Những chuyện thú vị về loài ‘khủng long’ ẩn mình dưới đáy Hồ Tây
- 09:43 12-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chúng tôi đã gặp lại những người từng có nhiều năm gắn bó với Hồ Tây, để tìm hiểu về loài trắm đen khổng lồ, từng là biểu tượng của Hồ Tây, để chép lại những câu chuyện thú vị.
Việc 200 tấn cá ở Hồ Tây chết đến nay vẫn còn là bí ẩn. Với nhiều người gắn bó với hồ nước tuyệt đẹp của thủ đô này, đó thực sự là điều tiếc nuối. Những câu chuyện về loài “khủng long Hồ Tây”, tức cá trắm đen khổng lồ, đã lặn dần vào ký ức.
Phóng viên VTC News đã gặp lại những người từng có nhiều năm gắn bó với Hồ Tây, để tìm hiểu về loài trắm đen khổng lồ, từng là biểu tượng của Hồ Tây, để chép lại những câu chuyện thú vị.
Kỳ 1: Công nghệ săn “khủng long” ở Hồ Tây
Có những người, cả đời chỉ sống bằng nghề câu cá trộm ở Hồ Tây. Những cần thủ cao siêu, có bí quyết săn trắm đen, giới cần thủ gọi là “khủng long”, đã xây được nhà cao tầng và sống khá sung túc. Chuyện này thật khó tin, nhưng ông Nguyễn Viến Bân (Nguyên giám đốc Trung tâm cá giống Nhật Tân, Công ty khai thác Hồ Tây), là người từng phụ trách khai thác cá ở Hồ Tây khẳng định có điều đó.
Ông Bân lấy vợ người làng Bưởi và sống ở làng Bưởi mấy chục năm, nên ông rõ mặt tất cả những người cả đời “ngủ ngày cày đêm” ở Hồ Tây. Đêm là thời điểm “khủng long Hồ Tây” vào bờ kiếm ăn.
Trong số hàng chục cần thủ nổi tiếng ở làng Võng Thị và Trích Sài (phường Bưởi), thì Nguyễn Trọng Tuấn được mệnh danh là “sát thủ” của trắm đen Hồ Tây. Anh được giới câu cá ở Hồ Tây gọi là Tuấn “ba tiêu”, bởi với chiếc lưỡi ba tiêu, mỗi ngày anh ta có thể kéo lên từ Hồ Tây vài chục kg cá.
Người dân sống dọc con đường tuyệt đẹp ven Hồ Tây thuộc phường Bưởi đã quá quen với hình ảnh một gã đàn ông nhỏ thó, đen cháy, đội mũ lúp xúp, hàng ngày bất kể nắng mưa, đứng trên giá đỡ giữa hồ, liên tục quăng lưỡi ra xa rồi kéo giật vào bờ. Thật khó có thể tin, chỉ với chiếc cần trúc dài độ 2m, chiếc bát quấn cước và chiếc lưỡi ba tiêu, anh ta lại nuôi được cả nhà với 5 miệng ăn.
Phóng viên VTC News đã gặp lại những người từng có nhiều năm gắn bó với Hồ Tây, để tìm hiểu về loài trắm đen khổng lồ, từng là biểu tượng của Hồ Tây, để chép lại những câu chuyện thú vị.
Kỳ 1: Công nghệ săn “khủng long” ở Hồ Tây
Có những người, cả đời chỉ sống bằng nghề câu cá trộm ở Hồ Tây. Những cần thủ cao siêu, có bí quyết săn trắm đen, giới cần thủ gọi là “khủng long”, đã xây được nhà cao tầng và sống khá sung túc. Chuyện này thật khó tin, nhưng ông Nguyễn Viến Bân (Nguyên giám đốc Trung tâm cá giống Nhật Tân, Công ty khai thác Hồ Tây), là người từng phụ trách khai thác cá ở Hồ Tây khẳng định có điều đó.
Ông Bân lấy vợ người làng Bưởi và sống ở làng Bưởi mấy chục năm, nên ông rõ mặt tất cả những người cả đời “ngủ ngày cày đêm” ở Hồ Tây. Đêm là thời điểm “khủng long Hồ Tây” vào bờ kiếm ăn.
Trong số hàng chục cần thủ nổi tiếng ở làng Võng Thị và Trích Sài (phường Bưởi), thì Nguyễn Trọng Tuấn được mệnh danh là “sát thủ” của trắm đen Hồ Tây. Anh được giới câu cá ở Hồ Tây gọi là Tuấn “ba tiêu”, bởi với chiếc lưỡi ba tiêu, mỗi ngày anh ta có thể kéo lên từ Hồ Tây vài chục kg cá.
Người dân sống dọc con đường tuyệt đẹp ven Hồ Tây thuộc phường Bưởi đã quá quen với hình ảnh một gã đàn ông nhỏ thó, đen cháy, đội mũ lúp xúp, hàng ngày bất kể nắng mưa, đứng trên giá đỡ giữa hồ, liên tục quăng lưỡi ra xa rồi kéo giật vào bờ. Thật khó có thể tin, chỉ với chiếc cần trúc dài độ 2m, chiếc bát quấn cước và chiếc lưỡi ba tiêu, anh ta lại nuôi được cả nhà với 5 miệng ăn.
Một cần thủ ngồi câu ở đoạn làng Võng Thị
Làng Võng Thị xưa kia chỉ gồm vài nóc nhà giữa lau lách ven hồ. Một số ít dân làm nghề trồng sen, làm ruộng, còn hầu hết sống bằng nghề đánh cá, mò ốc, mò trai. Cũng chính vì cả làng sống bằng nghề chài lưới, nên tên làng cũng mang ý nghĩa là một cái lưới đánh cá (Võng có nghĩa là lưới). Năm 1958, Quốc doanh nuôi cá Hồ Tây thành lập để quản lý, thì người dân Võng Thị lại sống bằng nghề kéo cá thuê cho Nhà nước. Võng Thị có nhiều cao thủ săn cá cũng là điều dễ hiểu.
Có nhiều cách để săn “khủng long Hồ Tây”, nhưng cách được dân Võng Thị hay dùng là câu lăng xê.
Câu lăng xê rất đơn giản, chỉ cần một bát quấn cước, 100m cước và chiếc lưỡi lò xo. Mỗi cần thủ có cả chục điểm thả lưỡi lăng xê.
Hàng ngày, đám thợ câu bơi ra giữa Hồ, cách bờ vài chục mét, rồi thả mồi ăn dụ trắm đen vào. Công đoạn chế biến mồi dụ trắm đen vô cùng cầu kỳ, là bí quyết của dân câu.
Với mỗi hồ nước, trắm đen thường đi ăn vào một thời gian nhất định. Trắm đen Hồ Tây thường bắt đầu đi ăn lúc 9h đêm. Nhiều hồ nước khác, người ta câu được trắm đen cả sáng, trưa, chiều, tối.
Trắm đen là loài rất tinh khôn, thấy động là nằm im, bất kể mồi ăn hấp dẫn thế nào. Món ăn khoái khẩu của chúng là ốc tươi sống, còn ốc thối chỉ có tác dụng tạo mùi dẫn dụ chúng đến. Do đó, để tạo thói quen cho trắm đen tìm đến ổ ăn mồi, mỗi ngày, thợ câu phải mua cả yến ốc sống, rồi đổ vào những điểm nhất định.
Câu cá ở Hồ Tây
Khi phát hiện ổ mồi, chúng tiến đến, ngậm hàng chục con ốc trong miệng, rồi bơi ra chỗ khác nhả ốc ra, sau đó mới dùng bộ hàm cứng nghiền từng nát con một để nhâm nhi thưởng thức. Do đó, điều quan trọng là cần thủ phải biết lúc nào trắm đen đến chén mồi để chớp thời cơ.
Nhưng làm thế nào để bọn ốc sống nằm im trong ổ mồi, đó là một bí quyết mà dân săn “khủng long Hồ Tây” không bao giờ tiết lộ. Có ý kiến cho rằng, các cần thủ lọc lõi dùng da trâu nghiền thành bột, trộn với mỡ bò rồi bôi vào ốc để chúng ăn hợp chất này trên người nhau, không bò đi chỗ khác. Lại có ý kiến cho rằng, chỉ cần thả bột gạo, bột ngô, bột khoai… cùng với ốc, bọn ốc sẽ ở lại chén no say, không bò lung tung nữa. Một số ý kiến thì cho rằng, ngâm ốc với… nước pha rượu để chúng say tá lả, rồi ngủ vùi ở ổ câu cả ngày (?!).
Sau khi những chiếc lưỡi lò xo được đắp kín bởi cục mồi to bằng quả trứng gà, cần thủ ném mồi trúng ổ thính cách bờ 40-50m, rồi treo bát quấn cước cùng với chiếc chuông nhỏ ven bờ. Khi nào chuông reo, nghĩa là cá đã dính lưỡi. Khi trắm đen đớp phải mồi, lập tức 6 chiếc lưỡi sẽ cắm phập vào xung quanh miệng. Càng giãy mạnh, càng chạy khỏe, lưỡi càng cắm sâu. Với cách câu này, cùng với nghệ thuật dòng cá, những sợi cước rất mảnh cũng có thể kéo được “khủng long” nặng vài chục kg vào bờ.
Cách câu này rất phổ biến ở Hồ Tây và được hàng trăm cần thủ sử dụng. Đây là một công nghệ săn cá trộm rất nhàn nhã mà hiệu quả. Đám câu trộm chỉ cần thả thính, rải lưỡi đóng mồi, rồi rung đùi ngồi uống nước, hút thuốc, hoặc đánh cờ bên bờ hồ. Nhiều cần thủ mắc võng ngủ dưới gốc cây cả ngày lẫn đêm và những tiếng “reng reng” chả khác gì chuông báo thức gọi họ dậy để kéo cá lên bờ.
30 năm câu trộm cá ở Hồ Tây, Tuấn “ba tiêu” không nhớ nổi mình đã trục lên khỏi lòng hồ bao nhiêu tấn cá. Chỉ riêng trắm đen, loài “khủng long” của Hồ Tây, Tuấn đã câu được tới cả trăm con có lẻ.
Một con trắm đen nặng 37,5kg câu được ở Hồ Tây
Những năm gần đây, một số cần thủ chuyên nghiệp đã sắm cả camera xịn dùng để ghi lại hình ảnh từ ổ mồi. Sóng Hồ Tây lớn, ổ xa bờ hàng chục, thậm chí cả trăm mét, nên rất khó quan sát bằng mắt thường. Quay phim xong, đưa phim vào laptop phóng to rồi phân tích để phát hiện tăm trắm đen. Khi đã phát hiện có “khủng long” ăn mồi, thì số phận chú trắm đen này đã đến hồi kết.
Hùng “râu” cũng là nhân vật nổi tiếng trong giới câu cá trắm đen Hồ Tây. Theo anh ta, mồi thính là một bí quyết không thể tiết lộ, nhưng chọn địa điểm câu mới là khâu quan trọng nhất. Theo Hùng “râu”, những khu vực mà lòng hồ lổn nhổn, có nhiều chỗ dựa, nước sạch, là nơi trắm đen thường mò vào. Những khu vực nào có cống rãch, nước thải đổ ra thường ô nhiễm, thiếu ôxi ở tầng đáy, động vật thân mềm không sống được, thì không bao giờ trắm đen mò đến.
Theo kinh nghiệm của Hùng “râu”, “khủng long” thường vào bờ kiếm ăn vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, chẳng hạn như oi bức, sắp có giông, bão, gió tây. Vào những ngày này, địa điểm kiếm ăn của chúng thường là phía Tây của hồ nước.
Những khu vực gồm Phủ Tây Hồ trông ra, chùa Trấn Quốc, phường Bưởi là những nơi thường xuyên câu được trắm đen. Hùng “râu” chỉ cắm chốt ở đoạn làng Võng Thị và Trích Sài, nơi có những nghĩa địa mênh mông dưới lòng hồ. Ngày trước, khu vực này là làng mạc, nghĩa địa, nhưng sóng Hồ Tây bào mòn, đánh chìm từ mấy chục năm trước. Theo Hùng “râu”, bọn trắm đen thường vào khu vực mồ mả làm ổ hoặc trốn lưới vét của các đội khai thác cá thuộc Công ty đầu tư khai thác Hồ Tây.
Tôi từng trò chuyện với ông Nguyễn Văn Tiến, người có thâm niên mấy chục năm đánh cá Hồ Tây và có biệt tài săn trắm đen, ông Tiến cũng khẳng định bọn trắm đen thường trốn vào các khu nghĩa địa dưới lòng hồ, nên cực kỳ khó tóm chúng. Chỉ có cách đánh úp từng khu vực nó làm ổ hoặc kiếm ăn may ra mới tóm được.
Đặc tính của trắm đen, khi dính lưỡi, nó lao thẳng vào bờ. Tuy nhiên, khi buông vợt, hoặc nhảy xuống hồ vớt, nó sẽ phi nước kiệu như ngựa chướng. Nó sẽ lao vào vật cản để phá cước và chúi xuống bùn miết lưỡi tuột ra.
Do đó, nếu cần thủ không có kinh nghiệm dìu cá thì khó có thể thắng được nó. Ngoài ra, việc bộ lục đóng vào chỗ nào trên thân “khủng long” cũng quyết định sự thành bại. Nếu lục bám vào lưng hoặc sườn, thì chả lưỡi nào xuyên qua được những chiếc vây cứng như thép và to bằng miệng chiếc bát con. Lục chỉ đóng vào bụng, chắc chắn nhất là phần họng, mới hy vọng hạ được nó.
Cuộc đấu trí với con “khủng long” cách nay chục năm vẫn làm Hùng “râu” bồi hồi khi nhớ lại. Qua kính viễn vọng hồng ngoại nhìn xuyên bóng đêm, thấy những dòng tăm nhỏ sủi lẫn trong sóng ở ổ mồi cách bờ 50m. Xác định có trắm đen ăn mồi, Hùng “râu” lắp bộ lục xịn nhất rồi chờ hết tăm mới quăng lưỡi. Do ổ mồi ở rất xa, nên phải quăng lưỡi nhiều lần, căn chỉnh mãi chiếc phao phát sáng bằng bắp tay mới vào trúng ổ. Ổ mồi này đã tiêu tốn của Hùng “râu” cả tạ ốc và đây là cơ hội hiếm có để hoàn vốn.
Trắm đen có thói quen đớp đầy mồm ốc, rồi lỉnh ra chỗ khác nhả ra, chén từng con một. Khi chén hết, chúng mới tiếp tục tìm đến ổ. Lúc nó lỉnh ra chỗ khác, chính là thời cơ Hùng “râu” quăng lưỡi trúng ổ để tránh làm nó hoảng sợ. Chiếc xuồng cao su cùng chai nước đã được chuẩn bị sẵn.
Một cần thủ câu được trắm đen
Đúng như dự đoán, chừng nửa tiếng sau thì “khủng long” quay lại ổ ăn mồi. Nhìn những dòng tăm sủi lên mặt nước, lòng Hùng “râu” bồi hồi khó tả. Chiếc phao to tướng vẫn dập dềnh trên sóng. Hùng “râu” chợt rùng mình khi cách ổ chừng 2 mét, một quầng sóng to đánh tạt cả những lớp sóng vỗ đều đặn. Hai tay nắm chặt cần, mà trống ngực cứ đập thình thịch.
Hàng trăm lần đối mặt với “khủng long”, song mỗi lần là một cảm xúc khác lạ, hồi hộp, mong chờ, lo âu. Đó chính là cái thú mà chỉ có những cần thủ săn trắm đen mới có được. Trót làm “sát thủ” của “khủng long” rồi, thì hồn vía lúc nào cũng ở ngoài Hồ Tây.
20 rồi 30 phút trôi qua, khi đã mấy lần vào ổ tha ốc ra ngoài, chiếc phao vẫn dập dềnh trên sóng. Trái tim Hùng “râu” tưởng như tan nát khi nghĩ đến cảnh nó không cọ vào lục hay cước lấy một lần. Thế rồi, chiếc phao lắc nhẹ, đốm xanh lét từ từ lịm khỏi ngọn sóng.
Vút… Một cú giật nghiêng người. Chiếc cần thửa do Mỹ sản xuất cong vút bởi lục đã đóng vào “khủng long”. Con cá vùng chạy, cước ra veo véo nghe rợn tai.
Nhanh như chớp, Hùng “râu” nhảy xuống chiếc xuồng cao su, và con “khủng long” kéo anh ta chạy từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc, lao vào bờ, rồi lại vọt ra giữa hồ. Giống trắm đen không có thói quen bơi lùi, nó cứ lao thẳng như tên lửa, do đó, phải dìu cá ở mức độ vừa phải. Nếu giữ căng quá, nó lao mạnh, sẽ khiến lưỡi bung, cước đứt, còn dìu nhẹ, nó miết xuống bùn hoặc vật cản để gỡ lưỡi là công toi.
Con cá kéo Hùng “râu” từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau mới chịu ngửa bụng nằm im cho anh dìu vào bờ. Lúc ấy, cá mệt lử, nhưng cần thủ Hùng “râu” thì mệt đến ngày hôm sau. Con “khủng long” mà Hùng “râu” tóm được lần đó nặng tới 46,5kg. Dù Hồ Tây từng có nhiều “khủng long” lớn hơn thế, nhưng đây có lẽ là con trắm đen kỷ lục câu được.
Gần 30 năm ôm cần ở Hồ Tây, Hùng “râu” không nhớ nổi đã tóm được bao nhiêu “khủng long Hồ Tây”. Cách đây 20 năm, mỗi đêm Hùng “râu” có thể tóm được vài con, toàn loại trên chục kg, nhưng vài năm gần đây, có khi ôm cần cả tháng chẳng được con nào. Mỗi đêm, Hùng “râu” vẫn lôi được lên bờ cả đống chép, trôi, rô phi, chim trắng, có những chép cụ nặng đến 10kg, nhưng không được đấu trí với “khủng long”, những đêm ôm cần trở nên cô đơn khó tả.
Còn tiếp…
Tác giả bài viết: Dương Phạm
Nguồn tin: