Bên trong chợ thuốc làm từ động vật ở Trung Quốc
- 14:17 16-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bộ phận sinh dục của gấu, móng hổ, hàm cá sấu, đầu rắn chỉ là vài mặt hàng tiêu biểu trong vô số thứ được bán tại những khu chợ thuốc ở Quảng Đông, Trung Quốc.
Theo y học cổ truyền, người Trung Quốc tin rằng thảo dược và những phương thuốc từ thiên nhiên có thể chữa được mọi bệnh tật như đau lưng, trí nhớ kém, thậm chí là ung thư. Đây là cảnh buôn bán tại khu chợ thuốc Qing Ping, một trong nhiều nơi bày bán sản phẩm thuốc từ động vật quý hiếm ở Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Spud Hilton.
Cá sấu là một trong những mặt hàng được bày bán tại chợ Qing Ping. Những người thợ tại chợ đang xử lý con cá sấu trong cửa hàng. Ảnh: Alex Thomas.
Đầu cá sấu thường được nấu cháo hoặc súp, người Trung Quốc tin rằng món ăn này có thể chữa được các bệnh về phổi và cải thiện trí nhớ. Ảnh: Alex Thomas.
Vây cá mập được bày trong chợ Haizu, Quảng Đông, Trung Quốc. Một chiếc vây cá mập trắng có thể được bán với giá 1.000 USD (hơn 22 triệu đồng). Ảnh: Alex Thomas.
Đến chợ Qing Ping, người ta có thể tìm thấy dương vật và tinh hoàn của gấu. Những bộ phận này được cho có tác dụng kích thích chuyện giường chiếu của cánh mày râu. Ảnh: Alex Thomas.
Trong lịch sử phát triển, y học cổ Trung Quốc đưa ra danh sách 1.500 loài động vật có thể dùng để chữa bệnh, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là hình ảnh của dương vật hổ, một trong những thứ dùng trong bài thuốc tăng cường sinh lực cho nam giới. Ảnh: Alex Thomas.
Người Trung Quốc tin rằng máu rắn có tác dụng nâng cao khả năng chăn gối của nam giới, còn phần thịt bổ dưỡng cho thị lực và xương cốt. Ảnh: Alex Thomas.
Thịt rắn khô được bày bán tại chợ Qing Ping. Sun, một tiểu thương cho biết, hiện chợ không có nhiều loài rắn quý hiếm để bán vì chúng dần tuyệt chủng, chính quyền cũng quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, anh cũng thừa nhận mọi người vẫn lén bán. Vì nếu anh không bán thì sẽ có người khác làm, do nhu cầu thị trường rất cao. Ảnh: Alex Thomas.
Một thương lái đang rao bán bàn chân của một con hổ Bengal với giá 3.000 USD (hơn 66 triệu đồng). Ảnh: Alex Thomas.
Móng hổ được cân đo kỹ lưỡng trước khi trả giá. Ảnh: Alex Thomas.
Một con rùa hoa nằm trong tay người mua hàng. Theo y học Trung Quốc, thịt rùa có tác dụng chữa ung thư. Ảnh: Alex Thomas.
Từ 2008 đến nay, tổ chức SCNS - Cộng đồng bảo vệ tự nhiên Nam Trung Quốc, đã có nhiều chiến dịch lớn nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Họ đã thực hiện nhiều cuộc giải cứu động vật hoang dã bị buôn bán trái phép. Trong ảnh là hai con kỳ nhông được SCNS cứu hộ và chuẩn bị thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: Alex Thomas.
Tác giả bài viết: Phạm Huyền