Trần Minh Chiến: Không bỏ bóng đá dù trời phụ, "người đâm"
- 16:20 03-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vì sao sự nghiệp của Trần Minh Chiến luôn gắn liền với dang dở? Vì mỹ nhân, vì y học thời đó nó thế hay vì… định mệnh?
Lời tòa soạn: Nhằm tri ân và vinh danh những huyền thoại của thể thao Việt Nam, chúng tôi xin gửi tới độc giả loạt bài viết PHÍA SAU ÁNH HÀO QUANG. Đây sẽ là những bài viết đầy đủ nhất, xúc động nhất về những sự nghiệp, những cảnh đời sau khi vươn tới vinh quang của các VĐV tài năng của dải đất chữ S.
Minh Chiến hay cỡ nào?
Trần Minh Chiến chia tay sự nghiệp vì chấn thương năm 1996, khi mới 22 tuổi, tức là vẫn chưa chính thức bước vào cái độ chín của sự nghiệp thi đấu. Nhưng cựu tiền đạo sinh năm 1974 này lại là ngôi sao được nhớ đến bậc nhất trong lứa "thế hệ vàng" đầu tiên của bóng đá Việt Nam.
Người hâm mộ nhớ Chiến, vì tại SEA Games ở Chiang Mai Thái Lan tháng 12/1995, Việt Nam lần đầu giành quyền lọt vào chung kết, nhờ tuyệt phẩm của anh. Mà thường thì "lần đầu" luôn khó phai trong ký ức…
Người ta nhớ Chiến và luôn đặt ra câu hỏi: nếu Trần Minh Chiến không bị 5 lần 7 lượt đứt dây chằng đầu gối dẫn đến đứt nghiệp ở cái tuổi quá trẻ, anh sẽ còn vươn tới đâu?
Người ta có lý do để tiếc cho Minh Chiến. Vì anh có thừa đẳng cấp và tài năng nhưng lại quá thiếu may mắn.
Thời còn thi đấu trong màu áo Thể công cũng như ĐTQG, Nguyễn Hồng Sơn kiến tạo rất nhiều đường chuyền thành bàn cho đồng đội lập công. Nhưng có lẽ, Sơn "Công Chúa" sẽ không bao giờ quên pha kiến tạo cho Minh Chiến lập siêu phẩm vàng trong trận Myanmar năm 1995.
Nguyễn Hồng Sơn cho rằng: "Minh Chiến là mẫu tiền đạo khéo nhất tôi từng biết trong sự nghiệp. Không giàu thể lực, anh Chiến chơi bóng bằng tư duy và biết dựa vào đồng đội".
Nguyễn Liêm Thanh, đồng đội của Minh Chiến tại Công An TP HCM nhận xét: "Cho đến thời điểm này, tôi chưa thấy mẫu tiền đạo nào của bóng đá Việt Nam sắc bén như Minh Chiến. Xét về sự linh hoạt, nhạy bén và chớp thời cơ thì không ai bằng anh Chiến".
Những hậu vệ từng đối đầu với Minh Chiến, điển hình như Nguyễn Hoàng Xuân Trúc lại nhớ về anh như một sát thủ khó chịu và đáng sợ. Cựu hậu vệ Cảng Sài Gòn thổ lộ: "Đang ở trạng thái tĩnh, Minh Chiến bất ngờ tăng tốc là thoát khỏi sự truy cản của hậu vệ liền. Đặc biệt, anh ấy còn chọn điểm rơi khôn ngoan nên rất khó kèm".
Ông Lê Hữu Tường - HLV đầu tiên của Minh Chiến ở trường Năng khiếu nói: "Minh Chiến dứt điểm bóng sống rất tốt, không cần chỉnh. Còn khi đã chỉnh được thì chết với nó liền, ví dụ như bàn thắng vào lưới Myanmar năm 1995".
Trong khi đó nhà báo kỳ cựu Nguyễn Nguyên thì đúc kết: "Minh Chiến khéo léo như Nguyễn Cao Cường. Anh ấy cũng không chiến cực tốt, về khả năng này, tôi cho rằng Chiến chỉ đứng sau anh Nguyễn Văn Dũng".
Bí quyết chinh phục "Người đẹp Tây Đô"
Tấm Huy chương bạc SEA Games 1995 cùng một bàn thắng để đời đưa Trần Minh Chiến trở thành ngôi sao sáng giá nhất của bóng đá Việt Nam thời ấy.
Là ngôi sao sáng giá, nổi tiếng lại còn trẻ, đương nhiên Trần Minh Chiến được nhiều các cô gái hâm mộ… ái mộ.
Vậy nên, cựu danh thủ Nguyễn Liêm Thanh, đồng đội của Minh Chiến tiết lộ, tác giả của bàn thắng Vàng vào lưới Myanmar năm 1995 không chỉ là sát thủ trên sân cỏ, mà còn là chàng trai khá đào hoa.
Nhưng ngoài tài năng và danh tiếng sân cỏ, Minh Chiến còn trở thành "soái ca" mơ ước của phái đẹp nhờ… giọng hát hay.
Nguyễn Liêm Thanh tiết lộ: "Thời ấy chúng tôi được các cô gái ngưỡng mộ lắm. Minh Chiến thì lại càng được các cô gái mê nhờ giọng hát dễ đi vào lòng người".
Diễn viên Việt Trinh là một trong những mối tình nổi tiếng nhất của Trần Minh Chiến thời anh còn là chàng tiền đạo "hát hay, đá bóng giỏi".
Minh Chiến sau này cũng xác nhận về mối quan hệ với cô đào nổi tiếng trong "Người đẹp Tây Đô" nhưng anh cho biết, đó chỉ là quá khứ và anh không muốn nhắc lại quá khứ, khi mà cả hai đều đã có gia đình riêng.
Từng có những lời ong tiếng ve cho rằng, Minh Chiến sớm phải nói lời tạ từ với bóng đá cũng chỉ vì quá sa đà vào tửu - sắc với những mỹ nhân tầm cỡ như "Người đẹp Tây Đô".
Cái nghiệp và định mệnh
Nhưng trên thực tế, khi ngẩng cao đầu rời Chiang Mai năm 1995, dù với băng trắng kín đầu gối, thì có lẽ Minh Chiến cũng chẳng bao giờ hình dung cuộc đời lại éo le với tài năng, đam mê và khát vọng của anh đến như vậy.
Bởi sau SEA Games 18, sau 4 lần mổ gối từ Việt Nam tới Đức nhưng đều thất bại, Minh Chiến phải chấp nhận dừng cuộc chơi ở tuổi 22.
Minh Chiến nói: "Y học thời điểm đó chưa phát triển như bây giờ. Nhưng mấu chốt là do tôi quá ham thi đấu. Ban đầu cũng nghĩ chỉ là chấn thương đầu gối bình thường.
Ở SEA Games 1995, tôi bị chấn thương từ trận gặp Campuchia tại vòng bảng nhưng vẫn xin BHL vào sân ở trận bán kết gặp Myanmar. Khi trở lại Việt Nam, tôi cũng không nghĩ chấn thương của mình quá nặng và vẫn ham thi đấu".
Cứ thế, Minh Chiến mổ gối rồi lại đá. Và khi Chiến tự gục ngã trong trận giao hữu giữa Việt Nam 1 và Việt Nam 2 để chuẩn bị cho Tiger Cup 1996, người ta thấy có một ông lão cứ lẽo đẽo đi theo băng ca cáng anh ra sân, ông vừa đi vừa đọc kinh trong nước mắt.
Ông lão ấy là Trần Văn Cửu, cha của Trần Minh Chiến. Hơn ai hết vào thời điểm ấy, ông Cửu hiểu rằng, cái duyên của con trai mình với bóng đá đã hết. Trời cho con trai ông đôi chân khéo léo, nhưng cũng sớm lấy đi đôi chân tài hoa ấy…
Ông Trần Văn Cửu thổ lộ: "Bóng đá với gia đình tôi không phải nghề, mà là cái nghiệp.
Trước Minh Chiến, hai anh trai của nó là Trần Minh Huy và Trần Minh Trung cũng là những cầu thủ được đánh giá cao, nhưng sự nghiệp cũng lận đận, chẳng đến đâu cả vì chấn thương".
Vì hiểu được cái nghiệp bóng đá khá bạc nên ông Cửu từng cấm Minh Chiến theo nghiệp quần đùi áo số, ông muốn Chiến theo đuổi sự nghiệp học hành. Nhưng rốt cuộc, gia đình không thể ngăn cản Minh Chiến đến với bóng đá.
Nhà báo Nguyễn Nguyên thì nói: "Tôi không cho rằng Minh Chiến giải nghệ sớm vì chơi bời quá đà. Ngoài Trần Minh Chiến, gia đình này còn có Trần Minh Huy, Trần Minh Trung và Trần Minh Thắng, họ đều có điểm chung là tài năng và không chiến rất giỏi.
Nhưng họ đều lận đận vì chấn thương. Tôi có cảm giác như bóng đá là định mệnh của dòng họ Trần Minh".
Trần Minh Chiến cặm cụi làm tré cùng vợ (Ảnh: Tuổi Trẻ).
"Nhát dao" ở PVF
Buộc phải rời cuộc chơi quá sớm, Minh Chiến chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp cha mẹ bán bún bò và sau này là giúp vợ làm tré. Nhưng bóng đá là cái nghiệp. Ngôi sao xuyên thủng mành lưới Myanmar ở Chiang Mai năm nào sinh ra đâu phải để làm tré?
Khi tài năng, hoài bão, khát vọng của cả một đời con người mâu thuẫn với thực tại cuộc sống, thì đó là bi kịch, bi kịch của sự nghiệp. Minh Chiến thừa nhận: "Thời mới buộc phải giải nghệ, tôi chẳng biết phải làm gì cả, chỉ tối ngày uống rượu bia giải sầu".
Nhưng thời gian tồi tệ nhất trong sự nghiệp của Minh Chiến cũng nhanh chóng qua đi. Năm 1997, anh được Công an TP.HCM tạo điều kiện làm công tác huấn luyện.
Kể từ đó, Minh Chiến lại được sống với niềm đam mê bóng đá, lần lượt trải qua công tác huận luyện tại Ngân hàng Đông Á, Trung tâm thể thao Thành Long…
Tới năm 2009, Minh Chiến về huấn luyện trẻ ở Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF). Bằng kinh nghiệm bản thân, cộng với việc tích cực cập nhật, học hỏi bóng đá thế giới, phương pháp huấn luyện của Minh Chiến dựa nhiều trên những tính toán khoa học, điều ấy giải thích vì sao PVF nhanh chóng gặt hái thành công.
Minh Chiến đã đưa U-13 PVF vô địch quốc gia 2010, U-15 PVF vô địch quốc gia 2012, U-17 PVF vô địch quốc gia 2014.
Lứa đầu tiên bàn tay Minh Chiến nhào nặn ra từ PVF hiện đang là trụ cột ở đội tuyển U.19 Việt Nam gồm Thanh Tuấn, Thái Quý, Việt Anh, Trọng Hóa, Đức Chinh, Tiến Dụng...
Nhưng cũng như thời còn thi đấu, có cái gì đó dang dở luôn ngăn cản Minh Chiến hướng tới thành công. Tháng 1/2016, một Minh Chiến đang được thiên hạ đánh giá cao về nghiệp đào tạo thì bỗng dưng anh lại bị PVF thanh lý hợp đồng.
Giải thích về lý do thanh lý hợp đồng với Trần Minh Chiến, Giám đốc điều hành PVF Nguyễn Xuân Nam nói: "Do Minh Chiến không phù hợp với định hướng phát triển trong thời điểm hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai".
Một lần nữa Minh Chiến bị bóng đá giáng cho một cú đánh nữa, dù lúc đó anh đang có giấc mơ đẹp cùng PVF, cái lò đào tạo non trẻ, song dưới bàn tay của Chiến đã trở thành một trung tâm gây tiếng vang lớn với những Cúp, huy chương ở các lứa tuổi được treo đầy trong phòng truyền thống.
Minh Chiến bị ai đó "đâm nhát dao sau lưng" hay do anh không còn hợp với khẩu vị của PVF như lời ông Nguyễn Xuân Nam?
Quả thực, như là định mệnh, mỗi khi đưa Trần Minh Chiến lên gần tới đỉnh cao thì bóng đá lại dìm anh xuống đáy. Nhưng người đàn ông ấy chưa bao giờ từ bỏ nó, vì bóng đá cũng là cái nghiệp…
Làm lại ở đất Thủ
Không lâu sau khi rời PVF, Minh Chiến nhận lời mời từ Becamex Bình Dương. Đội bóng đất Thủ từ lâu đã thế lực của bóng đá Việt Nam nhưng công tác đào tạo trẻ thì dường như bỏ không.
Becamex Bình Dương làm lại công tác đào tạo trẻ một cách bài bản, chuyên nghiệp, nghiêm túc và Minh Chiến là sự lựa chọn hợp lý? Minh Chiến lại đang bắt tay vào quá trình ươm mầm cho bóng đá ở Bình Dương.
Nhưng anh sẽ gặt hái thành công đến phút cuối cùng, hay lại dở dang khi cuộc chơi còn chưa mãn cuộc, như một vòng tròn luẩn quẩn trong quá khứ?
Chị Trần Cẩm Uyên - nàng WAG của Minh Chiến cho biết: "Là vợ của Minh Chiến, tôi hiểu những áp lực công việc của anh ấy, nhất là khi đến môi trường mới ở Bình Dương. Tôi luôn ủng hộ và hi vọng mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với anh ấy".
Cái ngày Minh Chiến giã từ sự nghiệp thi đấu, cậu con trai Trần Minh Nguyên Hồng còn chưa chào đời, nhưng cậu nhóc lớp 8 này lại có thể kể vanh vách những bàn thắng, những đường banh và những trận cầu của cha trong quá khứ.
Số là từ thời Minh Chiến còn thi đấu thì hằng ngày, cha của anh, ông Cửu luôn cắt những tờ báo, tạp chí viết về Minh Chiến rồi dán thành những cuốn album theo từng năm. Và cậu bé Nguyên Hồng biết rõ về sự nghiệp của cha qua "cuốn tiểu thuyết Trần Minh Chiến" do ông nội tạo ra.
Cuộc đời chẳng ai nói trước được điều gì. Tuy nhiên, khi đã trải qua quá nhiều thăng trầm, biến cố trong sự nghiệp thì thành công hay thất bại với Minh Chiến không còn quá quan trọng nữa.
Vì gia đình giờ đây mới là niềm quan tâm hàng đầu của Minh Chiến. Và gia đình cũng là điểm tựa vững chắc giúp Minh Chiến luôn tự tin hướng về phía trước, như nó đã giúp anh bao lần đứng lên khi gục ngã…
Bóng đá đường phố
Trước khi theo học bóng đá chuyên nghiệp, Trần Minh Chiến thường chơi bóng với đám trẻ cùng lứa tuổi trên những con hẻm ở phố Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc sân trường Sô Viết. Kết quả của những trận đấu đường phố đó thường là... bể cửa kính nhà hàng xóm.
Đường đến sân cỏ
Năm 13 tuổi, Trần Minh Chiến đoạt giải ba cuộc thi năng khiếu bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh dành cho vận động viên tuổi 15. Năm 14 tuổi, anh được nhận vào trường Năng khiếu Nghiệp vụ Thành phố Hồ Chí Minh, sớm hơn hai năm so với chuẩn thông thường. Từ đây, cậu bé tài năng Trần Minh Chiến bắt đầu được các thầy uốn nắn…
Tới năm 1991, Minh Chiến thi đấu chuyên nghiệp cho Công an TP. HCM. Anh cùng Công an TP. HCM đăng quang giải VĐQG 1995 đồng thời ẵm luôn danh hiệu Vua phá lưới với 14 bàn thắng.
Đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Minh Chiến là bàn thắng vàng vào lưới Myanmar, một tuyệt phẩm đưa Việt Nam lần đầu tiên vào chung kết SEA Games, kể từ khi hội nhập.
Hồ Sơ Trần Minh Chiến
Ngày sinh: 20/07/1974; Nơi sinh: TP.HCM, Việt Nam
Sự nghiệp thi đấu
Công an TP.HCM (1991-1996)
ĐTVN: 1995-1996
Sự nghiệp HLV
Từ 1997: Công an TP.HCM, Ngân hàng Đông Á, Trung tâm thể thao Thành Long.
2009-2016: Trung tâm PVF
Từ 06/2016: Trung tâm đào tạo trẻ Becamex Bình Dương
Thành tích:
Công an TP HCM: Á quân VĐQG (1993), Vô địch giải VĐQG (1995)
ĐTVN: HCB SEA Games 18 (1995)
Danh hiệu cá nhân: Vua phá lưới VĐQG 1995 (14 bàn)
Minh Chiến hay cỡ nào?
Trần Minh Chiến chia tay sự nghiệp vì chấn thương năm 1996, khi mới 22 tuổi, tức là vẫn chưa chính thức bước vào cái độ chín của sự nghiệp thi đấu. Nhưng cựu tiền đạo sinh năm 1974 này lại là ngôi sao được nhớ đến bậc nhất trong lứa "thế hệ vàng" đầu tiên của bóng đá Việt Nam.
Người hâm mộ nhớ Chiến, vì tại SEA Games ở Chiang Mai Thái Lan tháng 12/1995, Việt Nam lần đầu giành quyền lọt vào chung kết, nhờ tuyệt phẩm của anh. Mà thường thì "lần đầu" luôn khó phai trong ký ức…
Người ta nhớ Chiến và luôn đặt ra câu hỏi: nếu Trần Minh Chiến không bị 5 lần 7 lượt đứt dây chằng đầu gối dẫn đến đứt nghiệp ở cái tuổi quá trẻ, anh sẽ còn vươn tới đâu?
Người ta có lý do để tiếc cho Minh Chiến. Vì anh có thừa đẳng cấp và tài năng nhưng lại quá thiếu may mắn.
Thời còn thi đấu trong màu áo Thể công cũng như ĐTQG, Nguyễn Hồng Sơn kiến tạo rất nhiều đường chuyền thành bàn cho đồng đội lập công. Nhưng có lẽ, Sơn "Công Chúa" sẽ không bao giờ quên pha kiến tạo cho Minh Chiến lập siêu phẩm vàng trong trận Myanmar năm 1995.
Nguyễn Hồng Sơn cho rằng: "Minh Chiến là mẫu tiền đạo khéo nhất tôi từng biết trong sự nghiệp. Không giàu thể lực, anh Chiến chơi bóng bằng tư duy và biết dựa vào đồng đội".
Nguyễn Liêm Thanh, đồng đội của Minh Chiến tại Công An TP HCM nhận xét: "Cho đến thời điểm này, tôi chưa thấy mẫu tiền đạo nào của bóng đá Việt Nam sắc bén như Minh Chiến. Xét về sự linh hoạt, nhạy bén và chớp thời cơ thì không ai bằng anh Chiến".
Những hậu vệ từng đối đầu với Minh Chiến, điển hình như Nguyễn Hoàng Xuân Trúc lại nhớ về anh như một sát thủ khó chịu và đáng sợ. Cựu hậu vệ Cảng Sài Gòn thổ lộ: "Đang ở trạng thái tĩnh, Minh Chiến bất ngờ tăng tốc là thoát khỏi sự truy cản của hậu vệ liền. Đặc biệt, anh ấy còn chọn điểm rơi khôn ngoan nên rất khó kèm".
Ông Lê Hữu Tường - HLV đầu tiên của Minh Chiến ở trường Năng khiếu nói: "Minh Chiến dứt điểm bóng sống rất tốt, không cần chỉnh. Còn khi đã chỉnh được thì chết với nó liền, ví dụ như bàn thắng vào lưới Myanmar năm 1995".
Trong khi đó nhà báo kỳ cựu Nguyễn Nguyên thì đúc kết: "Minh Chiến khéo léo như Nguyễn Cao Cường. Anh ấy cũng không chiến cực tốt, về khả năng này, tôi cho rằng Chiến chỉ đứng sau anh Nguyễn Văn Dũng".
Bí quyết chinh phục "Người đẹp Tây Đô"
Tấm Huy chương bạc SEA Games 1995 cùng một bàn thắng để đời đưa Trần Minh Chiến trở thành ngôi sao sáng giá nhất của bóng đá Việt Nam thời ấy.
Là ngôi sao sáng giá, nổi tiếng lại còn trẻ, đương nhiên Trần Minh Chiến được nhiều các cô gái hâm mộ… ái mộ.
Vậy nên, cựu danh thủ Nguyễn Liêm Thanh, đồng đội của Minh Chiến tiết lộ, tác giả của bàn thắng Vàng vào lưới Myanmar năm 1995 không chỉ là sát thủ trên sân cỏ, mà còn là chàng trai khá đào hoa.
Nhưng ngoài tài năng và danh tiếng sân cỏ, Minh Chiến còn trở thành "soái ca" mơ ước của phái đẹp nhờ… giọng hát hay.
Nguyễn Liêm Thanh tiết lộ: "Thời ấy chúng tôi được các cô gái ngưỡng mộ lắm. Minh Chiến thì lại càng được các cô gái mê nhờ giọng hát dễ đi vào lòng người".
Diễn viên Việt Trinh là một trong những mối tình nổi tiếng nhất của Trần Minh Chiến thời anh còn là chàng tiền đạo "hát hay, đá bóng giỏi".
Minh Chiến sau này cũng xác nhận về mối quan hệ với cô đào nổi tiếng trong "Người đẹp Tây Đô" nhưng anh cho biết, đó chỉ là quá khứ và anh không muốn nhắc lại quá khứ, khi mà cả hai đều đã có gia đình riêng.
Từng có những lời ong tiếng ve cho rằng, Minh Chiến sớm phải nói lời tạ từ với bóng đá cũng chỉ vì quá sa đà vào tửu - sắc với những mỹ nhân tầm cỡ như "Người đẹp Tây Đô".
Cái nghiệp và định mệnh
Nhưng trên thực tế, khi ngẩng cao đầu rời Chiang Mai năm 1995, dù với băng trắng kín đầu gối, thì có lẽ Minh Chiến cũng chẳng bao giờ hình dung cuộc đời lại éo le với tài năng, đam mê và khát vọng của anh đến như vậy.
Bởi sau SEA Games 18, sau 4 lần mổ gối từ Việt Nam tới Đức nhưng đều thất bại, Minh Chiến phải chấp nhận dừng cuộc chơi ở tuổi 22.
Minh Chiến nói: "Y học thời điểm đó chưa phát triển như bây giờ. Nhưng mấu chốt là do tôi quá ham thi đấu. Ban đầu cũng nghĩ chỉ là chấn thương đầu gối bình thường.
Ở SEA Games 1995, tôi bị chấn thương từ trận gặp Campuchia tại vòng bảng nhưng vẫn xin BHL vào sân ở trận bán kết gặp Myanmar. Khi trở lại Việt Nam, tôi cũng không nghĩ chấn thương của mình quá nặng và vẫn ham thi đấu".
Cứ thế, Minh Chiến mổ gối rồi lại đá. Và khi Chiến tự gục ngã trong trận giao hữu giữa Việt Nam 1 và Việt Nam 2 để chuẩn bị cho Tiger Cup 1996, người ta thấy có một ông lão cứ lẽo đẽo đi theo băng ca cáng anh ra sân, ông vừa đi vừa đọc kinh trong nước mắt.
Ông lão ấy là Trần Văn Cửu, cha của Trần Minh Chiến. Hơn ai hết vào thời điểm ấy, ông Cửu hiểu rằng, cái duyên của con trai mình với bóng đá đã hết. Trời cho con trai ông đôi chân khéo léo, nhưng cũng sớm lấy đi đôi chân tài hoa ấy…
Ông Trần Văn Cửu thổ lộ: "Bóng đá với gia đình tôi không phải nghề, mà là cái nghiệp.
Trước Minh Chiến, hai anh trai của nó là Trần Minh Huy và Trần Minh Trung cũng là những cầu thủ được đánh giá cao, nhưng sự nghiệp cũng lận đận, chẳng đến đâu cả vì chấn thương".
Vì hiểu được cái nghiệp bóng đá khá bạc nên ông Cửu từng cấm Minh Chiến theo nghiệp quần đùi áo số, ông muốn Chiến theo đuổi sự nghiệp học hành. Nhưng rốt cuộc, gia đình không thể ngăn cản Minh Chiến đến với bóng đá.
Nhà báo Nguyễn Nguyên thì nói: "Tôi không cho rằng Minh Chiến giải nghệ sớm vì chơi bời quá đà. Ngoài Trần Minh Chiến, gia đình này còn có Trần Minh Huy, Trần Minh Trung và Trần Minh Thắng, họ đều có điểm chung là tài năng và không chiến rất giỏi.
Nhưng họ đều lận đận vì chấn thương. Tôi có cảm giác như bóng đá là định mệnh của dòng họ Trần Minh".
Trần Minh Chiến cặm cụi làm tré cùng vợ (Ảnh: Tuổi Trẻ).
"Nhát dao" ở PVF
Buộc phải rời cuộc chơi quá sớm, Minh Chiến chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp cha mẹ bán bún bò và sau này là giúp vợ làm tré. Nhưng bóng đá là cái nghiệp. Ngôi sao xuyên thủng mành lưới Myanmar ở Chiang Mai năm nào sinh ra đâu phải để làm tré?
Khi tài năng, hoài bão, khát vọng của cả một đời con người mâu thuẫn với thực tại cuộc sống, thì đó là bi kịch, bi kịch của sự nghiệp. Minh Chiến thừa nhận: "Thời mới buộc phải giải nghệ, tôi chẳng biết phải làm gì cả, chỉ tối ngày uống rượu bia giải sầu".
Nhưng thời gian tồi tệ nhất trong sự nghiệp của Minh Chiến cũng nhanh chóng qua đi. Năm 1997, anh được Công an TP.HCM tạo điều kiện làm công tác huấn luyện.
Kể từ đó, Minh Chiến lại được sống với niềm đam mê bóng đá, lần lượt trải qua công tác huận luyện tại Ngân hàng Đông Á, Trung tâm thể thao Thành Long…
Tới năm 2009, Minh Chiến về huấn luyện trẻ ở Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF). Bằng kinh nghiệm bản thân, cộng với việc tích cực cập nhật, học hỏi bóng đá thế giới, phương pháp huấn luyện của Minh Chiến dựa nhiều trên những tính toán khoa học, điều ấy giải thích vì sao PVF nhanh chóng gặt hái thành công.
Minh Chiến đã đưa U-13 PVF vô địch quốc gia 2010, U-15 PVF vô địch quốc gia 2012, U-17 PVF vô địch quốc gia 2014.
Lứa đầu tiên bàn tay Minh Chiến nhào nặn ra từ PVF hiện đang là trụ cột ở đội tuyển U.19 Việt Nam gồm Thanh Tuấn, Thái Quý, Việt Anh, Trọng Hóa, Đức Chinh, Tiến Dụng...
Nhưng cũng như thời còn thi đấu, có cái gì đó dang dở luôn ngăn cản Minh Chiến hướng tới thành công. Tháng 1/2016, một Minh Chiến đang được thiên hạ đánh giá cao về nghiệp đào tạo thì bỗng dưng anh lại bị PVF thanh lý hợp đồng.
Giải thích về lý do thanh lý hợp đồng với Trần Minh Chiến, Giám đốc điều hành PVF Nguyễn Xuân Nam nói: "Do Minh Chiến không phù hợp với định hướng phát triển trong thời điểm hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai".
Một lần nữa Minh Chiến bị bóng đá giáng cho một cú đánh nữa, dù lúc đó anh đang có giấc mơ đẹp cùng PVF, cái lò đào tạo non trẻ, song dưới bàn tay của Chiến đã trở thành một trung tâm gây tiếng vang lớn với những Cúp, huy chương ở các lứa tuổi được treo đầy trong phòng truyền thống.
Minh Chiến bị ai đó "đâm nhát dao sau lưng" hay do anh không còn hợp với khẩu vị của PVF như lời ông Nguyễn Xuân Nam?
Quả thực, như là định mệnh, mỗi khi đưa Trần Minh Chiến lên gần tới đỉnh cao thì bóng đá lại dìm anh xuống đáy. Nhưng người đàn ông ấy chưa bao giờ từ bỏ nó, vì bóng đá cũng là cái nghiệp…
Làm lại ở đất Thủ
Không lâu sau khi rời PVF, Minh Chiến nhận lời mời từ Becamex Bình Dương. Đội bóng đất Thủ từ lâu đã thế lực của bóng đá Việt Nam nhưng công tác đào tạo trẻ thì dường như bỏ không.
Becamex Bình Dương làm lại công tác đào tạo trẻ một cách bài bản, chuyên nghiệp, nghiêm túc và Minh Chiến là sự lựa chọn hợp lý? Minh Chiến lại đang bắt tay vào quá trình ươm mầm cho bóng đá ở Bình Dương.
Nhưng anh sẽ gặt hái thành công đến phút cuối cùng, hay lại dở dang khi cuộc chơi còn chưa mãn cuộc, như một vòng tròn luẩn quẩn trong quá khứ?
Chị Trần Cẩm Uyên - nàng WAG của Minh Chiến cho biết: "Là vợ của Minh Chiến, tôi hiểu những áp lực công việc của anh ấy, nhất là khi đến môi trường mới ở Bình Dương. Tôi luôn ủng hộ và hi vọng mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với anh ấy".
Cái ngày Minh Chiến giã từ sự nghiệp thi đấu, cậu con trai Trần Minh Nguyên Hồng còn chưa chào đời, nhưng cậu nhóc lớp 8 này lại có thể kể vanh vách những bàn thắng, những đường banh và những trận cầu của cha trong quá khứ.
Số là từ thời Minh Chiến còn thi đấu thì hằng ngày, cha của anh, ông Cửu luôn cắt những tờ báo, tạp chí viết về Minh Chiến rồi dán thành những cuốn album theo từng năm. Và cậu bé Nguyên Hồng biết rõ về sự nghiệp của cha qua "cuốn tiểu thuyết Trần Minh Chiến" do ông nội tạo ra.
Cuộc đời chẳng ai nói trước được điều gì. Tuy nhiên, khi đã trải qua quá nhiều thăng trầm, biến cố trong sự nghiệp thì thành công hay thất bại với Minh Chiến không còn quá quan trọng nữa.
Vì gia đình giờ đây mới là niềm quan tâm hàng đầu của Minh Chiến. Và gia đình cũng là điểm tựa vững chắc giúp Minh Chiến luôn tự tin hướng về phía trước, như nó đã giúp anh bao lần đứng lên khi gục ngã…
Bóng đá đường phố
Trước khi theo học bóng đá chuyên nghiệp, Trần Minh Chiến thường chơi bóng với đám trẻ cùng lứa tuổi trên những con hẻm ở phố Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc sân trường Sô Viết. Kết quả của những trận đấu đường phố đó thường là... bể cửa kính nhà hàng xóm.
Đường đến sân cỏ
Năm 13 tuổi, Trần Minh Chiến đoạt giải ba cuộc thi năng khiếu bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh dành cho vận động viên tuổi 15. Năm 14 tuổi, anh được nhận vào trường Năng khiếu Nghiệp vụ Thành phố Hồ Chí Minh, sớm hơn hai năm so với chuẩn thông thường. Từ đây, cậu bé tài năng Trần Minh Chiến bắt đầu được các thầy uốn nắn…
Tới năm 1991, Minh Chiến thi đấu chuyên nghiệp cho Công an TP. HCM. Anh cùng Công an TP. HCM đăng quang giải VĐQG 1995 đồng thời ẵm luôn danh hiệu Vua phá lưới với 14 bàn thắng.
Đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Minh Chiến là bàn thắng vàng vào lưới Myanmar, một tuyệt phẩm đưa Việt Nam lần đầu tiên vào chung kết SEA Games, kể từ khi hội nhập.
Hồ Sơ Trần Minh Chiến
Ngày sinh: 20/07/1974; Nơi sinh: TP.HCM, Việt Nam
Sự nghiệp thi đấu
Công an TP.HCM (1991-1996)
ĐTVN: 1995-1996
Sự nghiệp HLV
Từ 1997: Công an TP.HCM, Ngân hàng Đông Á, Trung tâm thể thao Thành Long.
2009-2016: Trung tâm PVF
Từ 06/2016: Trung tâm đào tạo trẻ Becamex Bình Dương
Thành tích:
Công an TP HCM: Á quân VĐQG (1993), Vô địch giải VĐQG (1995)
ĐTVN: HCB SEA Games 18 (1995)
Danh hiệu cá nhân: Vua phá lưới VĐQG 1995 (14 bàn)
Tác giả bài viết: Mộc Miên
Nguồn tin: