESSE PETERSON |
Tác giả bài viết: JESSE PETERSON