Công an Hà Nội giải quyết không đúng bản chất vụ hành hung nhà báo
- 08:07 01-10-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nhận định như trên quanh trả lời của đại tá Nguyễn Duy Ngọc - thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội - cho rằng phóng viên Quang Thế bị cảnh sát hình sự “gạt tay trúng vào má”.
► Hiện trường vụ việc không thuộc khu vực cấm chụp ảnh
► Công an ‘gạt tay vào má’ phóng viên trên cầu Nhật Tân: Việc rõ như ban ngày mà kết luận thế được sao?
► Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Công an Hà Nội không nên kỷ luật chiến sỹ ‘gạt tay vào má’ phóng viên
► Công an Hà Nội nói nhà báo Quang Thế bị “gạt tay vào má”
Ông Nguyễn Sỹ Cương - Ảnh: V.DŨNG
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói: “Tôi thấy rằng dư luận phản ứng rất mạnh về vụ việc này, đặc biệt là từ khi thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội trả lời kết quả giải quyết. Nếu Công an Hà Nội vẫn quyết định kết quả giải quyết như vậy thì tôi chắc chắn là dư luận không đồng tình. Chỉ có xử lý đúng mực hành vi vi phạm, đúng với bản chất vụ việc, không được bóp méo sự thật, thì người dân mới tin được".
* Ông nghĩ gì về cách giải thích của đại tá Nguyễn Duy Ngọc rằng hành vi của cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng chỉ là “gạt tay trúng vào má” phóng viên Quang Thế?
- Tôi và rất nhiều người đều không tin vào cách giải thích của Công an Hà Nội. Hình ảnh, clip đã quá rõ ràng rồi. Tôi không thể tin có một cái gạt tay làm phóng viên chảy máu mồm. Nếu vẫn giải thích như vậy, rõ ràng là không căn cứ vào sự thật xảy ra.
Tôi đã xem hình ảnh, clip báo chí đăng tải thì thấy rằng ở khu vực đó không có dấu hiệu cho thấy có cảnh báo, cảnh giới bảo vệ hiện trường để người dân, phóng viên biết được.
Nếu cơ quan chức năng không có cảnh báo, cảnh giới về hiện trường thì lấy căn cứ nào để nói rằng phóng viên vi phạm?
Hình ảnh một cảnh sát hình sự hành hung phóng viên được gọi là “gạt tay trúng vào má” đó không phù hợp với văn hóa, và chắc chắn cũng không phù hợp với các quy tắc xử sự của ngành công an.
Cú “gạt tay trúng má nhà báo” của cảnh sát Ngô Quang Hưng theo cách gọi của đại tá Nguyễn Duy Ngọc - thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội. Ngô Quang Hưng bị khiển trách, còn phóng viên Trần Quang Thế bị phạt vi phạm hành chính 6 lỗi - Ảnh: MC cắt từ clip
* Ông bình luận gì khi Công an Hà Nội quyết định xử lý khiển trách cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng và xử phạt hành chính sáu lỗi hơn 14 triệu đồng đối với phóng viên Quang Thế?
- Như tôi đã nói, sự việc đã được lãnh đạo Công an Hà Nội nhìn nhận không đúng bản chất, không đúng thực tế diễn ra, chính vì vậy cách xử lý hành vi sai trái của cảnh sát hình sự Hưng không đúng mức.
Tôi có thể nói rằng nhìn hành vi ấy thì ai cũng có thể khẳng định đó là hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện côn đồ. Một chiến sĩ công an nắm vững điều lệnh, có văn hóa thì không hành xử như vậy.
Còn đối với phóng viên thì căn cứ vào đâu để xử lý người ta? Tôi lấy ví dụ: nếu gọi đó là hiện trường, vậy thì hiện trường được cảnh báo bằng dấu hiệu nào? Không đặt biển báo, không căng dây, vậy thì căn cứ nào để bảo là người ta vi phạm? Nếu người ta đứng bên ngoài chụp tấm ảnh thì có làm biến dạng, thay đổi hiện trường không?
Thậm chí khi sự việc xảy ra, báo chí đưa tin là những người ra ngăn cản các phóng viên tác nghiệp không xưng là công an, nên anh em phóng viên nói rằng đó là những đối tượng lạ mặt.
Hơn nữa, nếu nói rằng phóng viên vi phạm hành chính thì các lỗi vi phạm ấy có được lập biên bản ngay tại hiện trường không? Căn cứ vào đâu để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính? Nếu không đảm bảo những yếu tố như vậy thì việc xử lý vi phạm hành chính là trái luật.
Phóng viên Quang Thế (trái) tác nghiệp tại cầu Nhật Tân và phía sau là cảnh sát hình sự Đông Anh (Hà Nội) - Ảnh cắt từ clip
* Là đại biểu Quốc hội, ông muốn nói gì với lãnh đạo ngành công an?
- Tôi nghĩ rằng lẽ ra ngay từ đầu lãnh đạo Công an Hà Nội phải xử lý vụ việc đúng với bản chất của nó.
Tuy nhiên, sau trả lời của đại tá Nguyễn Duy Ngọc thì tôi thấy rằng vấn đề đã ở mức nghiêm trọng. Hành vi của Ngô Quang Hưng là không thể chấp nhận được.
Tôi cho rằng nếu lãnh đạo Công an Hà Nội vẫn tiếp tục giữ quan điểm xử lý vụ việc như vậy, thì đã đến lúc lãnh đạo Bộ Công an cần phải có ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc đúng mức thì mới hợp lòng dân.
Không thể bao che hành vi bạo lực
Nhiều đại biểu Quốc hội khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ đều cho rằng họ bất ngờ với cách giải quyết vụ việc của Công an Hà Nội.
“Suốt mấy ngày theo dõi diễn biến vụ việc và tối 29-9, khi xem VTV1 đưa tin vụ việc, tôi rất bất ngờ, cứ nghĩ là Công an Hà Nội sẽ phải xử lý nghiêm hành vi bạo lực của viên cảnh sát hình sự đã tấn công phóng viên.
Hành vi bạo lực đó cần phải bị lên án. Không xưng là công an, không chứng minh là công an mà hành hung người khác như vậy thì không còn gì để giải thích.
Còn nếu là công an mà anh hành hung người khác thì càng không thể chấp nhận được, không thể bao che với bất cứ lý do gì. Đấy là chưa nói đến việc anh tấn công nhà báo đang tác nghiệp được pháp luật bảo vệ” - một thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói.
Cũng vị này nói tiếp: “Đề nghị lãnh đạo ngành công an cần nghiêm túc nhìn nhận lại các vi phạm trong cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng mình để kịp thời chấn chỉnh, trước mắt là phải xử lý nghiêm vụ việc này”.
► Công an ‘gạt tay vào má’ phóng viên trên cầu Nhật Tân: Việc rõ như ban ngày mà kết luận thế được sao?
► Nhà báo Trần Đăng Tuấn: Công an Hà Nội không nên kỷ luật chiến sỹ ‘gạt tay vào má’ phóng viên
► Công an Hà Nội nói nhà báo Quang Thế bị “gạt tay vào má”
Ông Nguyễn Sỹ Cương - Ảnh: V.DŨNG
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói: “Tôi thấy rằng dư luận phản ứng rất mạnh về vụ việc này, đặc biệt là từ khi thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội trả lời kết quả giải quyết. Nếu Công an Hà Nội vẫn quyết định kết quả giải quyết như vậy thì tôi chắc chắn là dư luận không đồng tình. Chỉ có xử lý đúng mực hành vi vi phạm, đúng với bản chất vụ việc, không được bóp méo sự thật, thì người dân mới tin được".
* Ông nghĩ gì về cách giải thích của đại tá Nguyễn Duy Ngọc rằng hành vi của cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng chỉ là “gạt tay trúng vào má” phóng viên Quang Thế?
- Tôi và rất nhiều người đều không tin vào cách giải thích của Công an Hà Nội. Hình ảnh, clip đã quá rõ ràng rồi. Tôi không thể tin có một cái gạt tay làm phóng viên chảy máu mồm. Nếu vẫn giải thích như vậy, rõ ràng là không căn cứ vào sự thật xảy ra.
Tôi đã xem hình ảnh, clip báo chí đăng tải thì thấy rằng ở khu vực đó không có dấu hiệu cho thấy có cảnh báo, cảnh giới bảo vệ hiện trường để người dân, phóng viên biết được.
Nếu cơ quan chức năng không có cảnh báo, cảnh giới về hiện trường thì lấy căn cứ nào để nói rằng phóng viên vi phạm?
Hình ảnh một cảnh sát hình sự hành hung phóng viên được gọi là “gạt tay trúng vào má” đó không phù hợp với văn hóa, và chắc chắn cũng không phù hợp với các quy tắc xử sự của ngành công an.
Cú “gạt tay trúng má nhà báo” của cảnh sát Ngô Quang Hưng theo cách gọi của đại tá Nguyễn Duy Ngọc - thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội. Ngô Quang Hưng bị khiển trách, còn phóng viên Trần Quang Thế bị phạt vi phạm hành chính 6 lỗi - Ảnh: MC cắt từ clip
* Ông bình luận gì khi Công an Hà Nội quyết định xử lý khiển trách cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng và xử phạt hành chính sáu lỗi hơn 14 triệu đồng đối với phóng viên Quang Thế?
- Như tôi đã nói, sự việc đã được lãnh đạo Công an Hà Nội nhìn nhận không đúng bản chất, không đúng thực tế diễn ra, chính vì vậy cách xử lý hành vi sai trái của cảnh sát hình sự Hưng không đúng mức.
Tôi có thể nói rằng nhìn hành vi ấy thì ai cũng có thể khẳng định đó là hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện côn đồ. Một chiến sĩ công an nắm vững điều lệnh, có văn hóa thì không hành xử như vậy.
Còn đối với phóng viên thì căn cứ vào đâu để xử lý người ta? Tôi lấy ví dụ: nếu gọi đó là hiện trường, vậy thì hiện trường được cảnh báo bằng dấu hiệu nào? Không đặt biển báo, không căng dây, vậy thì căn cứ nào để bảo là người ta vi phạm? Nếu người ta đứng bên ngoài chụp tấm ảnh thì có làm biến dạng, thay đổi hiện trường không?
Thậm chí khi sự việc xảy ra, báo chí đưa tin là những người ra ngăn cản các phóng viên tác nghiệp không xưng là công an, nên anh em phóng viên nói rằng đó là những đối tượng lạ mặt.
Hơn nữa, nếu nói rằng phóng viên vi phạm hành chính thì các lỗi vi phạm ấy có được lập biên bản ngay tại hiện trường không? Căn cứ vào đâu để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính? Nếu không đảm bảo những yếu tố như vậy thì việc xử lý vi phạm hành chính là trái luật.
Phóng viên Quang Thế (trái) tác nghiệp tại cầu Nhật Tân và phía sau là cảnh sát hình sự Đông Anh (Hà Nội) - Ảnh cắt từ clip
* Là đại biểu Quốc hội, ông muốn nói gì với lãnh đạo ngành công an?
- Tôi nghĩ rằng lẽ ra ngay từ đầu lãnh đạo Công an Hà Nội phải xử lý vụ việc đúng với bản chất của nó.
Tuy nhiên, sau trả lời của đại tá Nguyễn Duy Ngọc thì tôi thấy rằng vấn đề đã ở mức nghiêm trọng. Hành vi của Ngô Quang Hưng là không thể chấp nhận được.
Tôi cho rằng nếu lãnh đạo Công an Hà Nội vẫn tiếp tục giữ quan điểm xử lý vụ việc như vậy, thì đã đến lúc lãnh đạo Bộ Công an cần phải có ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc đúng mức thì mới hợp lòng dân.
Không thể bao che hành vi bạo lực
Nhiều đại biểu Quốc hội khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ đều cho rằng họ bất ngờ với cách giải quyết vụ việc của Công an Hà Nội.
“Suốt mấy ngày theo dõi diễn biến vụ việc và tối 29-9, khi xem VTV1 đưa tin vụ việc, tôi rất bất ngờ, cứ nghĩ là Công an Hà Nội sẽ phải xử lý nghiêm hành vi bạo lực của viên cảnh sát hình sự đã tấn công phóng viên.
Hành vi bạo lực đó cần phải bị lên án. Không xưng là công an, không chứng minh là công an mà hành hung người khác như vậy thì không còn gì để giải thích.
Còn nếu là công an mà anh hành hung người khác thì càng không thể chấp nhận được, không thể bao che với bất cứ lý do gì. Đấy là chưa nói đến việc anh tấn công nhà báo đang tác nghiệp được pháp luật bảo vệ” - một thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói.
Cũng vị này nói tiếp: “Đề nghị lãnh đạo ngành công an cần nghiêm túc nhìn nhận lại các vi phạm trong cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng mình để kịp thời chấn chỉnh, trước mắt là phải xử lý nghiêm vụ việc này”.
Tác giả bài viết: Lê Kiên