Vươn lên làm giàu từ trang trại chăn nuôi tổng hợp
- 09:29 08-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chúng tôi đến thăm trang trại trồng rừng chăn nuôi tổng hợp của chị Lương Thị Nam lúc trời đã về chiều. Gặp chị đang cần mẫn bên vườn ngô xanh mướt đã bắt đầu trổ bông. Vừa lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt, chị vừa vun gốc nhổ cỏ cho những gốc ngô. Trò chuyện với chị chúng tôi được biết, chị sinh ra và lớn lên trong cảnh gia đình nghèo khó, lại đông chị em nên lúc nào trong suy nghĩ chị cũng ước mong làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Hơn 5 năm về trước, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo của xã. Năm 2011, vợ chồng chị mạnh dạn vay vốn từ NHCSXH với số tiền 10 triệu đồng, cộng với số tiền tích góp, vay mượn, vợ chồng chị đầu tư chăn nuôi gà, vịt, nuôi bò, trồng cây ăn quả và trồng rừng.
Lấy ngắn nuôi dài, ngoài chăn nuôi tổng hợp, chị còn mạnh dạn nhận đất đầu tư trồng rừng.
Lấy ngắn nuôi dài, ngoài chăn nuôi tổng hợp, chị còn mạnh dạn nhận đất đầu tư trồng rừng. Không dừng lại ở đó, tận dụng lúc rừng chưa phát tán, chị còn trồng xen các loại rau sạch quay vòng quỹ đất liên tục. Giữa các luống cây ăn quả, chị tranh thủ trồng ngô phục vụ chăn nuôi. Sau khi thu hoạch xong ngô, thì tiến hành chăm sóc cây dứa. Mùa nào thức ấy. Thấy chị Nam làm ăn hiệu quả, đời sống kinh tế khá giả, nuôi con cái ăn học đàng hoàng nên có nhiều hội viên phụ nữ trong xã đến học hỏi kinh nghiệm và làm theo.
Chị Nam tâm sự: Tôi thấy trên báo đài đưa tin thấy vườn ở dưới xuôi trồng nhiều xoài, dứa, tôi cũng mạnh dạn về xuôi mua giống trồng xen trên vườn đồi này. Ngoài ra tôi trồng ngô để lấy ngô nuôi lợn, nuôi gà, vịt và trồng rau sạch để bán lấy tiền tặng thêm thu nhập.”
Nhờ biết phát huy tiềm năng lợi thế đất đai của quê hương và sự quyết tâm, chịu khó tìm tòi, học hỏi cách làm ăn phát triển kinh tế phù hợp với địa phương mình, chị Lương Thị Nam cũng như nhiều phụ nữ người dân tộc Thái, Khơ mú, H‘ Mông huyện miền núi Tương Dương đã nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Vừa làm kinh tế gia đình giỏi, chị Nam còn vận động những hội viên khác cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả.
Không chỉ lo làm giàu cho bản thân, với cương vị là một chi hội trưởng phụ nữ bản, chị Nam còn vận động những hội viên khác cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả. Truyền đạt lại kinh nghiệm sản xuất cho các chị em trong hội, để chung tay góp sức vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Chị Nguyễn Thị Nam -Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Tương Dương cho biết: toàn huyện hiện có 154 chi hội với gần 13.300 hội viên. Có 173 tổ tiết kiệm và vay vốn do hội quản lý tổng nguồn vốn vay là 165 tỷ 322 triệu đồng với 6.668 hội viên vay vốn. Từ việc tín chấp NHCSXH huyện, Hội phụ nữ huyện đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt và đào tạo nghề ngắn hạn cho hội viên phụ nữ, nhất là những chị thiếu việc làm, qua đó đã giúp nhiều chị em phụ nữ thoát nghèo. Từ đó, xuất hiện nhiều gương phụ nữ điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Tiêu biểu như chị Lương Thị Nam, chi hội trưởng phụ nữ bản Nhẵn, xã Thạch Giám. “Mô hình trang trại tổng hợp của chị Nam là một điển hình kinh tế trong sản xuất chăn nuôi, đem lại hiệu quả cao. Chị là một tấm gương tiêu biểu cho chị em phụ nữ xã Thạch Giám học tập. Chị Nam còn một trong những Chi hội trưởng năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết với phong trào của hội. Đặc biệt, đối với những nhiệm vụ của hội cấp trên giao thì chị luôn làm tốt và hoàn thành nhanh chóng, trước kế hoạch quy định của hội. 5 năm liên tục chị được Hội PN huyện và xã tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hội. Chị Nam cũng là 1 trong 6 đại biểu được vinh dự đi dự Đại hội phụ nữ toàn tỉnh khóa 15, nhiệm kỳ 20156-2021 đợt này”. Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Tương Dương nhấn mạnh./.
Tác giả bài viết: Hiến Chương