Tăng tuổi hưu: Chân yếu tay mềm còn làm gì được?
- 08:51 22-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bài viết "Sợ vỡ quỹ quá nên tăng tuổi hưu?" đã nhận được hàng trăm phản hồi, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện tại.
► Sợ vỡ quỹ quá nên tăng tuổi hưu?
Bạn đọc Rạng Đông cho hay, không có lý do gì để phải tăng tuổi nghỉ hưu. Theo bạn, chỉ một bộ phận rất nhỏ các quan chức muốn cống hiến đến tuổi 65 -75, nhưng đa số người lao động thì không thể được.
Kieu Khanh dẫn ví dụ, người phụ nữ 60 tuổi đã chân yếu tay mềm nên năng suất lao động sẽ không được cao.
Bạn đọc Rạng Đông cho hay, không có lý do gì để phải tăng tuổi nghỉ hưu. Theo bạn, chỉ một bộ phận rất nhỏ các quan chức muốn cống hiến đến tuổi 65 -75, nhưng đa số người lao động thì không thể được.
Kieu Khanh dẫn ví dụ, người phụ nữ 60 tuổi đã chân yếu tay mềm nên năng suất lao động sẽ không được cao.
Ảnh minh họa
Bạn Thanh Thanh Pham chỉ ra sự bất cập: Với điều kiện sức khỏe, thể chất của người Việt thì việc nâng tuổi về hưu của cả nam và nữ là không hợp lý. Đến tuổi 55, hầu hết cán bộ thực sự làm việc đã mệt mỏi, hiệu quả lao động không cao. Việc nâng tuổi chỉ nghĩ đến vấn đề kinh tế mà chưa quan tâm đến sức khỏe người lao động và các vấn đề xã hội phát sinh như bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp...
Bạn Tuyết thì cho rằng, nếu chỉ vì quỹ bảo hiểm không đủ chi mà tăng tuổi nghỉ hưu thì không nên.
"Cần giữ nguyên tuổi về hưu" là đề nghị của bạn Long Trần. Bạn cho hay, đây là cơ hội cho lực lượng lao động trẻ.
"Hàng năm Việt Nam đang dư thừa hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm. Hãy để cơ hội cho tuổi trẻ có sức khoẻ và năng lực đóng góp cho xã hội và cải thiện cuộc sống của họ hiện nay", bạn Long Trần bày tỏ.
Theo phân tích của bạn Sự Thật: "Hiện nay, ngoài nhưng đơn vị do ngân sách trả lương, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng ít khi có cơ hội được làm việc liên tục đến tuổi nghỉ hưu do lúc trẻ, người lao động hay "nhảy việc" với mong muốn tìm được chỗ làm việc lương cao.
Đồng thời người sử dụng lao động cũng không mong muốn sử dụng người có tuổi cao, sức khỏe kém mà lương lại cao. Do đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu là bất cập, gây khó dễ cho người lao động".
Chính vì vậy, bạn Vĩnh Thái đề nghị, dự thảo liên quan đến rất nhiều người lao động nên cần lấy ý kiến rộng rãi của người lao động và nhân dân.
Nếu tăng thì phải mềm hóa
Tuy nhiên, cũng có nhiều độc giả đồng tình tăng tuổi hưu.
Theo bạn Trung, có thể tăng tuổi hưu nhưng phải mềm hóa. Tức ai không đủ sức khỏe hay có nhu cầu nghỉ sớm sẽ đều được giải quyết. Kèm theo đó là những quy định bắt buộc nghỉ việc đối với các công chức cắp ô đi về, đem lại thặng dư ít cho xã hội nhưng vẫn hưởng lương.
Bạn Dinh đưa ra phương án nếu tăng tuổi nghỉ hưu. Theo đó: nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi. Cùng đó, các chức danh lãnh đạo đối với nam thì 60 tuổi thôi làm quản lý, xuống chuyên viên; còn đối với nữ thì 58 thôi làm quản lý, xuống chuyên viên (để tránh tình trạng tham quyền cố vị). Còn các nghề nặng nhọc nguy hiểm đối với nam là 58 tuổi, nữ 57 tuổi.
Tại sao vỡ quỹ?
Cũng không ít độc giả đề nghị cần phải làm rõ tại sao lại vỡ quỹ BHXH.
Bạn Dương đặt vấn đề, từ 2016 đã tăng mức đóng BHXH và khống chế hưởng lương hưu không quá 75% lương. Vậy lý do gì lại vỡ quỹ?
"Tại sao quỹ BHXH liên tục bị đe dọa vỡ như vậy, có phải từ nguyên nhân yếu kém về quản trị vốn mà đẩy hết cho người lao động không?", bạn Nguyễn Hữu nghi ngại.
Nhiều bạn đọc đề xuất, quỹ BHXH cần phải được công khai, minh bạch.
Tác giả bài viết: H.Nhì