Tên ác nhân và nỗi đau thảm khốc trên núi Vân Đồn
- 15:02 29-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tên cướp bí ẩn đã dùng sợi dây thừng mang theo buộc 3 mẹ con thành một hàng như tù nhân.
► Cuộc săn lùng 'ác quỷ' giết người lạnh lùng ở Vân Đồn - Quảng Ninh
Như đã nói ở kỳ trước, mấy mẹ con chị Nguyễn Thị Duân (thôn 4, xã Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Ninh), dậy sớm lên rừng đốn củi.
Mấy mẹ con cuốc bộ hơn tiếng thì đến khu rừng có tên Khe Ngái. Chị giục các con cùng chặt củi, đào măng, cố gắng lấy đủ sớm, thì chặt thêm ít rào mang về rào ruộng lúa, chứ trâu bò, lợn gà của làng xóm toàn kéo đến phá lúa, không có thu hoạch thì chết đói cả nhà.
Mấy mẹ con đến khu rừng tre um tùm, thấy măng mọc lởm chởm thì vui mừng khôn xiết. Chị dùng chiếc rựa phát quang bụi tre. Những gốc măng lộ ra. Bé Mai cầm chiếc thuổng nhỏ đục vào gốc, rồi lôi ra những búp măng non tơ mơn mởn sau mấy trận mưa tầm tã. Bé Lâm khi đó còn nhỏ, cứ lăng xăng quấn chân chị và mẹ.
Mai rúc vào bụi tre, đào được củ măng nào thì ném ra ngoài, Lâm dùng dao mỏng đẽo vợi gốc, bóc bớt vỏ rồi cho vào bao. Bé Mai cứ mỗi lúc lại rúc sâu hơn vào hốc tre.
Chị Duân bên bàn thờ chồng và 2 con
Gai tre sắc nhọn xé rách quần áo, cứa da thịt mềm mại tứa máu. Lấy được nhiều măng, 3 mẹ con cười rinh rích. Đàn chim từ đâu kéo đến hót líu lo, vang động núi rừng. Người mẹ nghèo ấy nhìn hai đứa con chăm ngoan, mà thấy lòng phơi phới. Mọi mệt nhọc, lo toan như tan biến đâu cả.
Thấy lượng măng đã sắp ngập bao, sợ không vác về nổi, nên chị Duân bảo hai con nghỉ tay, không đào măng nữa, để dành cho buổi mai. 3 mẹ con chuyển sang chặt những cành tre nhỏ mang về làm rào. Vừa đốn hạ được hai bó nhỏ, thì bất thình lình, một tiếng nói lạnh lùng vang lên sau lưng.
Chị Duân ngoái đầu nhìn lại, thấy một người đàn ông mặc áo lúp xúp, đầu quấn khăn, chỉ hở hai mắt. Hắn lăm lăm khẩu súng trên tay, hết gí vào đầu chị, lại gí vào đầu hai cháu bé. Hắn luôn mồm giục chị đưa tiền cho hắn.
Chị Duân nhớ lại: “Nhìn mắt hắn đằng đằng sát khí, giương khẩu súng to tướng lên, rồi gí vào đầu hai con, tôi bủn rủn tay chân, không đứng nổi nữa, chân cứ khụy xuống. Tôi quỳ xuống, chắp tay trước ngực, khóc lóc van xin hắn tha mạng. Hắn cứ luôn mồm đòi đưa tiền, nhưng tôi bảo không có tiền để đưa cho hắn. Hắn cáu tiết giương súng lên trời bắn đoàng một cái. Tôi sợ hãi co rúm người, thảm thiết xin hắn tha mạng”.
Khu mộ chồng và 2 con của chị Duân
Sau một hồi giằng co, đòi tiền không được, tên cướp bí ẩn này đã dùng sợi dây thừng mang theo buộc 3 mẹ con lại thành một hàng như tù nhân. Hắn giằng lấy con dao rựa chị Duân dùng phát tre, chặt củi dắt vào người. Hắn bắt 3 mẹ con đứng lên, rồi đi sâu vào rừng.
Hắn đi sau gí súng vào lưng chị Duân. Đi được độ nửa tiếng, đến khu rừng hoang, ít người qua lại, thuộc khu vực thung lũng Cô Tiên, thì hắn yêu cầu dừng lại.
Hắn tháo dây cho chị Duân, rồi trói 2 chị em Mai và Lâm vào gốc cây bằng sợi dây thừng đó. Hai chị em Mai và Lâm sợ hãi khóc lóc thảm thiết.
Chị Duân bên mộ chưa xây của con
Chị Duân kể lại: “Nếu hai đứa đã lớn, thì sẽ tự biết tháo dây cho nhau rồi bỏ trốn, nhưng đằng này còn nhỏ quá, lại sợ hãi, nên cứ ngồi im kêu khóc, không biết đường cởi trói cho nhau.
Thấy tình cảnh nguy hiểm đến tính mạng, tôi đã xin tên cướp thả cho hai cháu về để lấy tiền đưa cho hắn, chỉ cần giữ tôi lại là đủ. Tên cướp này suy nghĩ một lúc rồi nó bảo không được, nếu hai đứa trốn về mách người lên giúp thì vừa không lấy được tiền lại bị lộ. Tôi đã bảo không có tiền, nhưng hắn cứ liên tục gí súng vào đầu tôi đòi đưa tiền.
Hắn bắt đầu sờ nắn khắp người tôi để tìm tiền. Hắn móc trong túi áo ngực của tôi, lấy được 30 ngàn đồng. Lúc ấy tôi mới nhớ ra là tiền bán na hồi sáng. Thực tình lúc đó cuống quýt quá, không nhớ ra có tiền bán na, chứ nhớ thì tôi đã đưa cho hắn rồi.
Thấy trong túi tôi có tiền lại cứ kêu không có, nên hắn càng tức giận. Hắn dọa giết một hồi, rồi thúc súng vào lưng tôi bảo đi xuống phía dưới khe.
Đến lưng chừng dốc, gặp một tảng đá bằng phẳng, hắn bảo tôi dừng lại. Hắn sờ soạng người tôi. Tôi bảo đang đến tháng, thì hắn lôi băng vệ sinh trong người tôi ném ra ngoài. Tôi chống cự quyết liệt, thì hắn tức giận, và không làm gì nữa, hắn lại dong tôi đi tiếp.
Đến lưng chừng dốc, thì tôi ngã xuống, không biết gì nữa, cũng chẳng thấy đau đớn gì. Sau này, tôi mới biết là bị hắn dùng con dao rựa cướp từ tay tôi và chém mấy nhát vào đầu khiến tôi bất tỉnh. Lúc đó hắn chém thế nào, chém khi nào tôi cũng không nhớ gì cả. Hắn chém tôi một cách lạnh lùng, bất ngờ, không dọa nạt, không nói năng gì cả”.
Ngôi nhà tình thương của chị Duân
9 giờ sáng hôm sau, chị buôn na ở chợ huyện lại tìm đến nhà chị Duân lấy na tiếp. Tuy nhiên, nhà chỉ có anh Long, chồng chị. Khi đó, bệnh anh Long rất nặng, đầu óc ngớ ngẩn, lúc nhớ, lúc quên, hỏi gì cũng không biết.
Chị bán na thắc mắc, thì anh Long bảo: “Có khi mẹ con nó sang bên ngoại rồi. Đi rừng từ hôm qua chưa thấy về thì chắc chỉ sang bên ngoại thôi”.
Chị buôn na này ra chợ bán cá. Bán hàng xong, chạy sang nhà chị Duân, vẫn không thấy 3 mẹ con đâu. Chị này liền sang nhà chị dâu tìm. Chị dâu chạy sang nhà mẹ chồng, nhưng không thấy chị Duân. Mấy người nhà chồng bảo: “Chắc mẹ con nó sang bên ngoại”.
Thế rồi mấy người chạy sang nhà mẹ đẻ chị Duân. Bà bảo: “Nó có nhà có cửa đàng hoàng sao lại sang nhà tôi làm gì. Từ khi đi lấy chồng đến giờ, chưa hôm nào nó ngủ lại nhà tôi cả”. Lúc này mọi người mới hoảng hốt, rồi hô hào nhau đi tìm. Mọi người tỏa lên rừng tìm kiếm, đến tận 13 giờ 30 phút mới thấy.
Chị Duân nhớ lại: “Tôi nằm từ sáng hôm trước đến tận chiều hôm sau không biết gì cả. Lúc đó, tự dưng nghe thấy tiếng lao xao, tiếng khóc, tiếng em trai gọi. Tôi nghe thấy tiếng mọi người hỏi, nhưng không sao trả lời được. Đầu óc vẫn suy nghĩ được, nhưng cứ bồng bềnh. Tôi muốn ngồi dậy, đạp chân, co tay, nhưng không vận động được.
Thế rồi, mọi người thay nhau cõng tôi chạy xuống núi. Ở nhà, mọi người đã gọi xe cấp cứu đến, đưa tôi ra Bệnh viện Vân Đồn. Nằm ở Vân Đồn 2 ngày, thì chuyển sang Bệnh viện Cọc 7 bên Cẩm Phả.
Sau này, mọi người kể lại mới biết chỗ mấy vét chém ở đầu tôi máu chảy thành vũng, có giòi rồi. Tay chân, mặt mũi bị muỗi đốt không biết bao nhiêu mà kể, khiến da rộp lên, sưng tấy.
Tôi sống được cũng là nhờ trời. Mấy hôm trước suốt ngày mưa. Lúc mẹ con tôi đi lên rừng, trời cũng sắp đổ mưa, thế nhưng khi tôi bị chém, thì trời lại không mưa nữa. Suốt đêm ấy cho đến tận chiều hôm sau trời cũng không mưa. Sau khi mọi người tìm thấy tôi, thì đổ mưa lớn lắm. Nếu cái đêm tôi nằm bất tỉnh ở rừng mà mưa lớn, thì chắc chắn tôi đã chết”.
Lúc nằm viện, chị Duân liên tục hỏi về hai đứa con, nhưng mọi người đều bảo không sao, hai đứa vẫn khỏe mạnh và đang đi học. Nhưng rồi, chị Duân cứ tra hỏi gay gắt quá, nên chị dâu đành phải nói thật: “Cô phải cố chịu đựng nhé. Thằng cu bị chém chết rồi. Còn con bé thì vẫn chưa tìm thấy, nhưng hy vọng sống là ít lắm”.
Cậu con trai còn lại của chị Duân
Nghe đến đây, chị Duân xỉu đi, không khóc được nữa. Lẽ ra, chị nằm viện chừng hơn tháng thì xuất viện, nhưng tin 2 đứa con đều chết khiến chị suy sụp hẳn. Chị phải nằm viện tới 4 tháng mới bắt đầu tập đi. Mọi người thay nhau dìu chị đi lại.
Sau những cú chém dã man, lại nằm bất tỉnh trong rừng hơn một ngày, nên chân tay chị Duân đã co rút lại, vận động rất khó, gần như nửa người đã bại liệt. Chị phải tập luyện rất nhiều mới được như ngày hôm nay.
Từ ngày lâm nạn, cuộc sống của chị Duân hoàn toàn cậy nhờ vào hàng xóm, anh em. Anh em bên chồng, bên nhà, ai cũng nghèo khổ, nên chẳng giúp được gì. Chồng tâm thần, lại trọng bệnh, nên cũng chỉ nằm một chỗ, là gánh nặng thêm cho chị.
Nhà có mấy sào ruộng, chị cũng không làm nổi, phải cho chị hàng xóm làm, rồi đến mùa chị hàng xóm trả cho mấy thúng thóc ăn dần. Năm 2009, mấy ngày sau khi sang cát cho cháu Lâm, thì anh Long chồng chị đột tử do bệnh tim mạch. Riêng cháu Mai thì không phải sang cát, vì khi tìm thấy cháu, xác đã phân hủy hết, chỉ còn bộ xương. Một ống xương chân bị nước cuốn trôi, hiện vẫn chưa tìm thấy.
Năm 2010, cơn bão đổ về Quảng Ninh, thổi bay mái nhà. Mẹ con chị Duân không có chỗ ở, phải tá túc nhà hàng xóm. Một ngày, các đồng chí Công an huyện Vân Đồn đến thăm nhà, thấy căn nhà tan hoang, dột nát, nên đã huy động mọi người lợp lại giúp.
Tuy nhiên, khi kiểm tra, thấy tường vỡ loang lổ, căn nhà như muốn sập, nên các đồng chí công an huyện không làm lại mái nữa, mà huy động mọi người đóng góp xây dựng nhà mới giúp chị Duân.
Chỉ trong thời gian ngắn, đã gom được 50 triệu đồng, đủ dựng lại một ngôi nhà nhỏ trên nền đất cũ. Chị Duân nói trong nước mắt biết ơn: “Xin tiền xây nhà cho mẹ con tôi xong rồi, vợ chồng anh Sinh (khi đó Thượng tá Phạm Hồng Sinh là Phó trưởng Công an huyện Vân Đồn) xuống thăm, thấy nhà không có gì, đã đi xin giúp 20 triệu nữa để sắm đồ. Vợ anh Sinh còn cho 10 triệu để mua bàn ghế, sắm tủ.
Thi thoảng anh Sinh vẫn đến thăm và cho ít tiền để đóng học cho cháu, mẹ con có tiền rau cháo qua ngày. Xã cũng trợ cấp cho mẹ con tôi mỗi tháng 300 ngàn đồng để có tiền đóng học cho cháu út.
Tuy nhiên, số tiền ấy chỉ đủ mua gạo ăn thôi. Tiền đóng học cho cháu tuy được miễn nhiều, nhưng vẫn không có để đóng các khoản khác. Năm vừa rồi, nhà trường thu 1,1 triệu đồng, nhưng tôi mới chỉ đóng được 700 ngàn, còn nợ lại chưa biết xoay đâu đóng tiếp. Giờ tôi thế này, chẳng làm được gì cả”.
Còn tiếp...
Như đã nói ở kỳ trước, mấy mẹ con chị Nguyễn Thị Duân (thôn 4, xã Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Ninh), dậy sớm lên rừng đốn củi.
Mấy mẹ con cuốc bộ hơn tiếng thì đến khu rừng có tên Khe Ngái. Chị giục các con cùng chặt củi, đào măng, cố gắng lấy đủ sớm, thì chặt thêm ít rào mang về rào ruộng lúa, chứ trâu bò, lợn gà của làng xóm toàn kéo đến phá lúa, không có thu hoạch thì chết đói cả nhà.
Mấy mẹ con đến khu rừng tre um tùm, thấy măng mọc lởm chởm thì vui mừng khôn xiết. Chị dùng chiếc rựa phát quang bụi tre. Những gốc măng lộ ra. Bé Mai cầm chiếc thuổng nhỏ đục vào gốc, rồi lôi ra những búp măng non tơ mơn mởn sau mấy trận mưa tầm tã. Bé Lâm khi đó còn nhỏ, cứ lăng xăng quấn chân chị và mẹ.
Mai rúc vào bụi tre, đào được củ măng nào thì ném ra ngoài, Lâm dùng dao mỏng đẽo vợi gốc, bóc bớt vỏ rồi cho vào bao. Bé Mai cứ mỗi lúc lại rúc sâu hơn vào hốc tre.
Chị Duân bên bàn thờ chồng và 2 con
Gai tre sắc nhọn xé rách quần áo, cứa da thịt mềm mại tứa máu. Lấy được nhiều măng, 3 mẹ con cười rinh rích. Đàn chim từ đâu kéo đến hót líu lo, vang động núi rừng. Người mẹ nghèo ấy nhìn hai đứa con chăm ngoan, mà thấy lòng phơi phới. Mọi mệt nhọc, lo toan như tan biến đâu cả.
Thấy lượng măng đã sắp ngập bao, sợ không vác về nổi, nên chị Duân bảo hai con nghỉ tay, không đào măng nữa, để dành cho buổi mai. 3 mẹ con chuyển sang chặt những cành tre nhỏ mang về làm rào. Vừa đốn hạ được hai bó nhỏ, thì bất thình lình, một tiếng nói lạnh lùng vang lên sau lưng.
Chị Duân ngoái đầu nhìn lại, thấy một người đàn ông mặc áo lúp xúp, đầu quấn khăn, chỉ hở hai mắt. Hắn lăm lăm khẩu súng trên tay, hết gí vào đầu chị, lại gí vào đầu hai cháu bé. Hắn luôn mồm giục chị đưa tiền cho hắn.
Chị Duân nhớ lại: “Nhìn mắt hắn đằng đằng sát khí, giương khẩu súng to tướng lên, rồi gí vào đầu hai con, tôi bủn rủn tay chân, không đứng nổi nữa, chân cứ khụy xuống. Tôi quỳ xuống, chắp tay trước ngực, khóc lóc van xin hắn tha mạng. Hắn cứ luôn mồm đòi đưa tiền, nhưng tôi bảo không có tiền để đưa cho hắn. Hắn cáu tiết giương súng lên trời bắn đoàng một cái. Tôi sợ hãi co rúm người, thảm thiết xin hắn tha mạng”.
Khu mộ chồng và 2 con của chị Duân
Sau một hồi giằng co, đòi tiền không được, tên cướp bí ẩn này đã dùng sợi dây thừng mang theo buộc 3 mẹ con lại thành một hàng như tù nhân. Hắn giằng lấy con dao rựa chị Duân dùng phát tre, chặt củi dắt vào người. Hắn bắt 3 mẹ con đứng lên, rồi đi sâu vào rừng.
Hắn đi sau gí súng vào lưng chị Duân. Đi được độ nửa tiếng, đến khu rừng hoang, ít người qua lại, thuộc khu vực thung lũng Cô Tiên, thì hắn yêu cầu dừng lại.
Hắn tháo dây cho chị Duân, rồi trói 2 chị em Mai và Lâm vào gốc cây bằng sợi dây thừng đó. Hai chị em Mai và Lâm sợ hãi khóc lóc thảm thiết.
Chị Duân bên mộ chưa xây của con
Chị Duân kể lại: “Nếu hai đứa đã lớn, thì sẽ tự biết tháo dây cho nhau rồi bỏ trốn, nhưng đằng này còn nhỏ quá, lại sợ hãi, nên cứ ngồi im kêu khóc, không biết đường cởi trói cho nhau.
Thấy tình cảnh nguy hiểm đến tính mạng, tôi đã xin tên cướp thả cho hai cháu về để lấy tiền đưa cho hắn, chỉ cần giữ tôi lại là đủ. Tên cướp này suy nghĩ một lúc rồi nó bảo không được, nếu hai đứa trốn về mách người lên giúp thì vừa không lấy được tiền lại bị lộ. Tôi đã bảo không có tiền, nhưng hắn cứ liên tục gí súng vào đầu tôi đòi đưa tiền.
Hắn bắt đầu sờ nắn khắp người tôi để tìm tiền. Hắn móc trong túi áo ngực của tôi, lấy được 30 ngàn đồng. Lúc ấy tôi mới nhớ ra là tiền bán na hồi sáng. Thực tình lúc đó cuống quýt quá, không nhớ ra có tiền bán na, chứ nhớ thì tôi đã đưa cho hắn rồi.
Thấy trong túi tôi có tiền lại cứ kêu không có, nên hắn càng tức giận. Hắn dọa giết một hồi, rồi thúc súng vào lưng tôi bảo đi xuống phía dưới khe.
Đến lưng chừng dốc, gặp một tảng đá bằng phẳng, hắn bảo tôi dừng lại. Hắn sờ soạng người tôi. Tôi bảo đang đến tháng, thì hắn lôi băng vệ sinh trong người tôi ném ra ngoài. Tôi chống cự quyết liệt, thì hắn tức giận, và không làm gì nữa, hắn lại dong tôi đi tiếp.
Đến lưng chừng dốc, thì tôi ngã xuống, không biết gì nữa, cũng chẳng thấy đau đớn gì. Sau này, tôi mới biết là bị hắn dùng con dao rựa cướp từ tay tôi và chém mấy nhát vào đầu khiến tôi bất tỉnh. Lúc đó hắn chém thế nào, chém khi nào tôi cũng không nhớ gì cả. Hắn chém tôi một cách lạnh lùng, bất ngờ, không dọa nạt, không nói năng gì cả”.
Ngôi nhà tình thương của chị Duân
9 giờ sáng hôm sau, chị buôn na ở chợ huyện lại tìm đến nhà chị Duân lấy na tiếp. Tuy nhiên, nhà chỉ có anh Long, chồng chị. Khi đó, bệnh anh Long rất nặng, đầu óc ngớ ngẩn, lúc nhớ, lúc quên, hỏi gì cũng không biết.
Chị bán na thắc mắc, thì anh Long bảo: “Có khi mẹ con nó sang bên ngoại rồi. Đi rừng từ hôm qua chưa thấy về thì chắc chỉ sang bên ngoại thôi”.
Chị buôn na này ra chợ bán cá. Bán hàng xong, chạy sang nhà chị Duân, vẫn không thấy 3 mẹ con đâu. Chị này liền sang nhà chị dâu tìm. Chị dâu chạy sang nhà mẹ chồng, nhưng không thấy chị Duân. Mấy người nhà chồng bảo: “Chắc mẹ con nó sang bên ngoại”.
Thế rồi mấy người chạy sang nhà mẹ đẻ chị Duân. Bà bảo: “Nó có nhà có cửa đàng hoàng sao lại sang nhà tôi làm gì. Từ khi đi lấy chồng đến giờ, chưa hôm nào nó ngủ lại nhà tôi cả”. Lúc này mọi người mới hoảng hốt, rồi hô hào nhau đi tìm. Mọi người tỏa lên rừng tìm kiếm, đến tận 13 giờ 30 phút mới thấy.
Chị Duân nhớ lại: “Tôi nằm từ sáng hôm trước đến tận chiều hôm sau không biết gì cả. Lúc đó, tự dưng nghe thấy tiếng lao xao, tiếng khóc, tiếng em trai gọi. Tôi nghe thấy tiếng mọi người hỏi, nhưng không sao trả lời được. Đầu óc vẫn suy nghĩ được, nhưng cứ bồng bềnh. Tôi muốn ngồi dậy, đạp chân, co tay, nhưng không vận động được.
Thế rồi, mọi người thay nhau cõng tôi chạy xuống núi. Ở nhà, mọi người đã gọi xe cấp cứu đến, đưa tôi ra Bệnh viện Vân Đồn. Nằm ở Vân Đồn 2 ngày, thì chuyển sang Bệnh viện Cọc 7 bên Cẩm Phả.
Sau này, mọi người kể lại mới biết chỗ mấy vét chém ở đầu tôi máu chảy thành vũng, có giòi rồi. Tay chân, mặt mũi bị muỗi đốt không biết bao nhiêu mà kể, khiến da rộp lên, sưng tấy.
Tôi sống được cũng là nhờ trời. Mấy hôm trước suốt ngày mưa. Lúc mẹ con tôi đi lên rừng, trời cũng sắp đổ mưa, thế nhưng khi tôi bị chém, thì trời lại không mưa nữa. Suốt đêm ấy cho đến tận chiều hôm sau trời cũng không mưa. Sau khi mọi người tìm thấy tôi, thì đổ mưa lớn lắm. Nếu cái đêm tôi nằm bất tỉnh ở rừng mà mưa lớn, thì chắc chắn tôi đã chết”.
Lúc nằm viện, chị Duân liên tục hỏi về hai đứa con, nhưng mọi người đều bảo không sao, hai đứa vẫn khỏe mạnh và đang đi học. Nhưng rồi, chị Duân cứ tra hỏi gay gắt quá, nên chị dâu đành phải nói thật: “Cô phải cố chịu đựng nhé. Thằng cu bị chém chết rồi. Còn con bé thì vẫn chưa tìm thấy, nhưng hy vọng sống là ít lắm”.
Cậu con trai còn lại của chị Duân
Nghe đến đây, chị Duân xỉu đi, không khóc được nữa. Lẽ ra, chị nằm viện chừng hơn tháng thì xuất viện, nhưng tin 2 đứa con đều chết khiến chị suy sụp hẳn. Chị phải nằm viện tới 4 tháng mới bắt đầu tập đi. Mọi người thay nhau dìu chị đi lại.
Sau những cú chém dã man, lại nằm bất tỉnh trong rừng hơn một ngày, nên chân tay chị Duân đã co rút lại, vận động rất khó, gần như nửa người đã bại liệt. Chị phải tập luyện rất nhiều mới được như ngày hôm nay.
Từ ngày lâm nạn, cuộc sống của chị Duân hoàn toàn cậy nhờ vào hàng xóm, anh em. Anh em bên chồng, bên nhà, ai cũng nghèo khổ, nên chẳng giúp được gì. Chồng tâm thần, lại trọng bệnh, nên cũng chỉ nằm một chỗ, là gánh nặng thêm cho chị.
Nhà có mấy sào ruộng, chị cũng không làm nổi, phải cho chị hàng xóm làm, rồi đến mùa chị hàng xóm trả cho mấy thúng thóc ăn dần. Năm 2009, mấy ngày sau khi sang cát cho cháu Lâm, thì anh Long chồng chị đột tử do bệnh tim mạch. Riêng cháu Mai thì không phải sang cát, vì khi tìm thấy cháu, xác đã phân hủy hết, chỉ còn bộ xương. Một ống xương chân bị nước cuốn trôi, hiện vẫn chưa tìm thấy.
Năm 2010, cơn bão đổ về Quảng Ninh, thổi bay mái nhà. Mẹ con chị Duân không có chỗ ở, phải tá túc nhà hàng xóm. Một ngày, các đồng chí Công an huyện Vân Đồn đến thăm nhà, thấy căn nhà tan hoang, dột nát, nên đã huy động mọi người lợp lại giúp.
Tuy nhiên, khi kiểm tra, thấy tường vỡ loang lổ, căn nhà như muốn sập, nên các đồng chí công an huyện không làm lại mái nữa, mà huy động mọi người đóng góp xây dựng nhà mới giúp chị Duân.
Chỉ trong thời gian ngắn, đã gom được 50 triệu đồng, đủ dựng lại một ngôi nhà nhỏ trên nền đất cũ. Chị Duân nói trong nước mắt biết ơn: “Xin tiền xây nhà cho mẹ con tôi xong rồi, vợ chồng anh Sinh (khi đó Thượng tá Phạm Hồng Sinh là Phó trưởng Công an huyện Vân Đồn) xuống thăm, thấy nhà không có gì, đã đi xin giúp 20 triệu nữa để sắm đồ. Vợ anh Sinh còn cho 10 triệu để mua bàn ghế, sắm tủ.
Thi thoảng anh Sinh vẫn đến thăm và cho ít tiền để đóng học cho cháu, mẹ con có tiền rau cháo qua ngày. Xã cũng trợ cấp cho mẹ con tôi mỗi tháng 300 ngàn đồng để có tiền đóng học cho cháu út.
Tuy nhiên, số tiền ấy chỉ đủ mua gạo ăn thôi. Tiền đóng học cho cháu tuy được miễn nhiều, nhưng vẫn không có để đóng các khoản khác. Năm vừa rồi, nhà trường thu 1,1 triệu đồng, nhưng tôi mới chỉ đóng được 700 ngàn, còn nợ lại chưa biết xoay đâu đóng tiếp. Giờ tôi thế này, chẳng làm được gì cả”.
Còn tiếp...
Theo các tài liệu từ cơ quan điều tra, khoảng 8 giờ ngày 11-8-2006, Bùi Đức Lợi (SN 1979, trú thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cầm khẩu súng thể thao tự chế, cuộn dây thừng nhỏ, chiếc khăn bông, cái cuốc và một túi bánh từ xã Hạ Long (Vân Đồn) lên đồi Máy Bay (huyện Vân Đồn) chặt cây giống về trồng. Đến khu vực lưng chừng đồi nghe có tiếng chặt củi và bóng người, hắn nảy sinh ý định cướp tài sản nên lần theo tiếng động đến gần. Thấy chị Nguyễn Thị Duân (SN 1969, trú xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) cùng hai con là Nguyễn Thị Mai (SN 1993) và Nguyễn Văn Lâm (SN 1995) đang chặt củi, Lợi lấy khăn bịt mặt, chỉ để hở hai mắt, tiếp cận đối tượng. Hắn đã nảy sinh ý định hiếp dâm chị Duân, nhưng không được, nên dùng dao chém nhiều nhát vào đầu chị. Sau đó, hắn giết cả cháu Mai và Lâm. Khoảng 19 giờ 30 ngày 29-1-2007, Lợi đội mũ len trùm kín mặt chỉ để hở hai mắt, cầm khẩu súng trèo tường đột nhập nhà ông Phan Đình Hùng (tổ 92, khu Đồn Điền, Hà Khẩu, TP. Hạ Long). Ông Hùng dùng tay hất khẩu súng. Lợi bắn ngay khiến ông gục xuống nền nhà, chết tại chỗ. Trước đó, 19 giờ 30 ngày 7-1-2007, Lợi cầm khẩu súng nói trên, đội mũ len bịt mặt đột nhập nhà ông Nguyễn Sỹ Điều. Lợi lấy một đoạn dây đưa cho bà Lân bắt bà trói chồng lại. Xong việc, hắn lục soát lấy 30 triệu đồng rồi khóa cửa nhốt vợ chồng ông Điều lại, bỏ trốn. Khoảng 20 giờ ngày 15-1-2007, Lợi đội mũ len bịt kín mặt cầm súng đột nhập nhà anh Trần Văn Hậu (ở tổ 16, khu 2, phường Cửa Ông) cướp tài sản. Hắn lục soát lấy 200 ngàn đồng, một đôi hoa tai và 3 nhẫn vàng, một đồng hồ Rado rồi trói mọi người lại và biến mất. TAND tỉnh Quảng Ninh và TAND tối cao tại Hà Nội đã tuyên xử tử hình đối với Bùi Đức Lợi. |
Tác giả bài viết: Phong Nguyệt
Nguồn tin: