Hiểu thế nào cho đúng về các danh xưng, học hàm?
- 10:11 01-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giáo sư và Phó Giáo sư là hai học hàm ở hai mức độ khác nhau, độc lập lập nhau chứ không phải mối quan hệ cấp trên với cấp dưới.
LTS: Nhân đọc bài viết hai bài viết "Rối loạn danh xưng trong trường học" và "Danh xưng, chứng chỉ, bằng cấp trong hệ thống giáo dục nước ta" đăng trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy giáo Nguyễn Phát Tài (giảng viên trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II) có những góp ý với mong muốn đóng góp thêm cách nhìn vì sự phát triển giáo dục nước nhà.
Rộng đường dư luận và tôn trọng tranh luận đa chiều, Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả ý kiến riêng này của tác giả!
Bằng cấp, chứng chỉ là cơ sở pháp lý để xác nhận chủ nhân của nó có một trình độ và năng lực phù hợp với một tiêu chuẩn nhất định.
Ở đây có hai vấn đề cần được phân định rạch ròi văn bằng (degree) và chứng chỉ (certificate):
Văn bằng là căn cứ xác định năng lực của chủ nhân ở một trình độ nào đó: bằng Tiến sĩ, bằng Thạc sĩ, bằng Đại học, bằng Cao đẳng, bằng Trung học Chuyên nghiệp, bằng Trung học Phổ thông...
Chứng chỉ là căn cứ xác định năng lực của chủ nhân đủ khả năng làm một công việc cụ thể:
Chứng chỉ Sư phạm - xác nhận cho người có bằng Đại học một ngành ngoài Sư phạm đủ khả năng dạy học; chứng chỉ hành nghề kế toán trưởng - xác nhận cho người có bằng Đại học, Cao đẳng ngành kế toán đủ khả năng làm công việc của một kế toán trưởng...
Rộng đường dư luận và tôn trọng tranh luận đa chiều, Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả ý kiến riêng này của tác giả!
Bằng cấp, chứng chỉ là cơ sở pháp lý để xác nhận chủ nhân của nó có một trình độ và năng lực phù hợp với một tiêu chuẩn nhất định.
Ở đây có hai vấn đề cần được phân định rạch ròi văn bằng (degree) và chứng chỉ (certificate):
Văn bằng là căn cứ xác định năng lực của chủ nhân ở một trình độ nào đó: bằng Tiến sĩ, bằng Thạc sĩ, bằng Đại học, bằng Cao đẳng, bằng Trung học Chuyên nghiệp, bằng Trung học Phổ thông...
Chứng chỉ là căn cứ xác định năng lực của chủ nhân đủ khả năng làm một công việc cụ thể:
Chứng chỉ Sư phạm - xác nhận cho người có bằng Đại học một ngành ngoài Sư phạm đủ khả năng dạy học; chứng chỉ hành nghề kế toán trưởng - xác nhận cho người có bằng Đại học, Cao đẳng ngành kế toán đủ khả năng làm công việc của một kế toán trưởng...
Danh xưng, chứng chỉ bằng cấp trong hệ thống giáo dục nước ta (Ảnh minh họa trên nld.com.vn).
Danh hiệu đạt được trong văn bằng, tùy vào trình độ và ngành học mà người học được nhận danh hiệu tương ứng, danh hiệu này chính là học vị của người học và theo đó chúng ta có một số danh hiệu sau:
Người tốt nghiệp Đại học sẽ có danh hiệu tùy vào ngành được đào tạo.
Những người tốt nghiệp Đại học những ngành Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, nghệ thuật, kinh tế... sẽ công nhận danh hiệu cử nhân.
Những người tốt nghiệp Đại học những ngành thuộc khối kỹ thuật sẽ được công nhận danh hiệu kỹ sư.
Những người tốt nghiệp Đại học các ngành về kiến trúc sẽ được công nhận danh hiệu kiến trúc sư.
Những danh hiệu này chỉ phụ thuộc vào ngành được đào tạo chứ không phụ thuộc vào trường đào tạo và cũng không phụ thuộc vào công việc họ sẽ làm.
Người nào học và hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ sẽ được cấp bằng và danh hiệu Thạc sĩ, nói đúng hơn danh hiệu Thạc sĩ là học vị của người có trình độ Thạc sĩ.
Tương tự như vậy, người nào học và hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ sẽ được cấp bằng và danh hiệu Tiến sĩ.
Tác giả bài viết "Rối loạn danh xưng trong trường học" đã sai sót khi cho rằng "... ai muốn làm nghiên cứu sinh để đạt học vị Tiến sĩ thì bắt buộc phải có bằng Thạc sĩ".
Theo Điều 8, quy chế đào tạo tiến sĩ Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì người dự vào trình độ Tiến sĩ cần có trình độ Đại học trở lên và cần đáp ứng thêm một vài yêu cầu về nghiên cứu khoa học.
Người học Thạc sĩ là người cập nhật kiến thức theo hướng chuyên sâu có thể được phát triển từ khóa luận tốt nghiệp Đại học đã làm trước đây.
Nghĩa là người học Thạc sĩ là người bắt đầu có kiến thức sâu về một chuyên ngành hẹp nào đó chứ không phải là "có kiến thức rộng do đi học mà có" như tác giả bài báo viết.
Ngoài ra, học Thạc sĩ chính là học cách tự học, tự nghiên cứu theo hướng chuyên sâu chứ không đơn giản là "cập nhật kiến thức mới hơn so với lúc tốt nghiệp Đại học". Vì sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ không ai lại đi học tiếp Thạc sĩ để cập nhật mà anh phải tự học, tự cập nhật.
Thạc sĩ chính là bước đệm tốt để người học có định hướng tốt hơn cho một đề tài trong luận án khi làm nghiên cứu sinh. Tuy nhiên bước đệm này có thể sẽ không cần thiết nếu người thực hiện luận án tìm ra một hướng nghiên cứu mới.
Tôi đồng ý với tác giả bài báo "Danh xưng, chứng chỉ, bằng cấp trong hệ thống giáo dục nước ta" rằng Thạc sĩ và Tiến sĩ không có tính liên thông.
Về học hàm Giáo sư và Phó Giáo sư, tác giả đã quá khắc khe và nhầm nghĩa khi cho rằng "Phó" là cấp dưới, là "người giúp việc" cho cấp trưởng; từ đó phân vân rằng trong một bộ môn chuyên môn không có Giáo sư thì Phó Giáo sư giúp việc cho ai? Nhưng rõ ràng Giáo sư chưa phải là cấp trên của Phó Giáo sư do đó băn khoăn này không đúng.
Xét về tính lịch sử từ "Phó" được sử dụng trong Phó Giáo sư bắt đầu xuất hiện trong các kỳ thi dưới thời nhà Nguyễn (từ thời vua Minh Mạng).
Theo đó, những người không đậu Tiến sĩ trong kỳ thi Hội thì được ghi nhận là đậu "phó bảng" để phân biệt với người đậu "chính bảng". Từ đây, ta có thể hiểu "Phó" có nghĩa là thấp hơn, chưa bằng (kém hơn).
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, ấn bản 2016 (trang 988) định nghĩa: "Phó giáo sư (giáo sư cấp I) là học hàm của người nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở bậc đại học, dưới giáo sư".
Như vậy Phó Giáo sư và Giáo sư là hai học hàm ở hai mức độ khác nhau, độc lập lập nhau.
Trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấp các danh hiệu Tiến sĩ chuyên ngành hay Tiến sĩ liên ngành.
Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định cấp bằng Tiến sĩ. Tuy nhiên trong thực tiễn chúng ta hay gặp cụm từ như Tiến sĩ khoa học.
Sở dĩ như vậy là do "vướng mắc của lịch sử", trước đây chúng ta có học vị Phó Tiến sĩ và Tiến sĩ tương tự như Liên Xô và các nước Đông Âu.
Khi đất nước hội nhập thì để thống nhất học vị với các nước Tây Âu và Hoa kỳ, chúng ta chuyển học vị Phó Tiến sĩ (trước kia) thành Tiến sĩ và Tiến sĩ (trước kia) thành Tiến sĩ khoa học.
Cần lưu ý rằng từ "Phó" trong Phó Tiến sĩ được giải thích tương tự như Phó Giáo sư và Giáo sư.
Tác giả bài viết: Nguyễn Phát Tài