Trại gà 'tiến vua' của chàng trai xứ Lạng
- 13:49 15-09-2016
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhận thấy làm nông nghiệp chỉ dựa vào cây lúa khó phát triển, anh Pai đánh liều mua gà 6 cựa vùng núi Mẫu Sơn về nuôi và hiện có trong tay hơn 1.000 con.
Sinh ra trong gia đình thuần nông, anh Nông Văn Pai (30 tuổi, trú xã Như Khuê, Lộc Bình, Lạng Sơn) ngay từ sớm đã khao khát tìm kiếm con đường làm giàu cho bản thân. Học xong trung học, anh xin bố mẹ đi xuất khẩu lao động tại Malaysia 3 năm, về nước anh vào Đồng Nai làm công nhân một thời gian khá dài. Năm 2012, anh Pai trở lại quê xây dựng gia đình và lập nghiệp.
Được bố mẹ chia cho vài sào ruộng nước, canh tác quanh năm cũng chỉ đủ ăn, anh Pai xoay xở nuôi thêm lợn nái. Anh dồn tất cả số tiền tích cóp bấy lâu và vay thêm vốn ngân hàng đầu tư cho đàn lợn 30 con gồm cả lợn nái. Trong thời gian nuôi lợn, anh Pai xây chuồng trại chăn thả gà và nhận ra giống gà 6 cựa có hiệu quả kinh tế cao được nhiều người tìm mua. Sau nhiều đêm suy nghĩ, đầu năm 2015 anh quyết định bán hết lợn để mua giống gà được mệnh danh là gà “tiến vua” về thả.
Ban đầu, anh Pai chỉ mua 30 con mái và trống để phối giống. Anh cho biết gà 6 cựa sống trên vùng núi Mẫu Sơn có khí hậu lạnh hơn so với dưới thấp, nên khi đem về nuôi gặp không ít khó khăn. Có nhiều con chưa kịp lớn đã chết do bệnh tật. Chưa nuôi giống gà này bao giờ nên anh phải mò mẫm kinh nghiệm thông qua người thân và tự mình đúc rút.
Anh Pai dùng tre, lưới quây lại sau khi ấp nở gà con. Ảnh: Hồng Vân
“Gà 6 cựa đem về dưới này sức đề kháng kém hơn hẳn, dễ mắc bệnh, có lúc bị dịch chết đến hơn 200 con, xót tiền của công sức bỏ ra nên tôi thường tìm tài liệu trên internet xem biểu hiện bệnh như thế nào rồi mua thuốc cho gà, lâu dần cũng thành quen và có kinh nghiệm phòng chống”, anh Pai chia sẻ.
Anh cho biết, gà của anh lai giữa gà mái ta và gà trống 6 cựa, sẽ đẻ ra khoảng 30% trứng gà 6 cựa, nhưng sức đề kháng cao hơn. Anh nhốt riêng các loại gà, lớn nhỏ khác nhau để chăm sóc, dọn dẹp chuồng trại thuận tiện. Thức ăn nuôi gà anh Pai tiết kiệm bằng cách tận dụng nguồn có sẵn, nấu bỗng rượu trộn cám gạo, ngô, cây chuối và cỏ nên thịt gà chắc, ngon và không bị bở. Ngoài nuôi nhốt chuồng, anh Pai thường thả gà ra tự nhiên tự kiếm mồi.
Tổng đàn gà hiện tại của anh gần 1.000 con, lúc cao điểm anh Pai nuôi hơn 2.000 con cả gà ta lẫn gà 6 ngón. Anh chuyên cung cấp gà 6 cựa cho các nhà hàng, quán ăn, ngoài ra thương lái và khách quen có nhu cầu sẽ gọi điện trước rồi tự đến tận nhà mua. Gà ta anh bán giá 120.000 đến 130.000 đồng một kg, gà 6 cựa bán 160.000-180.000 đồng một kg. Anh bán xoay vòng, xen kẽ các thời điểm để đảm bảo luôn có nguồn hàng cho khách.
Cuối năm ngoái, anh Pai đầu tư mua máy ấp trứng, bởi để gà ấp tự nhiên sẽ xảy ra tình trạng các con mái tranh nhau ấp, trứng bị vỡ nhiều. “Gà 6 cựa đầu ra và giá cả khá ổn định, tôi không cần mang ra chợ bán. Mỗi lứa gà phải nuôi từ 5 đến 6 tháng mới dám bán cho khách vì thời điểm đó gà đủ lớn, thịt ngọt, ngon hơn, bán sớm quá ăn mất ngon mà cũng mất uy tín”, anh Pai tâm sự.
Mỗi năm trừ mọi chi phí, anh Pai thu về hơn 100 triệu đồng từ chăn nuôi, trồng trọt. Sắp tới, anh tiếp tục đầu tư chuồng trại, mở rộng mô hình chăn nuôi gà 6 cựa trên đất đồi.
Anh Pai chỉ ra điểm đặc biệt của gà 6 cựa. Ảnh: Hồng Vân
Được bố mẹ chia cho vài sào ruộng nước, canh tác quanh năm cũng chỉ đủ ăn, anh Pai xoay xở nuôi thêm lợn nái. Anh dồn tất cả số tiền tích cóp bấy lâu và vay thêm vốn ngân hàng đầu tư cho đàn lợn 30 con gồm cả lợn nái. Trong thời gian nuôi lợn, anh Pai xây chuồng trại chăn thả gà và nhận ra giống gà 6 cựa có hiệu quả kinh tế cao được nhiều người tìm mua. Sau nhiều đêm suy nghĩ, đầu năm 2015 anh quyết định bán hết lợn để mua giống gà được mệnh danh là gà “tiến vua” về thả.
Ban đầu, anh Pai chỉ mua 30 con mái và trống để phối giống. Anh cho biết gà 6 cựa sống trên vùng núi Mẫu Sơn có khí hậu lạnh hơn so với dưới thấp, nên khi đem về nuôi gặp không ít khó khăn. Có nhiều con chưa kịp lớn đã chết do bệnh tật. Chưa nuôi giống gà này bao giờ nên anh phải mò mẫm kinh nghiệm thông qua người thân và tự mình đúc rút.
Anh Pai dùng tre, lưới quây lại sau khi ấp nở gà con. Ảnh: Hồng Vân
“Gà 6 cựa đem về dưới này sức đề kháng kém hơn hẳn, dễ mắc bệnh, có lúc bị dịch chết đến hơn 200 con, xót tiền của công sức bỏ ra nên tôi thường tìm tài liệu trên internet xem biểu hiện bệnh như thế nào rồi mua thuốc cho gà, lâu dần cũng thành quen và có kinh nghiệm phòng chống”, anh Pai chia sẻ.
Anh cho biết, gà của anh lai giữa gà mái ta và gà trống 6 cựa, sẽ đẻ ra khoảng 30% trứng gà 6 cựa, nhưng sức đề kháng cao hơn. Anh nhốt riêng các loại gà, lớn nhỏ khác nhau để chăm sóc, dọn dẹp chuồng trại thuận tiện. Thức ăn nuôi gà anh Pai tiết kiệm bằng cách tận dụng nguồn có sẵn, nấu bỗng rượu trộn cám gạo, ngô, cây chuối và cỏ nên thịt gà chắc, ngon và không bị bở. Ngoài nuôi nhốt chuồng, anh Pai thường thả gà ra tự nhiên tự kiếm mồi.
Tổng đàn gà hiện tại của anh gần 1.000 con, lúc cao điểm anh Pai nuôi hơn 2.000 con cả gà ta lẫn gà 6 ngón. Anh chuyên cung cấp gà 6 cựa cho các nhà hàng, quán ăn, ngoài ra thương lái và khách quen có nhu cầu sẽ gọi điện trước rồi tự đến tận nhà mua. Gà ta anh bán giá 120.000 đến 130.000 đồng một kg, gà 6 cựa bán 160.000-180.000 đồng một kg. Anh bán xoay vòng, xen kẽ các thời điểm để đảm bảo luôn có nguồn hàng cho khách.
Cuối năm ngoái, anh Pai đầu tư mua máy ấp trứng, bởi để gà ấp tự nhiên sẽ xảy ra tình trạng các con mái tranh nhau ấp, trứng bị vỡ nhiều. “Gà 6 cựa đầu ra và giá cả khá ổn định, tôi không cần mang ra chợ bán. Mỗi lứa gà phải nuôi từ 5 đến 6 tháng mới dám bán cho khách vì thời điểm đó gà đủ lớn, thịt ngọt, ngon hơn, bán sớm quá ăn mất ngon mà cũng mất uy tín”, anh Pai tâm sự.
Mỗi năm trừ mọi chi phí, anh Pai thu về hơn 100 triệu đồng từ chăn nuôi, trồng trọt. Sắp tới, anh tiếp tục đầu tư chuồng trại, mở rộng mô hình chăn nuôi gà 6 cựa trên đất đồi.
Tác giả bài viết: Hồng Vân