Lái xe lạ, những điều bạn nên cẩn trọng
- 09:18 06-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1.Ước lượng kích thước, tầm nhìn
Các phân khúc SUV, hatchback hay sedan lại có chiều dài mui trước, sau khác nhau, bán kính vòng quay khác nhau. Vì vậy các tay lái cần quan sát kỹ lưỡng từ bên ngoài vào bên trong, khi ngồi ở vị trí ghế lái, chú ý chỉnh ghế để vừa tầm nhìn, điều chỉnh tầm chân đạp chân ga, chân phanh chân số phù hợp cũng như tầm tay tới vô-lăng sao cho thoải mái nhất. Ngoài ra, để chắc chắn không xảy ra va quẹt thì tài xế cần xác định được kích thước và làm chủ được tầm nhìn khi ngồi ở ghế lái.
2. Tập quen và phản ứng
Đây là những yếu tố quan trọng nhất giúp trước khi lái xe. Bạn không nên quá tự tin như khi lái xe cũ, hãy cẩn thận đưa xe ra những đoạn đường vắng, thử độ đàn hồi, độ nhạy chân ga, phanh để đảm bảo an toàn.
3. Thuần thục với thao tác trên xe
Khi bắt đầu lái bất cứ một chiếc xe nào điều bạn cần làm là thực hành những thao tác cơ bản, dĩ nhiên nếu chỉ cần biết bảng điều khiển và một số vị trí như chân ga, chân phanh là đã có thể điều khiển xe chạy bình thường. Tuy nhiên khi lưu thông trên đường với vô vàn những tình huống bất ngờ thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
Tài xế nên làm quen với các vị trí trên xe, những chỗ lạ, có tính năng và vị trí nút bấm lạ là cần phải ghi nhớ ngay. Ngoài ra, cần chỉnh ghế lái, chỉnh vô lăng, chỉnh gương chiếu hậu để có tư thế ngồi lái thoải mái, tư thế đặt tay vô lăng và góc quan sát tốt nhất qua gương chiếu hậu.
Bên cạnh đó, cần lưu ý các nút bấm trên vô-lăng, khóa cửa, lên/hạ kính, xi-nhan, đèn, gạt mưa... hầu hết các xe đều có nhiều điểm tương đồng nhất tuy nhiên lại có những dòng xe có thiết kế khá lạ lẫm.
Đặc biệt với những xe nhiều công nghệ thì việc làm quen hết các nút điều chỉnh có thể là áp lực cho tài xế lạ, bạn có thể sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc này. VÌ vậy cách tốt nhất, hãy hỏi chủ nhân của xe về các tiện ích nếu nhìn qua mà không hiểu được các phím chức năng.
4. Động cơ xe
Nếu bạn có suy nghĩ rằng các loại động cơ không khác nhau là mấy thì thật sai lầm. Thực tế chúng lại khác nhau rất nhiều, tùy theo địa hình như đồi núi, đồng bằng, đường cát hay đường lầy thì động cơ lại thể hiện sức mạnh khác nhau. Vì vậy, bạn nên hỏi kỹ chủ xe về sức mạnh của động cơ và thử chân ga của xe thế nào để dễ dàng điều khiển.
3. Đi từ tốn, chậm rãi
Bạn không nên đi ở tốc độ cao khi mới lái, hãy tập lái ở tốc độ thấp và tăng dần khi quen. Hãy luôn nhớ điều quan trọng nhất là sự an toàn và chính xác. Việc giữ sự từ tốn và chắc chắn với tay lái của mình, bạn mới có thể trở thành người lái xe chuyên nghiệp.
5. Nhường đường
Nếu bạn đi chậm thì chắc hẳn sẽ gặp những xe sau bấm còi, thúc giục xin vượt. Đừng vội vã tạt ngang hoặc tăng tốc, bạn cần bình tĩnh nhìn gương chiếu hậu, nếu có khoảng trống an toàn, gạt xi-nhan và nhường đường. Hãy luôn giữ bình tĩnh, thao tác chính xác và không vội vàng.
Sau khi xe đằng sau đã vượt, hãy quay trở lại làn đường cũ và tiếp tục hành trình của mình. Làm quen với cách nhường đường cũng sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng lái xe.
6. Giữ khoảng cách
Giữ khoảng cách là điều khó nhất cho người lái xe lạ, đặc biệt là khi di chuyển trong các thành phố lớn. Thực tế các phương tiện di chuyển trên đường không bao giờ đỗ xe với khoảng cách trong sách vở, hướng dẫn. Vì vậy sẽ xảy ra tình trạng chen ngang đầu xe, nếu là giờ cao điểm khoảng cách giữa các xe chỉ tình bằng cm.
Hầu như tất cả các tài xế đều gặp phải tình trạng này. Vậy bạn phải làm thế nào để tránh va chạm? Hãy tìm một đoạn đường vắng xe qua lại, nhờ một người xi-nhan cho mình, bạn hãy tập tiến dần tới một chiếc xe máy, ô tô và dừng lại trước khi va chạm. Hãy cảm nhận và đo đạc khoảng cách an toàn giữa đầu xe mình và các xe phía trước. Nên nhớ, mỗi chiếc xe đều có phần đầu xe dài ngắn khác nhau, nên việc cảm nhận khoảng cách phía trước là rất cần thiết mỗi khi đi một chiếc xe lạ.
7. Nhìn biển báo
Dù có rành đường hay nhớ luật đến mấy thì hãy luôn tập thói quen nhìn biển báo, bởi suy đoán của bạn không phải lúc nào cũng đúng. Ghi nhớ những biển báo hạn chế tốc độ, biển cấm ô tô, cấm dừng đỗ, biển được phép rẽ phải khi có đèn đỏ …, tất cả đều cần bạn quan sát để không phạm luật.
Đừng bám đuôi những chiếc xe cao to như xe khách, xe tải, xe buýt, bạn sẽ mất hết tầm nhìn và quan sát biển.
8. Quay đầu xe
Quay đầu xe là việc làm không hề đơn giản với những tay lái mới. Với điều kiện giao thông đông đúc, các phương tiện luôn thúc giục thì việc bình tĩnh xử lỹ để quay đầu xe là cực kì quan trọng.
Ở những nơi có biển báo được phép sang đường, quay đầu, hãy xi-nhan từ sớm tiến gần nơi có thể quay xe thì từ từ đánh lái, quan sát gương chiếu hậu.
Ở những phố cần áp dụng kiểu quay đầu giữa đường, cần quan sát và tìm vị trí có thể quay đầu được mà ít ảnh hưởng tới các phương tiện khác.
9. Đỗ xe, lùi xe
Đỗ xe theo kiểu ghép ngang hay lùi xe đều cần có một kỹ năng lái xe khéo léo. Khoảng cách để đỗ xe ghép ngang an toàn ở Việt Nam là không bao giờ đủ, vì vậy bạn cần thực hiện thao tác này thật cẩn thận.
Hãy bình tĩnh thực hiện việc đỗ xe, quan sát gương chiếu hậu, nhờ sự giúp đỡ khi cần. Việc bạn quá tự tin khi lái xe có thể sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn.
Tác giả bài viết: Thu Hiền