Tại sao chưa thể đòi hỏi thực phẩm phải chuẩn như Mĩ, Nhật?
- 14:32 28-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tại diễn đàn “Chính sách an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp” do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Dự án quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID GIG) tổ chức ngày 21-9 tại TP HCM, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng vấn đề an toàn thực phẩm đang đứng trước nhiều thách thức và đang là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay.
Những con số báo động
Theo các chuyên gia, thực phẩm không an toàn vẫn đang hiện hữu trong đời sống hàng ngày của người dân. Việc vi phạm quy định bảo đảm ATTP đã diễn ra trong hầu hết các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh rau củ; nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm; sản xuất, kinh doanh chất phụ gia…
Số liệu đưa ra tại diễn đàn cho thấy, trong 5.450 mẫu thịt phát hiện 104 mẫu có chất cấm, kháng sinh; 5.433 mẫu thịt phát hiện 834 mẫu có Salmonella; kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi ở 1.129 cơ sở, phát hiện 24 cơ sở vi phạm; 649 mẫu thức ăn chăn nuôi phát hiện 12 mẫu dương tính với Salbutamol... Về thủy sản, 4.963 mẫu sản phẩm thủy sản phát hiện 361 mẫu vi phạm hóa chất và kháng sinh; trong khi các vi khuẩn Ecoli và vi khuẩn hiếu khí đều vượt ngưỡng cho phép.
Trung bình mỗi năm, nước ta có thêm 200.000 ca ung thư mới và số người chết vì căn bệnh này là 70.000. Nguyên nhân từ thực phẩm bẩn chiếm đến 35% trong số các bệnh nhân ung thư. Và theo GS-TS Phạm Duy Tường, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trường ĐH Y Hà Nội, nếu chúng ta không có những biện pháp quyết liệt ngăn chặn thực phẩm bẩn thì xây bao nhiêu BV cũng không đủ đáp ứng phục vụ người bệnh.
Vấn đề không đảm bảo an toàn thực phẩm, theo PGS. TS Trần Quang Trung, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), xuất phát từ một số nguyên nhân chính là sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta chủ yếu là nhỏ lẻ; Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm ATTP của một số cơ sở, cá nhân còn hạn chế, nhất là việc sử dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy định…Bên cạnh đó chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa thật sự vào cuộc với công tác an toàn thực phẩm. Lực lượng cán bộ quản lý an toàn thực phẩm còn thiếu cả ở Trung ương và địa phương; lực lượng thanh tra còn quá mỏng.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, năm 2015, toàn quốc có 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, khiến hơn 1.386 người bị ngộ độc, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Riêng tháng 4/2016 đã xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 375 người bị ngộ độc. Các vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm đã gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe của người dân, cụ thể là: Gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm hoặc gây ra các bệnh mãn tính (rối loạn chuyển hóa chất của cơ thể, bệnh tim mạch, bệnh ung thư…)
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, hiện tình trạng sử dụng cám tăng trọng trong chăn nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng các loại rau xanh; hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, các loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối… diễn ra ngày càng phổ biến. Hàng năm, cơ quan chức năng đều tiến hành lấy hàng chục nghìn mẫu thực phẩm tại các vùng miền khác nhau, kết quả cho thấy tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép trên rau, củ, quả vẫn chiếm khoảng 3- 5%, trong khi các nước khác chỉ khoảng 2%.
Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và uy tín sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt Nam chủ yếu là nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang đặt nước ta vào bối cảnh chịu những thách thức lớn về rào cản kỹ thuật (TBT) và các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) trong an toàn thực phẩm. Các biện pháp về rào cản kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ của Việt Nam chưa tốt có thể dẫn tới tình trạng Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, không bảo đảm an toàn thực phẩm…
Mặt khác, các sản phẩm thực phẩm của nước ta cũng gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường các nước vì các rào cản phi thuế quan này. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm ATTP của một số cơ sở, cá nhân còn hạn chế. Nhất là việc sử dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy định trong trồng rau quả, dùng chất cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh mục, hay kinh doanh thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ.... Bên cạnh đó, chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa thật sự vào cuộc với công tác ATTP. Lực lượng cán bộ quản lý ATTP còn thiếu cả ở Trung ương và địa phương; lực lượng thanh tra còn quá mỏng. Việc xử lý các vi phạm còn chưa kiên quyết, đặc biệt tại tuyến xã, phường chủ yếu là hình thức nhắc nhở.
Theo các chuyên gia, thực phẩm không an toàn vẫn đang hiện hữu trong đời sống hàng ngày của người dân. Việc vi phạm quy định bảo đảm ATTP đã diễn ra trong hầu hết các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh rau củ; nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm; sản xuất, kinh doanh chất phụ gia…
Số liệu đưa ra tại diễn đàn cho thấy, trong 5.450 mẫu thịt phát hiện 104 mẫu có chất cấm, kháng sinh; 5.433 mẫu thịt phát hiện 834 mẫu có Salmonella; kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi ở 1.129 cơ sở, phát hiện 24 cơ sở vi phạm; 649 mẫu thức ăn chăn nuôi phát hiện 12 mẫu dương tính với Salbutamol... Về thủy sản, 4.963 mẫu sản phẩm thủy sản phát hiện 361 mẫu vi phạm hóa chất và kháng sinh; trong khi các vi khuẩn Ecoli và vi khuẩn hiếu khí đều vượt ngưỡng cho phép.
Trung bình mỗi năm, nước ta có thêm 200.000 ca ung thư mới và số người chết vì căn bệnh này là 70.000. Nguyên nhân từ thực phẩm bẩn chiếm đến 35% trong số các bệnh nhân ung thư. Và theo GS-TS Phạm Duy Tường, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trường ĐH Y Hà Nội, nếu chúng ta không có những biện pháp quyết liệt ngăn chặn thực phẩm bẩn thì xây bao nhiêu BV cũng không đủ đáp ứng phục vụ người bệnh.
Vấn đề không đảm bảo an toàn thực phẩm, theo PGS. TS Trần Quang Trung, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), xuất phát từ một số nguyên nhân chính là sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta chủ yếu là nhỏ lẻ; Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm ATTP của một số cơ sở, cá nhân còn hạn chế, nhất là việc sử dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy định…Bên cạnh đó chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa thật sự vào cuộc với công tác an toàn thực phẩm. Lực lượng cán bộ quản lý an toàn thực phẩm còn thiếu cả ở Trung ương và địa phương; lực lượng thanh tra còn quá mỏng.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, năm 2015, toàn quốc có 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, khiến hơn 1.386 người bị ngộ độc, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Riêng tháng 4/2016 đã xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 375 người bị ngộ độc. Các vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm đã gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe của người dân, cụ thể là: Gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm hoặc gây ra các bệnh mãn tính (rối loạn chuyển hóa chất của cơ thể, bệnh tim mạch, bệnh ung thư…)
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, hiện tình trạng sử dụng cám tăng trọng trong chăn nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng các loại rau xanh; hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, các loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối… diễn ra ngày càng phổ biến. Hàng năm, cơ quan chức năng đều tiến hành lấy hàng chục nghìn mẫu thực phẩm tại các vùng miền khác nhau, kết quả cho thấy tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép trên rau, củ, quả vẫn chiếm khoảng 3- 5%, trong khi các nước khác chỉ khoảng 2%.
Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và uy tín sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt Nam chủ yếu là nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang đặt nước ta vào bối cảnh chịu những thách thức lớn về rào cản kỹ thuật (TBT) và các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) trong an toàn thực phẩm. Các biện pháp về rào cản kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ của Việt Nam chưa tốt có thể dẫn tới tình trạng Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, không bảo đảm an toàn thực phẩm…
Mặt khác, các sản phẩm thực phẩm của nước ta cũng gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường các nước vì các rào cản phi thuế quan này. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm ATTP của một số cơ sở, cá nhân còn hạn chế. Nhất là việc sử dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy định trong trồng rau quả, dùng chất cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh mục, hay kinh doanh thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ.... Bên cạnh đó, chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa thật sự vào cuộc với công tác ATTP. Lực lượng cán bộ quản lý ATTP còn thiếu cả ở Trung ương và địa phương; lực lượng thanh tra còn quá mỏng. Việc xử lý các vi phạm còn chưa kiên quyết, đặc biệt tại tuyến xã, phường chủ yếu là hình thức nhắc nhở.
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cửa hàng kinh doanh. Ảnh: N. Khuê
Cần có chính sách đồng bộ trong quản lý
Theo ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT), năm 2011, khi Luật ATTP có hiệu lực, gần như tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm đều kiểm soát an toàn theo nguyên lý nhận diện mối nguy và kiểm soát tại nơi phát sinh. Tuy nhiên, việc phân công kiểm soát an toàn thực phẩm đang được thực hiện theo kiểu chặt khúc, chồng chéo nên hiệu quả không cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan cần có những đánh giá chi tiết và cụ thể. Rà soát lại toàn bộ các văn bản về ATTP đã ban hành để loại bỏ các văn bản trái luật, chồng chéo, không thực thi, không thống nhất.
Theo quan điểm của ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban Phát triển thủy sản bền vững, Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), hiện vì nhiều lý do khác nhau, xuất hiện người sản xuất không chân chính, làm ăn theo kiểu chộp giật, thiếu lương tâm, lợi dụng những thế yếu của người tiêu dùng, sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng, không an toàn, nhưng lại đưa ra những lời quảng cáo sai sự thật để lừa dối người tiêu dùng nhằm mục đích kiếm lợi bất chính. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập quốc tế vì lợi nhuận đã có nhiều yếu tố vi phạm an toàn thực phẩm, vấn đề kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, nhập lậu khó khăn và phức tạp, thách thức nhiều về kỹ thuật và hệ thống kiểm soát.
Trước tình trạng này, các chuyên gia cho rằng, để các cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các cơ quan chức năng cần đầu tư nguồn lực xây dựng hệ thống quản lý tốt. Đặc biệt chú ý đến việc tăng cường nhân lực và thiết bị kỹ thuật để kiểm soát thực phẩm trong nước, thực phẩm nhập khẩu. Đồng thời xây dựng hệ thống thanh tra an toàn thực phẩm phù hợp từ Trung ương đến địa phương.
Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Công thương, nhận định, trong điều kiện Việt Nam hiện nay mà đòi hỏi thực phẩm phải “chuẩn” như Mỹ, Nhật Bản là không thể. Ngành công thương đã “kêu” nhiều năm nay nhưng không được cấp kinh phí, nhân lực để quản lý an toàn thực phẩm. Hiện chỉ có QLTT Quảng Ninh sắm được xe chuyên dụng 1 tỷ đồng để giám sát thực phẩm.
Bên cạnh đó các cơ quan hành pháp cần có những quy định chặt chẽ để ngăn cản những hành vi phản khoa học và trực tiếp có hại đến sức khỏe của đông đảo quần chúng nhân dân. Cần thực hiện chuỗi sản xuất thực phẩm, đi từ nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vận chuyển, tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống thanh tra an toàn thực phẩm phù hợp cả về mạng lưới, hệ thống kỹ thuật phù hợp từ trung ương, khu vực, tỉnh thành phố, huyện nhằm kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động liên quan đến mức độ an toàn của thực phẩm…
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, mặc dù các cơ quan, ban, ngành đã có nhiều nỗ lực, nhưng việc bảo đảm vệ sinh ATTP tại Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập, gây ra nhiều hệ lụy cho người tiêu dùng, xã hội. Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết về việc Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP giai đoạn 2011-2016. |
Tác giả bài viết: Nguyễn Khuê