Du lịch mạo hiểm, khi cần phải biết ăn ốc sên
- 08:33 22-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Có người tập chạy bộ 2 tháng trời mới dám leo đỉnh Fansipan. Đồ ấm, thuốc men sơ cứu, một chiếc còi mang sẵn hay rau quả, ốc sên tìm thấy dọc đường đều giúp xử lý mọi bất trắc.
Bên cạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, nhiều du khách có xu hướng tìm đến những tour khám phá, tìm cách đặt chân tới vùng đất vắng dấu chân người để trải nghiệm cảm giác phiêu lưu. Địa điểm đến thường là những nơi hoang sơ như rừng sâu, đảo hoang mà ở đó các dịch vụ du lịch chưa phát triển.
Tuy nhiên các điểm đến của du lịch khám phá thường khá hẻo lánh, hoang sơ và nếu gặp bất trắc thường khó tìm kiếm được sự giúp đỡ.
Sự cố bất ngờ giữa chốn hoang vu
Đã có nhiều trường hợp các bạn trẻ khi đi du lịch khám phá gặp phải những tình huống bất ngờ như đau ốm, tai nạn... nhưng ở những địa điểm du lịch hoang sơ điều kiện y tế yếu kém sẽ rất khó để tìm cách giải quyết.
Nguyễn Phương Trang (23 tuổi, Hà Nội), trong tour du lịch rừng quốc gia Cúc Phương 1 tháng trước, rượt chân ngã xuống một cái hố, bị trật khớp, không thể đi lại. Cả đoàn đã phải tức tốc đưa Trang trở ra để đi trạm y tế.
Hoàng Đức Việt (25 tuổi, Nghệ An), trong một lần leo lên đỉnh Fansipan, không thuê người dẫn đường (do nhóm của Việt có 1 người từng đến nơi đây). Đi được 1 ngày đường, cả nhóm phát hiện bị mất phương hướng. Đi được thêm nửa ngày nữa, nhiệt độ hạ thấp và có mưa rào, trời rất lạnh. Cả nhóm lần đầu tiên phải ngủ đêm ngoài trời, sợ hãi và hoang mang; một số người còn lên cơn sốt. May mắn là hôm sau, nhóm mạo hiểm gặp được một người dân bản địa đang đi lấy củi, được ông dẫn ra ngoài.
Việt và Phương chỉ là 2 trong số nhiều khách du lịch khi đi tour khám phá gặp những tai nạn không ngờ tới. Theo anh Nguyễn Hồng Nguyên- hướng dẫn viên có 10 năm kinh nghiệm của công ty Hanoi Tourist, khó có thể tránh hoàn toàn sự cố trong các tour vào rừng nguyên sinh, ra đảo hoang, leo núi.
"Từng có trường hợp một thành viên trong đoàn leo núi mà tôi dẫn đi đột nhiên tái phát bệnh cũ, không thể di chuyển được trong khi điều kiện y tế thuốc men tại đấy lại hoàn toàn không có. Tôi đã phải tức tốc liên lạc với những người ở dưới chân núi và gọi về trụ sở công ty để tìm cách đưa người này về điều trị một cách tốt nhất và an toàn nhất", anh Nguyên cho biết.
Chuẩn bị thật kỹ hẵng tham gia tour khám phá
Anh Nguyên cho biết, đối với những tour du lịch khám phá thì người tham gia bắt buộc phải trang bị cho mình nhiều kĩ năng và vật dụng cần thiết. Đặc biệt nhất là sức khỏe phải đảm bảo, phải đi được đường dài. "Có những người để chuẩn bị cho một chuyến leo lên đỉnh Fansipan đã phải tập chạy bộ 2 tháng trời trước đó mới dám đi. Vì đi khám phá ở những nơi hoang vu, hiểm trở rất mất sức".
Theo lời khuyên của anh Nguyên, trường hợp tự đi du lịch khám phá ở địa điểm đặc biệt như hoang đảo hay rừng sâu, nên mang đầy đủ các vật dụng như quần áo đủ ấm, thuốc men bông băng sơ cứu, thực phẩm. Quan trọng nhất là sức khỏe phải đảm bảo cho hành trình. "Nếu bạn đã có tiền sử các bệnh như hen suyễn thì phải mang thuốc đề phòng" - anh nói.
Còn theo kinh nghiệm của anh Phạm Văn Thái, một hướng dẫn viên tự do làm việc tại Sa Pa, "nếu rơi vào tình huống nguy hiểm, điều đầu tiên là phải thật sự bình tĩnh để tìm cách giải quyết. Nếu ốm đau ở nơi hoang vu, điều kiện y tế yếu kém thì nên tìm đến sự hỗ trợ của những người xung quanh, liên lạc ngay đến những người đang ở nơi có thể giúp đỡ bạn để tìm nguồn hỗ trợ. Trong trường hợp khan hiếm đồ ăn thì có thể tìm đến các nguồn thức ăn thiên nhiên như rau quả, thậm chí ốc sên cũng có thể trở thành món ăn chống đói".
Cũng theo anh Thái, điều quan trọng nhất là phải luôn giữ điện thoại ở tình trạng liên lạc được, nên có la bàn để xác định phương hướng khi lạc đường. Không nên chủ quan đi du lịch khám phá một mình, nếu không có hướng dẫn viên đi cùng thì nên tìm một người dân bản địa, họ sẽ giúp ích rất nhiều cho hành trình của bạn.
Anh Thái mách, trướckhi đến những nơi hoang vu, rất nên sắm 1 chiếc còi để lỡ lạc đoàn, các thành viên tour mạo hiểm có thể dùng tín hiệu còi để tìm thấy nhau.
Tuy nhiên các điểm đến của du lịch khám phá thường khá hẻo lánh, hoang sơ và nếu gặp bất trắc thường khó tìm kiếm được sự giúp đỡ.
Sự cố bất ngờ giữa chốn hoang vu
Đã có nhiều trường hợp các bạn trẻ khi đi du lịch khám phá gặp phải những tình huống bất ngờ như đau ốm, tai nạn... nhưng ở những địa điểm du lịch hoang sơ điều kiện y tế yếu kém sẽ rất khó để tìm cách giải quyết.
Nguyễn Phương Trang (23 tuổi, Hà Nội), trong tour du lịch rừng quốc gia Cúc Phương 1 tháng trước, rượt chân ngã xuống một cái hố, bị trật khớp, không thể đi lại. Cả đoàn đã phải tức tốc đưa Trang trở ra để đi trạm y tế.
Hoàng Đức Việt (25 tuổi, Nghệ An), trong một lần leo lên đỉnh Fansipan, không thuê người dẫn đường (do nhóm của Việt có 1 người từng đến nơi đây). Đi được 1 ngày đường, cả nhóm phát hiện bị mất phương hướng. Đi được thêm nửa ngày nữa, nhiệt độ hạ thấp và có mưa rào, trời rất lạnh. Cả nhóm lần đầu tiên phải ngủ đêm ngoài trời, sợ hãi và hoang mang; một số người còn lên cơn sốt. May mắn là hôm sau, nhóm mạo hiểm gặp được một người dân bản địa đang đi lấy củi, được ông dẫn ra ngoài.
Việt và Phương chỉ là 2 trong số nhiều khách du lịch khi đi tour khám phá gặp những tai nạn không ngờ tới. Theo anh Nguyễn Hồng Nguyên- hướng dẫn viên có 10 năm kinh nghiệm của công ty Hanoi Tourist, khó có thể tránh hoàn toàn sự cố trong các tour vào rừng nguyên sinh, ra đảo hoang, leo núi.
"Từng có trường hợp một thành viên trong đoàn leo núi mà tôi dẫn đi đột nhiên tái phát bệnh cũ, không thể di chuyển được trong khi điều kiện y tế thuốc men tại đấy lại hoàn toàn không có. Tôi đã phải tức tốc liên lạc với những người ở dưới chân núi và gọi về trụ sở công ty để tìm cách đưa người này về điều trị một cách tốt nhất và an toàn nhất", anh Nguyên cho biết.
Chuẩn bị thật kỹ hẵng tham gia tour khám phá
Anh Nguyên cho biết, đối với những tour du lịch khám phá thì người tham gia bắt buộc phải trang bị cho mình nhiều kĩ năng và vật dụng cần thiết. Đặc biệt nhất là sức khỏe phải đảm bảo, phải đi được đường dài. "Có những người để chuẩn bị cho một chuyến leo lên đỉnh Fansipan đã phải tập chạy bộ 2 tháng trời trước đó mới dám đi. Vì đi khám phá ở những nơi hoang vu, hiểm trở rất mất sức".
Theo lời khuyên của anh Nguyên, trường hợp tự đi du lịch khám phá ở địa điểm đặc biệt như hoang đảo hay rừng sâu, nên mang đầy đủ các vật dụng như quần áo đủ ấm, thuốc men bông băng sơ cứu, thực phẩm. Quan trọng nhất là sức khỏe phải đảm bảo cho hành trình. "Nếu bạn đã có tiền sử các bệnh như hen suyễn thì phải mang thuốc đề phòng" - anh nói.
Còn theo kinh nghiệm của anh Phạm Văn Thái, một hướng dẫn viên tự do làm việc tại Sa Pa, "nếu rơi vào tình huống nguy hiểm, điều đầu tiên là phải thật sự bình tĩnh để tìm cách giải quyết. Nếu ốm đau ở nơi hoang vu, điều kiện y tế yếu kém thì nên tìm đến sự hỗ trợ của những người xung quanh, liên lạc ngay đến những người đang ở nơi có thể giúp đỡ bạn để tìm nguồn hỗ trợ. Trong trường hợp khan hiếm đồ ăn thì có thể tìm đến các nguồn thức ăn thiên nhiên như rau quả, thậm chí ốc sên cũng có thể trở thành món ăn chống đói".
Cũng theo anh Thái, điều quan trọng nhất là phải luôn giữ điện thoại ở tình trạng liên lạc được, nên có la bàn để xác định phương hướng khi lạc đường. Không nên chủ quan đi du lịch khám phá một mình, nếu không có hướng dẫn viên đi cùng thì nên tìm một người dân bản địa, họ sẽ giúp ích rất nhiều cho hành trình của bạn.
Anh Thái mách, trướckhi đến những nơi hoang vu, rất nên sắm 1 chiếc còi để lỡ lạc đoàn, các thành viên tour mạo hiểm có thể dùng tín hiệu còi để tìm thấy nhau.
Tác giả bài viết: Lương Chi