Nghịch cảnh A Lưới: Quan ‘no’ rừng, dân âu lo vì thiếu đất sản xuất
- 15:40 07-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những trang trại, “dự án” kinh tế của các lãnh đạo huyện đua nhau mọc lên. Trong khi cạnh đó, những hộ dân của làng thanh niên lập nghiệp, đang mỏi mòn chờ đất sản xuất.
►Chủ tịch huyện A Lưới bác thông tin "gia trại khủng, không phép"
Trước thông tin phản ánh, trên địa bàn xã Hương Phong, huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế), lãnh đạo huyện nhà đang “sở hữu” nhiều hecta rừng, phục cụ các “dự án” kinh tế khá bề thế, PV đã vào cuộc tìm hiểu.
Trong quá trình ghi nhận, những gì người dân phản ánh trên, hoàn toàn có cơ sở. Ngoài điểm du lịch “chui” của ông Nguyễn Nam Sinh, Phó Công an huyện, tại đây còn có khu trang trại rộng 3,2ha, mọc trên đất rừng, đã có thẻ đỏ của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện. Chưa kể đến khu đất rừng hàng ngàn m2 của ông Hồ Xuân Trăng, Bí thư huyện ủy (nằm ở Tiểu khu 316, thuộc làng Hương Thịnh, xã Hương Phong).
Trước thông tin phản ánh, trên địa bàn xã Hương Phong, huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế), lãnh đạo huyện nhà đang “sở hữu” nhiều hecta rừng, phục cụ các “dự án” kinh tế khá bề thế, PV đã vào cuộc tìm hiểu.
Trong quá trình ghi nhận, những gì người dân phản ánh trên, hoàn toàn có cơ sở. Ngoài điểm du lịch “chui” của ông Nguyễn Nam Sinh, Phó Công an huyện, tại đây còn có khu trang trại rộng 3,2ha, mọc trên đất rừng, đã có thẻ đỏ của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện. Chưa kể đến khu đất rừng hàng ngàn m2 của ông Hồ Xuân Trăng, Bí thư huyện ủy (nằm ở Tiểu khu 316, thuộc làng Hương Thịnh, xã Hương Phong).
Anh Nguyễn Văn Dự trao đổi với PV.
Điều đáng nói, trong khi những trang trại, “dự án” kinh tế của các lãnh đạo huyện đua nhau mọc lên, ngay cạnh đó, những hộ dân của Làng thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, đang mỏi mòn chờ… đất sản xuất.
Dự án Làng TNLN A Lưới được triển khai tại xã biên giới Hương Phong, của huyện A Lưới, do Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư. Có 45 hộ dân là các cặp vợ chồng trẻ, ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, được chọn lựa đưa đến đây lập nghiệp.
Được biết, khi vận động người dân lên đây, Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế cam kết, cấp từ 1 - 3ha đất sản xuất và hỗ trợ 14 triệu đồng tiền khai hoang, mua cây giống. Tuy nhiên, đã hơn 3 năm trôi qua, nhiều hộ dân vẫn chưa được chủ đầu tư cấp đất sản xuất, theo đúng cam kết.
Do thiếu đất sản xuất, đất ở không được cấp sổ đỏ, nhiều hộ dân đã đóng cửa rời đi, trở về chốn cũ.
Anh Nguyễn Văn Dự, một hộ dân ở khu B thuộc Làng TNLN chia sẻ, hiện tại, gia đình anh đang thiếu đất để sản xuất. Ngoài trông cậy vào việc chăn nuôi lặt vặt ở nhà và khai thác keo tràm thuê, thu nhập gia đình chẳng có gì thêm.
Mong mỏi chờ cấp đất sản xuất, người dân tại Làng TNLN ở Hương Phú, còn mỏi mòn chờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Anh Hồ Văn Đông (SN 1978), một hộ dân sống ở khu B cho biết, khi đến đây sinh sống, gia đình anh cũng như các hộ dân khác, được cấp 2.000m2 đất ở và đất vườn. Đến nay, dự án đã kết thúc nhiều năm, nhưng các hộ đều chưa được cấp sổ đỏ. Tình trạng này, khiến các hộ dân không thể vay vốn, tham gia các dự án phát triển sản xuất, do không có tài sản thế chấp.
Một phần khu trang trại khá bề thế của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới.
Một góc "dự án chui" của ông Nguyễn Nam Sinh, Phó Trưởng Công an huyện A Lưới.
Liên quan đến vấn đề này, ông Mai Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết, sau nhiều lần kiến nghị, vừa rồi, phía xã đã cấp cho một số hộ dân phần đất sản xuất. Hiện tại, quỹ đất sản xuất của xã đã …hết sạch.
Tác giả bài viết: Nhóm PVMT