Nghi can Trịnh Xuân Thanh có bị dẫn độ nếu đang lưu trú ở Đức?
- 14:20 17-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
"Đức vẫn có thể dẫn độ nghi can cho Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại, dù hiệp định giữa hai nước đã hết hiệu lực, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế (Bộ Tư pháp) cho biết.
Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, ngày hôm qua đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, ra quyết định truy nã quốc tế về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, ngày 15/9, nhà chức trách đã khởi tố vụ án về cùng tội danh để làm rõ việc thất thoát gần 3.300 tỷ đồng tại PVC. Hiện cựu tổng giám đốc PVC cùng hai cấp phó và kế toán trưởng đã bị bắt.
Trước thông tin đồn thổi có thể ông Thanh đã trốn sang Đức sau khi xin phép ra nước ngoài điều trị bệnh, trao đổi với VnExpress, bà Đặng Hoàng Anh (Vụ trưởng Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp) cho biết Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức có hiệp định về tương trợ tư pháp nhưng hiện không còn hiệu lực. "Tuy nhiên, Đức vẫn có thể dẫn độ nghi can cho Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại, không cần hiệp định", bà Hoàng Anh nói.
Theo thượng tá Đào Anh Tuấn (Phó trưởng phòng cảnh sát truy nã tội phạm, Công an Hà Nội, thông thường, lệnh truy nã quốc tế được phát ra nếu cơ quan điều tra có căn cứ hoặc nghi ngờ nghi can có dấu hiệu trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, cơ quan điều tra cùng các cơ quan có thẩm quyền, phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) hoặc các quốc gia mà Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp để truy tìm, bắt và dẫn độ nghi phạm.
Với trường hợp nghi can Trịnh Xuân Thanh, ông Tuấn cho rằng lệnh truy nã quốc tế sẽ được cơ quan chức năng thuộc Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Công an) gửi cho Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol). Từ đây, Interpol quốc tế thẩm định rồi tải lên trang web của tổ chức này để phát "lệnh" trên mạng toàn cầu. Các nước tham gia tổ chức Interpol sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra của Việt Nam truy bắt Trịnh Xuân Thanh trên toàn thế giới.
Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, dẫn độ tội phạm là thủ tục đặc biệt trong hoạt động tố tụng hình sự quốc tế và được thực hiện chủ yếu dựa trên các Điều ước quốc tế đa phương và Điều ước quốc tế song phương, nhằm trao trả người có hành vi phạm tội cho quốc gia mà người đó là công dân, để quốc gia này thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng hình phạt với người phạm tội.
Đến nay Việt Nam đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều quốc gia. Trường hợp nghi can bỏ trốn đến quốc gia chưa ký kết hiệp định song phương hoặc quốc gia đó chưa gia nhập Điều ước quốc tế liên quan, việc dẫn độ tội phạm có thể được thực hiện theo sự thoả thuận giữa hai chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Trước thông tin đồn thổi có thể ông Thanh đã trốn sang Đức sau khi xin phép ra nước ngoài điều trị bệnh, trao đổi với VnExpress, bà Đặng Hoàng Anh (Vụ trưởng Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp) cho biết Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức có hiệp định về tương trợ tư pháp nhưng hiện không còn hiệu lực. "Tuy nhiên, Đức vẫn có thể dẫn độ nghi can cho Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại, không cần hiệp định", bà Hoàng Anh nói.
Theo thượng tá Đào Anh Tuấn (Phó trưởng phòng cảnh sát truy nã tội phạm, Công an Hà Nội, thông thường, lệnh truy nã quốc tế được phát ra nếu cơ quan điều tra có căn cứ hoặc nghi ngờ nghi can có dấu hiệu trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, cơ quan điều tra cùng các cơ quan có thẩm quyền, phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) hoặc các quốc gia mà Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp để truy tìm, bắt và dẫn độ nghi phạm.
Với trường hợp nghi can Trịnh Xuân Thanh, ông Tuấn cho rằng lệnh truy nã quốc tế sẽ được cơ quan chức năng thuộc Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Công an) gửi cho Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol). Từ đây, Interpol quốc tế thẩm định rồi tải lên trang web của tổ chức này để phát "lệnh" trên mạng toàn cầu. Các nước tham gia tổ chức Interpol sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra của Việt Nam truy bắt Trịnh Xuân Thanh trên toàn thế giới.
Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, dẫn độ tội phạm là thủ tục đặc biệt trong hoạt động tố tụng hình sự quốc tế và được thực hiện chủ yếu dựa trên các Điều ước quốc tế đa phương và Điều ước quốc tế song phương, nhằm trao trả người có hành vi phạm tội cho quốc gia mà người đó là công dân, để quốc gia này thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng hình phạt với người phạm tội.
Đến nay Việt Nam đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều quốc gia. Trường hợp nghi can bỏ trốn đến quốc gia chưa ký kết hiệp định song phương hoặc quốc gia đó chưa gia nhập Điều ước quốc tế liên quan, việc dẫn độ tội phạm có thể được thực hiện theo sự thoả thuận giữa hai chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Nghi can Trịnh Xuân Thanh đang bị phát lệnh truy nã quốc tế. Ảnh: Công an nhân dân
Sai phạm liên quan ông Trịnh Xuân Thanh bị phát giác khi đầu tháng 6/2016, báo chí thông tin về việc Phó chủ tịch Hậu Giang được đưa đón bằng xe tư nhân Lexus LX570 trị giá hơn 5 tỷ đồng, nhưng gắn biển xanh; tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty PVC, nơi ông Thanh từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong năm 2007-2013, dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ nhưng ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát... Hậu quả, doanh nghiệp này mắc nhiều sai phạm và thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).
Ủy ban Kiểm tra chỉ ra, những vi phạm, thua lỗ nêu trên là nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Với cương vị người đứng đầu, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính.
Ông Thanh sau khi rời PVC ngập trong thua lỗ đã được luân chuyển nhiều chức vụ khác nhau ở Bộ Công Thương như Phó chánh văn phòng Bộ, Trưởng đại diện Bộ tại Đà Nẵng, Vụ trưởng... trước khi giữ cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Hiện sau những lùm xùm bị phát hiện, ông Thanh bị hủy tư cách đại biểu Quốc hội. Ngày 8/9, Ban Bí thư kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với ông Thanh.
Hơn một tháng qua, ông Thanh xin nghỉ phép ra nước ngoài để trị bệnh gout, đã đến thời hạn đi làm nhưng chưa thấy trở lại nhiệm sở. Số điện thoại ông thường sử dụng, nhiều ngày không liên lạc được.
Tác giả bài viết: Mai Chi