Sán “dạo chơi” trong cơ thể vì ăn tiết canh
- 08:01 30-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đã có rất nhiều cảnh báo của các chuyên gia về việc ăn tiết canh sống có thể bị nhiễm sán, tuy nhiên, nhiều người vẫn “bỏ ngoài tai” và đã có trường hợp nang sán di chuyển khắp cơ thể chỉ vì ăn tiết canh.
Mới đây, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Th. (69 tuổi) trú tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên nhiễm sán dây. Bệnh nhân nhiễm sán dây do ăn tiết canh và nhập viện vào ngày 26/9/2016.
Hình ảnh chụp X- Quang bệnh nhân Th. cho thấy trùng sán dây đã chạy khắp cơ thể bệnh nhân với mật độ dày đặc.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng thông tin thêm, những ca bệnh tương tự cũng thỉnh thoảng xuất hiện mà nguyên nhân chủ yếu do người bệnh ăn các món tái, sống và đặc biệt là tiết canh.
Hình ảnh chụp X- Quang bệnh nhân Th. cho thấy trùng sán dây đã chạy khắp cơ thể bệnh nhân với mật độ dày đặc.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng thông tin thêm, những ca bệnh tương tự cũng thỉnh thoảng xuất hiện mà nguyên nhân chủ yếu do người bệnh ăn các món tái, sống và đặc biệt là tiết canh.
Bệnh nhân nhiễm sán do ăn tiết canh. Ảnh: vtc.vn
Theo thống kê năm 2015, nước ta ghi nhận 96 ca mắc liên cầu khuẩn , trong đó 13 người tử vong; tăng 51 ca và tăng 5 người tử vong so với năm 2014.
BS Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết thói quen ăn tiết canh lợn của người dân tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ sán, tiêu chảy, tả lị đến các bệnh truyền nhiễm từ lợn, đặc biệt là bệnh liên cầu khuẩn
Trứng và ấu trùng sán dây trong cơ thể lợn thường giống như hạt gạo. Nó thường khu trú ở trong các bắp thịt lợn (thịt nạc vai nhiều nhất), cả cơ mí mắt, óc, đặc biệt các hạt gạo tập trung chủ yếu phần nhiều gân và mỡ của lợn. Những phần trên cũng thường được dùng để chế biến tiết canh.
Nguy hại khi ăn đồ ăn tái chín, rau sống rửa không sạch
Sán thường ký sinh trên các loại rau sau khi được bón, tưới phân. Người ăn phải rau có sán, trứng sán sẽ nhiễm sán, đặc biệt là khi ăn rau sống không rửa sạch.
Ngoài ra nguy cơ nhiễm giun sán còn đến từ món tiết canh - món không được nấu chín trước khi ăn. Người ăn phải món tiết canh nhiễm sán cũng có nguy cơ nhiễm sán cao.
Cơ thể bị nhiễm sán có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Trường hợp sán đặc biệt nguy hiểm là sán di chuyển lên não. Khi chúng phát triển đủ lớn thì sẽ gây ra các bệnh màng não hoặc liệt dây thần kinh sọ não.
Nếu các nang sán trú ngụ ở cột tủy sống thì sẽ gây ra các triệu chứng đau dây thần kinh, và các bệnh lý tủy sống khác.
Rau sống khi chưa được rửa sạch có thể sẽ khiến người dùng nhiễm ấu trùng sán. Ảnh: minh họa
Khi sán di chuyển và ẩn náu trong gan sẽ làm cho người bệnh có hàng loạt triệu chứng của người bị viêm gan như mệt mỏi, uể oải, chán ăn thậm chí là sức khỏe suy kiệt nếu để các ổ sán đó trú ngụ thời gian dài.
Loại ấu trùng sán này có khả năng xuyên qua các niêm mạc đường tiêu hóa và theo mạch máu di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Sán trú ngụ ở đâu là ở đó có bệnh.
Các triệu chứng thường gặp như chóng mặt, buồn nôn, giảm trí nhớ, liệt mặt, liệt tứ chi, liệt nửa người, nhức đầu, viêm màng não, thậm chí tử vong.
Để phòng ngừa nhiễm sán, mọi người nên thực hiện ăn chín uống sôi. Không ăn các món ăn tái, sống, lợn bị bệnh, không ăn tiết canh.
Với các món rau sống phải rửa thật sạch, khử trùng trước khi ăn. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ. Ở những vùng thôn quê, không được dùng nước phân, nước tiểu để tưới trực tiếp lên rau trồng đặc biệt là các loại rau ăn sống.
Tác giả bài viết: Vũ Minh (T/H)