Thế giới sẽ tan hoang nếu Triều Tiên sụp đổ?
- 16:13 21-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo Bloomberg, dù liên tục chỉ trích và kêu gọi trừng phạt Triều Tiên nhưng mục tiêu cuối cùng của Mỹ vẫn là bảo tồn chế độ ở Bình Nhưỡng. Đó là sự thật bởi Washington lường trước được những hiểm họa nếu Triều Tiên rơi vào hỗn loạn.
Truyền thông phương Tây và nhiều tổ chức thế giới thường cáo buộc các chính sách của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã dẫn đến nhiều "tội ác chống lại nhân loại" như giết người, ép buộc nô lệ, tra tấn, tù đày, hãm hiếp, phá thai cưỡng bức, bạo lực tình dục, khủng bố các cơ sở chính trị, tôn giáo, chủng tộc và giới tính và các hành động vô nhân đạo gây ra nạn đói kéo dài.
Đặc biệt thế giới cũng chỉ trích các chương trình thử hạt nhân của Bình Nhưỡng. Gần đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn nhấn mạnh: “Những hành động của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang cô lập đất nước và người Triều Tiên, đặc biệt là hạn chế người dân tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế chính đáng".
Dù vậy, Bloomberg cho rằng, Mỹ không hề có ý định lật đổ Kim Jong-un bởi hầu hết các chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ đều cho rằng sự sụp đổ của Triều Tiên sẽ là một thảm họa. Lý do cho lập luận đó đơn giản là vì nó sẽ kéo theo sự hỗn loạn của các loại vũ khí và vật chất hạt nhân. Một nghiên cứu năm 2015 của Viện Mỹ - Hàn Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins ước tính, Triều Tiên sở hữu từ 10 đến 16 vũ khí hạt nhân, và sẽ có 20 đến 100 vũ khí hạt nhân vào năm 2020. Đó là chưa kể đến các nhiên liệu hạt nhân được làm giàu cao hay các tên lửa di động và tên lửa tầm xa để khởi động các đầu đạn hạt nhân.
Đặc biệt thế giới cũng chỉ trích các chương trình thử hạt nhân của Bình Nhưỡng. Gần đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn nhấn mạnh: “Những hành động của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang cô lập đất nước và người Triều Tiên, đặc biệt là hạn chế người dân tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế chính đáng".
Dù vậy, Bloomberg cho rằng, Mỹ không hề có ý định lật đổ Kim Jong-un bởi hầu hết các chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ đều cho rằng sự sụp đổ của Triều Tiên sẽ là một thảm họa. Lý do cho lập luận đó đơn giản là vì nó sẽ kéo theo sự hỗn loạn của các loại vũ khí và vật chất hạt nhân. Một nghiên cứu năm 2015 của Viện Mỹ - Hàn Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins ước tính, Triều Tiên sở hữu từ 10 đến 16 vũ khí hạt nhân, và sẽ có 20 đến 100 vũ khí hạt nhân vào năm 2020. Đó là chưa kể đến các nhiên liệu hạt nhân được làm giàu cao hay các tên lửa di động và tên lửa tầm xa để khởi động các đầu đạn hạt nhân.
Triều Tiên liên tục thử hạt nhân bất chấp sự phản đối của thế giới.
Việc đảm bảo an toàn cho tất cả những loại vũ khí này trong trường hợp chế độ Kim Jong-un bị sụp đổ sẽ là một cơn ác mộng. Phát biểu trong một cuộc họp vào cuối tuần trước tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh tại Mỹ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt của Mỹ, tướng Raymond Thomas, gọi sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên sẽ là kịch bản tồi tệ nhất từ trước đến nay. Điều đó có nghĩa là, vũ khí hạt nhân chính là “bảo hiểm” của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đó chính là lý do tại sao dù áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nhưng mục tiêu cuối cùng của Mỹ vẫn là bảo toàn chế độ ở Bình Nhưỡng.
Hồi đầu tháng, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tóm tắt kế hoạch của Mỹ với Triều Tiên: "Chúng tôi đã liên tục kêu gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên. Chúng tôi đã nói rõ với ông ta rằng chúng tôi sẵn sàng đàm phán hòa bình, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, về hỗ trợ lương thực và bình thường hóa quan hệ với thế giới, về một hiệp ước không khiêu khích. Tôi sẽ chuẩn bị rất nhiều phương án khác nhau cho ông ta lựa chọn nếu ông ta sẵn sàng đàm phán và thảo luận về việc phi hạt nhân và trách nhiệm của ông ta với thế giới, không phải với chúng tôi mà là với thế giới”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông nhấn mạnh: "Vấn đề cần thiết trước mắt đối với Triều Tiên là đóng băng những gì họ đang làm, không có bất kỳ hành động khiêu khích nào khác, không thử nghiệm hạt nhân hay phóng tên lửa nhằm đưa các nước tới gần nhau hơn và bắt đầu một cuộc đàm phán nghiêm túc về tương lai".
Theo Bloomberg, chính sách của Mỹ sẽ chẳng có tác dụng gì bởi dù ông Kim có sẵn sàng đối thoại thì mọi chuyện cũng chẳng đi đến đâu, trừ việc Triều Tiên sẽ nhận được sự hỗ trợ vật chất dù không thực hiện cam kết gì.
Hiện tại, chính sách của Mỹ chỉ đang có một điểm tốt là đã thúc đẩy được Trung Quốc cùng tham gia trừng phạt Triều Tiên. Dù vậy, cũng chưa có gì chắc chắn. Hồi tuần trước, Tướng Thomas thừa nhận, giữa Mỹ và Trung Quốc không có kênh nào để thực hiện các hoạt động đặc biệt về Bình Nhưỡng và Mỹ có rất nhiều lý do để ngờ vực Trung Quốc.
Hơn nữa, Triều Tiên cũng là một “quả bom hẹn” giờ đối với Trung Quốc. Bắc Kinh lo ngại, một khi xảy ra hỗn loạn ở Triều Tiên, dòng người tị nạn sẽ tràn vào Trung Quốc, những xáo trộn về vũ khí hạt nhân sẽ gây nguy hiểm cho nước này.
Chính vì những lý do đó, không một nước nào dù là Mỹ hay các nước láng giềng của Triều Tiên có thể hoặc có ý định lật đổ Kim Jong-un bởi sự hỗn loạn ở Triều Tiên sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, chế độ Bình Nhưỡng sẽ không kéo dài được mãi mãi khi ngày càng nhiều người Triều Tiên đang tiếp cận với thế giới bên ngoài. Do vậy, thế giới nên chuẩn bị trong trường hợp kịch bản tồi tệ nhất đó xảy ra.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.
Tác giả bài viết: PHẠM KHÁNH (Lược dịch)