Chủ resort xót xa tiền tỷ chôn vùi ở Kê Gà
- 13:57 23-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dù dự án cảng Kê Gà chính thức hủy bỏ cách đây 3 năm, song các nhà đầu tư du lịch nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
►Khu resort nghìn tỷ thành 'làng du lịch ma' ở Kê Gà
Ông Nguyễn Trường Vinh - chủ khu du lịch Đồi Phong Lan chỉ những tòa nhà bề thế có mặt tiền hướng ra biển, hồ bơi, khuôn viên cây xanh... mà công ty đã bỏ ra hơn 40 tỷ đồng xây dựng nay xuống cấp trầm trọng, xót xa cho biết năm 2004, nhận lời kêu gọi của UBND tỉnh Bình Thuận đầu tư vào khu vực bãi biển Kê Gà, công ty đã quyết định sẽ bỏ hàng trăm tỷ đồng để biến khu đất khô cằn này thành khu nghỉ dưỡng cao cấp, khuôn viên cây xanh, hồ bơi và các dịch vụ giải trí đi kèm.
Tuy nhiên, khi đã hoàn thành công trình chính gần 90%, chuẩn bị hoàn thiện để đưa vào hoạt động thì UBND tỉnh Bình Thuận có thông báo dừng lại, giao đất cho dự án cảng nước sâu Kê Gà.
"Do dự án cảng mang tầm quốc gia, có ảnh hưởng kinh tế xã hội lớn nên chúng tôi cũng chấp nhận giao đất. Kể từ đó toàn bộ dự án bị ngưng lại, bỏ hoang cho đến nay. Đoàn kiểm kê thiệt hại của tỉnh cũng đã nhiều lần làm việc, mời họp nhằm bàn bạc thống nhất số tiền đền bù, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh chuyện chi tiền", ông Vinh nói.
Khu du lịch Thế giới xanh giờ như khu rừng hoang. Ảnh: Phước Tuấn
Cũng theo vị giám đốc này, việc thống kê thiệt hại do kéo dài thời gian nên qua mỗi năm phải làm lại một lần, dẫn đến phát sinh nhiều thứ. Cụ thể, chuyện thiệt hại có rất nhiều khoản, đã nhiều năm, nhưng Hội đồng đánh giá thiệt hại đền bù buộc phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ. Điều này làm khó nhà đầu tư, dẫn đến số tiền thống kê không được bao nhiêu.
"Thiệt hại của chúng tôi quá nặng nề rồi, mất mát tài sản, tiền thuê nhân công, chi phí đầu tư, lãi vay ngân hàng… đủ thứ đổ lên đầu nhà đầu tư chỉ vì một quy hoạch, xong rồi bỏ đi. Bây giờ chúng tôi chỉ trông Nhà nước sớm kết thúc việc này để tiếp tục tái đầu tư, sửa sang những hư hỏng nhằm gỡ gạc phần nào thiệt hại", ông Vinh nói.
Trong số 12 dự án bị ảnh hưởng, Khu du lịch Thế Giới Xanh được xem bị thiệt hại nặng nhất khi đã đi vào hoạt động được 3 năm. Ông Nguyễn Đức Đăng Toàn, Chủ khu du lịch này cho biết, Thế Giới Xanh được đầu tư hàng trăm tỷ đồng với các tiểu resort cao cấp, nhà hàng, bar, bãi tắm... cùng kỳ vọng là một trong những khu nghỉ dưỡng đẹp nhất khu vực này.
"Dự án mới đi vào hoạt động ở Kê Gà nên cũng ít người biết, chúng tôi phải bỏ ra rất nhiều tiền để truyền thông, quảng cáo. Lúc bắt đầu có nguồn thu thì dự án bị yêu cầu ngừng cho đến nay", ông Toàn nói và cho biết, hiện toàn bộ khu du lịch coi như hư hỏng, không thể sửa sang nữa mà phải làm mới lại hoàn toàn.
Một tòa nhà nằm ven biển của Khu du lịch Đồi Phong Lan. Ảnh: Phước Tuấn
Trong khi đó, dù chưa kịp bỏ tiền vào xây dựng, song nhiều chủ đầu tư cũng thiệt hại số tiền khá lớn để đền bù hợp đồng thiết kế, xây dựng của mình cho các đối tác. Bà Tạ Phương Lý, đại diện dự án du lịch Phương Bắc cho rằng: "Dù chưa thiệt hại bởi các công trình xây dựng, nhưng vì dự án khu du lịch không thực hiện nữa, chúng tôi phải bồi thường 150.000 USD cho đối tác thiết kế phía Nga", bà Lý nói.
Hiện nay, Phương Bắc đã bắt đầu xây dựng trở lại để đón khách sau gần 10 năm đóng cửa. Nhưng theo bà Lý: "Thiệt hại thì đã rồi, giờ phía những nhà làm du lịch cũng không muốn làm khó dễ gì chuyện đền bù, song mong muốn, chính quyền có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoạt động".
Trao đổi với VnExpress về nguyên nhân chậm trễ trong việc đền bù thiệt hại, ông Nguyễn Văn Hoa - Phó giám đốc Sở Tài chính - Chủ tịch Hội đồng đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ các chủ đầu tư ảnh hưởng bởi dự án cảng Kê Gà cho biết, đến nay đã cơ bản hoàn tất việc định giá mức đền bù thiệt hại cho các chủ đầu tư và đã trình lên UBND tỉnh.
Cũng theo ông Hoa, sẽ có 2 khoản đền bù và hỗ trợ: Đền bù tài sản thiệt hại trong thời gian dự án bị dừng và sau đó là khoản hỗ trợ về lãi suất ngân hàng, tiền lương nhân công… do dừng hoạt động. Nguyên nhân thời gian kéo dài được ông lý giải là do nhùng nhằng mức giá từ thống kê đánh giá thiệt hại của UBND tỉnh và phía Bộ Công Thương.
"Trong thời gian tới, UBND tỉnh cùng với Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam sẽ tiếp tục họp để đưa ra mức giá đền bù thiệt hại cuối cùng, trình lên Bộ Công Thương cho ý kiến để giải ngân đến các khu du lịch bị thiệt hại", ông Hoa nói.
Tài sản của khu du lịch Thế Giới Xanh hư hỏng hoàn toàn sau gần 10 năm ngừng hoạt động. Ảnh: Phước Tuấn
Còn ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng khẳng định tỉnh muốn làm rốt ráo để sớm đền bù thiệt hại cho các nhà đầu tư du lịch bị ảnh hưởng. "Việc thiệt hại của các khu du lịch do dự án cảng Kê Gà là rất lớn, nên UBND tỉnh cũng đã kiến nghị Bộ Công Thương nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa xong do nhiều khoản chưa thống nhất được. Trong đó, chủ yếu là phương thức, cách tính toán thiệt hại, số tiền đền bù ước tính", ông Hòa nói.
Năm 2007, Bộ Giao thông Vận tải bất ngờ bổ sung quy hoạch Kê Gà thành cảng nước sâu tổng hợp, giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite Tây Nguyên. Dự án dài 2,3 km bờ biển, rộng 366 ha, kinh phí 550 triệu USD, sau đó được điều chỉnh lên một tỷ USD do Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.
Tháng 4/2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận thông báo chủ trương xây dựng cảng Kê Gà đến 12 chủ đầu tư khu du lịch và người dân, đồng thời yêu cầu tất cả ngưng xây dựng, nhường đất cho dự án cảng biển mang tầm quốc gia.
Trong thời gian này, UBND tỉnh Bình Thuận nhiều lần mời các chủ đầu tư lên làm việc để tính toán việc bồi thường, giải phóng mặt bằng cho 12 dự án nằm trong vùng phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, qua nhiều lần dự kiến khởi công, cảng Kê Gà vẫn nằm trên giấy.
Tháng 2/2013, nhận thấy dự án xây dựng cảng Kê Gà không hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu ngừng lại và giao các bộ liên quan phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận giải quyết hậu quả thiệt hại cho nhà đầu tư du lịch. Một năm sau, Chính phủ có quyết định chính thức dừng hẳn, xóa bỏ quy hoạch cảng Kê Gà.
Không chỉ 12 dự án phải ngừng hoạt động, gần 10 năm qua, các khu resort liền kề nằm trên trục đường 719 đi qua các xã Tiến Thành (TP Phan Thiết), Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) được cho cũng bị ảnh hưởng của dự án phải ngừng xây dựng, nhiều biệt thự xây xong để vậy, trơ khung trong nắng mưa.
Ông Nguyễn Trường Vinh - chủ khu du lịch Đồi Phong Lan chỉ những tòa nhà bề thế có mặt tiền hướng ra biển, hồ bơi, khuôn viên cây xanh... mà công ty đã bỏ ra hơn 40 tỷ đồng xây dựng nay xuống cấp trầm trọng, xót xa cho biết năm 2004, nhận lời kêu gọi của UBND tỉnh Bình Thuận đầu tư vào khu vực bãi biển Kê Gà, công ty đã quyết định sẽ bỏ hàng trăm tỷ đồng để biến khu đất khô cằn này thành khu nghỉ dưỡng cao cấp, khuôn viên cây xanh, hồ bơi và các dịch vụ giải trí đi kèm.
Tuy nhiên, khi đã hoàn thành công trình chính gần 90%, chuẩn bị hoàn thiện để đưa vào hoạt động thì UBND tỉnh Bình Thuận có thông báo dừng lại, giao đất cho dự án cảng nước sâu Kê Gà.
"Do dự án cảng mang tầm quốc gia, có ảnh hưởng kinh tế xã hội lớn nên chúng tôi cũng chấp nhận giao đất. Kể từ đó toàn bộ dự án bị ngưng lại, bỏ hoang cho đến nay. Đoàn kiểm kê thiệt hại của tỉnh cũng đã nhiều lần làm việc, mời họp nhằm bàn bạc thống nhất số tiền đền bù, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh chuyện chi tiền", ông Vinh nói.
Khu du lịch Thế giới xanh giờ như khu rừng hoang. Ảnh: Phước Tuấn
"Thiệt hại của chúng tôi quá nặng nề rồi, mất mát tài sản, tiền thuê nhân công, chi phí đầu tư, lãi vay ngân hàng… đủ thứ đổ lên đầu nhà đầu tư chỉ vì một quy hoạch, xong rồi bỏ đi. Bây giờ chúng tôi chỉ trông Nhà nước sớm kết thúc việc này để tiếp tục tái đầu tư, sửa sang những hư hỏng nhằm gỡ gạc phần nào thiệt hại", ông Vinh nói.
Trong số 12 dự án bị ảnh hưởng, Khu du lịch Thế Giới Xanh được xem bị thiệt hại nặng nhất khi đã đi vào hoạt động được 3 năm. Ông Nguyễn Đức Đăng Toàn, Chủ khu du lịch này cho biết, Thế Giới Xanh được đầu tư hàng trăm tỷ đồng với các tiểu resort cao cấp, nhà hàng, bar, bãi tắm... cùng kỳ vọng là một trong những khu nghỉ dưỡng đẹp nhất khu vực này.
"Dự án mới đi vào hoạt động ở Kê Gà nên cũng ít người biết, chúng tôi phải bỏ ra rất nhiều tiền để truyền thông, quảng cáo. Lúc bắt đầu có nguồn thu thì dự án bị yêu cầu ngừng cho đến nay", ông Toàn nói và cho biết, hiện toàn bộ khu du lịch coi như hư hỏng, không thể sửa sang nữa mà phải làm mới lại hoàn toàn.
Một tòa nhà nằm ven biển của Khu du lịch Đồi Phong Lan. Ảnh: Phước Tuấn
Hiện nay, Phương Bắc đã bắt đầu xây dựng trở lại để đón khách sau gần 10 năm đóng cửa. Nhưng theo bà Lý: "Thiệt hại thì đã rồi, giờ phía những nhà làm du lịch cũng không muốn làm khó dễ gì chuyện đền bù, song mong muốn, chính quyền có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoạt động".
Trao đổi với VnExpress về nguyên nhân chậm trễ trong việc đền bù thiệt hại, ông Nguyễn Văn Hoa - Phó giám đốc Sở Tài chính - Chủ tịch Hội đồng đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ các chủ đầu tư ảnh hưởng bởi dự án cảng Kê Gà cho biết, đến nay đã cơ bản hoàn tất việc định giá mức đền bù thiệt hại cho các chủ đầu tư và đã trình lên UBND tỉnh.
Cũng theo ông Hoa, sẽ có 2 khoản đền bù và hỗ trợ: Đền bù tài sản thiệt hại trong thời gian dự án bị dừng và sau đó là khoản hỗ trợ về lãi suất ngân hàng, tiền lương nhân công… do dừng hoạt động. Nguyên nhân thời gian kéo dài được ông lý giải là do nhùng nhằng mức giá từ thống kê đánh giá thiệt hại của UBND tỉnh và phía Bộ Công Thương.
"Trong thời gian tới, UBND tỉnh cùng với Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam sẽ tiếp tục họp để đưa ra mức giá đền bù thiệt hại cuối cùng, trình lên Bộ Công Thương cho ý kiến để giải ngân đến các khu du lịch bị thiệt hại", ông Hoa nói.
Tài sản của khu du lịch Thế Giới Xanh hư hỏng hoàn toàn sau gần 10 năm ngừng hoạt động. Ảnh: Phước Tuấn
Năm 2007, Bộ Giao thông Vận tải bất ngờ bổ sung quy hoạch Kê Gà thành cảng nước sâu tổng hợp, giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite Tây Nguyên. Dự án dài 2,3 km bờ biển, rộng 366 ha, kinh phí 550 triệu USD, sau đó được điều chỉnh lên một tỷ USD do Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.
Tháng 4/2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận thông báo chủ trương xây dựng cảng Kê Gà đến 12 chủ đầu tư khu du lịch và người dân, đồng thời yêu cầu tất cả ngưng xây dựng, nhường đất cho dự án cảng biển mang tầm quốc gia.
Trong thời gian này, UBND tỉnh Bình Thuận nhiều lần mời các chủ đầu tư lên làm việc để tính toán việc bồi thường, giải phóng mặt bằng cho 12 dự án nằm trong vùng phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, qua nhiều lần dự kiến khởi công, cảng Kê Gà vẫn nằm trên giấy.
Tháng 2/2013, nhận thấy dự án xây dựng cảng Kê Gà không hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu ngừng lại và giao các bộ liên quan phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận giải quyết hậu quả thiệt hại cho nhà đầu tư du lịch. Một năm sau, Chính phủ có quyết định chính thức dừng hẳn, xóa bỏ quy hoạch cảng Kê Gà.
Không chỉ 12 dự án phải ngừng hoạt động, gần 10 năm qua, các khu resort liền kề nằm trên trục đường 719 đi qua các xã Tiến Thành (TP Phan Thiết), Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) được cho cũng bị ảnh hưởng của dự án phải ngừng xây dựng, nhiều biệt thự xây xong để vậy, trơ khung trong nắng mưa.
Tác giả bài viết: Phước Tuấn