Điểm mặt hai loại hồng giòn Trung Quốc tràn chợ
- 07:13 20-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vào mùa này, hồng giòn Trung Quốc cũng được nhập về ồ ạt và bày bán la liệt. Ngày cao điểm, có tới 50-60 tấn hồng Tàu được bán tại Việt Nam.
Dù hồng giòn của Việt Nam đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng hồng giòn Trung Quốc vẫn được nhập về bán khá nhiều.
Người này cũng cho biết, mùa hồng giòn Trung Quốc trùng với hồng giòn Việt Nam, tuy nhiên, thời gian thu hoạch kéo dài hơn khoảng 1 tháng. Thế nên, mỗi năm, lượng hồng giòn Trung Quốc nhập về Việt Nam khá lớn. Con số ước tính khoảng vài ngàn tấn, ngày cao điểm lên tới khoảng 50-60 tấn/ngày.
Hồng Lạng Sơn được dân buôn ngâm trong chậu nước cho hết vị chát
Thực tế, theo ghi nhận của PV tại chợ đầu mối Long Biên những ngày gầy đây, hồng giòn được bày bán la liệt với đủ loại khác nhau, trong đó có hồng giòn Đà Lạt, Mộc Châu, Lạng Sơn và có cả hồng giòn Trung Quốc bày bán lẫn lộn.
Theo quan sát, các loại hồng của Việt Nam thường được dân buôn bán sỉ ngâm vào nước cho nhựa ra hết, khi ăn không bị chát. Còn hồng Trung Quốc được đóng trong các thùng giấy có ghi chữ Tàu bên ngoài, chất đầy trên xe tải để tiện đổ buôn cho các mối lẻ.
Chia sẻ với PV, bà Nguyễn Thị Ánh, tiểu thương chuyên đổ buôn hồng giòn ở chợ đầu mối Long Biên (Ba Đình, Hà Nội), cho hay, có hai loại hồng giòn của Trung Quốc bán tại đây.
Hồng vuông Trung Quốc tràn ngập chợ đầu mối
Loại hồng vuông của Trung Quốc rất giống hồng vuông Mộc Châu
Cụ thể, một loại hồng giòn quả to, hình vuông hơi dẹt chứ không tròn quả, trọng lượng từ 2-3 lạng/quả. Loại hồng giòn này giống hệt với hồng giòn Mộc Châu nên dân buôn ở chợ lẻ thường lấy nhập hàng Trung Quốc về “gắn mác” hồng Mộc Châu để dễ bán, giá cao hơn.
Loại thứ hai là hồng giòn quả tròn nên dân buôn bán nhỏ lẻ hay nhập nhèm về nguồn gốc, nhập hồng giòn Trung Quốc ở chợ đầu mối về chợ lẻ lại bán cho người dân lại nói là hàng Đà Lạt.
“Không biết các loại hồng Trung Quốc có độc hại gì không nhưng cứ nghe nói đến hàng Trung Quốc là tôi e ngại không muốn mua. Vì thế, để dễ bán, dân buôn thường quảng cáo là hàng đặc sản của Việt Nam”, bà Ánh nói.
Dù hồng giòn Trung Quốc có hình thức khá giống hồng Việt nhưng nếu tinh ý, khi đi mua người dân vẫn có thể nhận biết được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng Việt Nam.
Hồng trung khác có hình dáng khác hồng giòn Đà Lạt
Hồng giòn Đà Lạt
Đơn cử như, với loại hồng vuông Trung Quốc, nếu so về hình dáng, kích thước cũng như màu sắc bên ngoài giống hệt với hồng giòn Mộc Châu. Tuy nhiên, khi bổ quả hồng vuông Trung Quốc ra sẽ thấy thịt quả màu hơi vàng nhạt, ăn chỉ hơi giòn và hơi mềm. Còn hồng vuông Mộc Châu vỏ vàng đỏ, thịt hồng cứng có vàng cam, ăn giòn, thơm.
Riêng với loại hồng tròn, dù có hình dáng mẫu mã gần giống nhau nhưng nhìn bề ngoài sẽ vẫn có thể phân biệt được hàng Trung Quốc với hàng Việt Nam. Bởi, hồng Trung Quốc quả tròn dài, vỏ mỏng. Hồng tròn Đà Lạt quả ngắn hơn, màu sắc bên ngoài cũng đồng đều hơn hồng Trung Quốc. Đặc biệt, hồng giòn Đà Lạt có đặc điểm là một đầu hơn nhọn. Khi ăn, hồng Đà Lạt cũng sẽ giòn ngọt hơn hồng Trung Quốc.
“Còn một loại nữa được bán phổ biến ở chợ là hồng giòn Lạng Sơn. Loại này hình dáng khá đặc biệt, vuông thành nhưng quả nhỏ, vỏ dày. Và Trung Quốc không trồng loại hồng này”, bà Ánh chia sẻ.
Người này cũng cho biết, mùa hồng giòn Trung Quốc trùng với hồng giòn Việt Nam, tuy nhiên, thời gian thu hoạch kéo dài hơn khoảng 1 tháng. Thế nên, mỗi năm, lượng hồng giòn Trung Quốc nhập về Việt Nam khá lớn. Con số ước tính khoảng vài ngàn tấn, ngày cao điểm lên tới khoảng 50-60 tấn/ngày.
Hồng Lạng Sơn được dân buôn ngâm trong chậu nước cho hết vị chát
Thực tế, theo ghi nhận của PV tại chợ đầu mối Long Biên những ngày gầy đây, hồng giòn được bày bán la liệt với đủ loại khác nhau, trong đó có hồng giòn Đà Lạt, Mộc Châu, Lạng Sơn và có cả hồng giòn Trung Quốc bày bán lẫn lộn.
Theo quan sát, các loại hồng của Việt Nam thường được dân buôn bán sỉ ngâm vào nước cho nhựa ra hết, khi ăn không bị chát. Còn hồng Trung Quốc được đóng trong các thùng giấy có ghi chữ Tàu bên ngoài, chất đầy trên xe tải để tiện đổ buôn cho các mối lẻ.
Chia sẻ với PV, bà Nguyễn Thị Ánh, tiểu thương chuyên đổ buôn hồng giòn ở chợ đầu mối Long Biên (Ba Đình, Hà Nội), cho hay, có hai loại hồng giòn của Trung Quốc bán tại đây.
Hồng vuông Trung Quốc tràn ngập chợ đầu mối
Loại hồng vuông của Trung Quốc rất giống hồng vuông Mộc Châu
Cụ thể, một loại hồng giòn quả to, hình vuông hơi dẹt chứ không tròn quả, trọng lượng từ 2-3 lạng/quả. Loại hồng giòn này giống hệt với hồng giòn Mộc Châu nên dân buôn ở chợ lẻ thường lấy nhập hàng Trung Quốc về “gắn mác” hồng Mộc Châu để dễ bán, giá cao hơn.
Loại thứ hai là hồng giòn quả tròn nên dân buôn bán nhỏ lẻ hay nhập nhèm về nguồn gốc, nhập hồng giòn Trung Quốc ở chợ đầu mối về chợ lẻ lại bán cho người dân lại nói là hàng Đà Lạt.
“Không biết các loại hồng Trung Quốc có độc hại gì không nhưng cứ nghe nói đến hàng Trung Quốc là tôi e ngại không muốn mua. Vì thế, để dễ bán, dân buôn thường quảng cáo là hàng đặc sản của Việt Nam”, bà Ánh nói.
Dù hồng giòn Trung Quốc có hình thức khá giống hồng Việt nhưng nếu tinh ý, khi đi mua người dân vẫn có thể nhận biết được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng Việt Nam.
Hồng trung khác có hình dáng khác hồng giòn Đà Lạt
Hồng giòn Đà Lạt
Đơn cử như, với loại hồng vuông Trung Quốc, nếu so về hình dáng, kích thước cũng như màu sắc bên ngoài giống hệt với hồng giòn Mộc Châu. Tuy nhiên, khi bổ quả hồng vuông Trung Quốc ra sẽ thấy thịt quả màu hơi vàng nhạt, ăn chỉ hơi giòn và hơi mềm. Còn hồng vuông Mộc Châu vỏ vàng đỏ, thịt hồng cứng có vàng cam, ăn giòn, thơm.
Riêng với loại hồng tròn, dù có hình dáng mẫu mã gần giống nhau nhưng nhìn bề ngoài sẽ vẫn có thể phân biệt được hàng Trung Quốc với hàng Việt Nam. Bởi, hồng Trung Quốc quả tròn dài, vỏ mỏng. Hồng tròn Đà Lạt quả ngắn hơn, màu sắc bên ngoài cũng đồng đều hơn hồng Trung Quốc. Đặc biệt, hồng giòn Đà Lạt có đặc điểm là một đầu hơn nhọn. Khi ăn, hồng Đà Lạt cũng sẽ giòn ngọt hơn hồng Trung Quốc.
“Còn một loại nữa được bán phổ biến ở chợ là hồng giòn Lạng Sơn. Loại này hình dáng khá đặc biệt, vuông thành nhưng quả nhỏ, vỏ dày. Và Trung Quốc không trồng loại hồng này”, bà Ánh chia sẻ.
Tác giả bài viết: Như Băng