Gần 50 tấn cá chết ở Nghi Sơn: Bất thường vệt nước đen
- 07:34 20-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trước khi cá lồng và cá tự nhiên của người dân xã Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chết hàng loạt, trước đó 1 - 2 ngày họ đã thấy vệt nước đen bất thường chảy về.
►Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn súc đường ống thải ra biển
► Vụ cá chết bất thường ở Thanh Hóa: Kết luận do thủy triều đỏ là vội vàng
►Thủy triều đỏ khiến cá chết hàng loạt ở Thanh Hoá
►Gần 50 tấn cá chết bất thường tại Nghi Sơn
Đã hơn 10 ngày kể từ khi cá lồng của người dân xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia chết bất thường, đến nay những người nuôi cá lồng vẫn chưa hết bàng hoàng.
► Vụ cá chết bất thường ở Thanh Hóa: Kết luận do thủy triều đỏ là vội vàng
►Thủy triều đỏ khiến cá chết hàng loạt ở Thanh Hoá
►Gần 50 tấn cá chết bất thường tại Nghi Sơn
Đã hơn 10 ngày kể từ khi cá lồng của người dân xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia chết bất thường, đến nay những người nuôi cá lồng vẫn chưa hết bàng hoàng.
Khu vực lồng cá của người dân gần nhà máy xi măng Nghi Sơn
Ông Trần Trí Quyết (trưởng ban liên lạc hội nuôi cá lồng xã Nghi Sơn) cho biết, nhà ông có 21 lồng, 3 bè chủ yếu nuôi cá mú, cá vược, cá hồng, nhưng từ trước đến nay chưa bao giờ thấy hiện tượng cá chết nhiều như vậy.
Ông kể, cá lồng của bà con chết đột ngột từ khoảng 4 - 6h sáng ngày 8/9. Trước khi xảy ra hiện tượng trên, trước đó 1 - 2 ngày người dân đã phát hiện nước biển có màu lạ đỏ ngầu và xuất hiện những vệt nước có màu đen kịt.
Phía bên trên là nhà máy đang xây dựng
Dải nước trên ngày càng xuất hiện nhiều và cá bắt đầu có biểu hiện chết. “Nhà tôi phải dùng máy sục thổi từ dưới đáy lồng lên để khuấy tan cặn bẩn. Khi sục lên nước có màu đen đỏ lẫn lộn, đặc quánh, trên mặt nước nổi váng”, ông Quyết cho biết.
Không chỉ những người nuôi cá lồng mới thấy vệt nước đen lạ đó, bà Trần Thị Bờ (80 tuổi), nhà sống ngay sát bờ biển cho biết, hôm đó thủy chiều thấp vệt nước đen chảy sát nhà bà. Bà Bờ còn bảo với con cháu đây là một hiện tượng lạ, sẽ có vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
Bà Bờ nói về dòng nước ô nhiễm
Nói chưa ráo lời, hôm sau bà đã nghe người dân chạy nhao nhác cứu cá lồng. Sau đó cá tự nhiên cũng chết dạt vào bờ.
Về vệt nước đen, người dân xã Nghi Sơn ai cũng biết nhưng không ai biết nguồn nước thải này từ đâu ra. Chỉ biết rằng, hoàn toàn không phải do hiện tượng tự nhiên?!.
Tôm, cua nổi lên mặt nước
Liên quan tới việc cá chết hàng loạt và kết luận ban đầu của cơ quan chức năng do “tảo nở hoa”, người dân cho rằng như vậy là không đúng.
Theo lý giải của những người có thâm niên trong nghề biển, tảo nở hoa là chỉ có một lớp trên bề mặt nước và phải lan cả một khu vực vịnh, còn đây chỉ có một vệt chảy vào thì đó là hiện tượng bất thường.
Vệt nước đen bất thường khiến cá nuôi lồng của người dân chết hàng loạt
Theo nhận định của người dân, vệt nước đen dẫn đến cá chết là hiện tượng ô nhiễm môi trường. Đơn cử, nếu là "tảo nở hoa" thì cá của người dân và cá tự nhiên không thể chết nhiều như vậy. Bởi cá tự nhiên chết chủ yếu là sống ở tầng đáy, cũng như cá lồng của người dân đang nuôi cách mặt nước khoảng 4-5m.
Anh Đồng Văn Tuân, người thiệt hại nặng nhất trong vụ cá chết cho biết, từ khi xuất hiện vệt nước đen, cua, ghẹ, tôm sú tự nhiên bỗng nổi lên mặt nước, người dân đi đánh bắt cá vớt được rất nhiều.
Nhà anh Tuân làm nghề nuôi cá lồng nhưng cũng tận dụng thả lưới bát quái kiếm thêm đồng thu nhập. Anh bảo: “Trước đây, anh thả lưới cũng kiếm được bội cá, tôm. Nhưng từ hôm cá lồng chết cá tôm tự nhiên cũng chẳng còn nữa”.
Anh Tuân thẫn thờ bên lồng cá không còn con nào
Ông Trần Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Nghi Sơn cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, chính quyền xã đã trực tiếp ra hiện trường. Ngoài ghi nhận việc cá chết, ông Bình cũng khẳng định thời điểm đó có vệt nước đen chảy từ phía Bắc xuống, vệt nước này chảy vào vị trí nuôi của lồng nào thì cá ở đó chết.
Liên quan tới việc trên, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà đã có văn bản chỉ đạo khẩn trương xác định nguyên nhân cá chết ở Thanh Hóa.
Bộ trưởng giao Tổng cục Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa mời các chuyên gia, nhà khoa học phối hợp tham gia lấy mẫu và phân tích mẫu nước biển. Đồng thời, kiểm tra rà soát các cơ sở có nguồn thải ra biển tại khu vực trên. Các cơ quan chuyên môn cần tập trung làm rõ có hay không việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường là nguyên nhân khiến cá chết.
Tác giả bài viết: Lê Anh